Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bước đầu tìm hiểu từ ngữ xưng gọi trong tiếng Pà Thẻn
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
146.3 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1937

Bước đầu tìm hiểu từ ngữ xưng gọi trong tiếng Pà Thẻn

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 2/N¨m 2008

10

BƯỚC ĐẦU TÌM HIỂU TỪ NGỮ XƯNG GỌI TRONG TIẾNG PÀ THẺN

Nguyễn Thu Quỳnh (Trường ĐH Sư phạm-ĐH Thái Nguyên)

1. Đặt vấn đề

Pà Thẻn (còn có các tên gọi khác là Pà Hưng, Mèo Đỏ, Mèo Hoa, Mèo Lài, Mán Pa

Sèng, Mán Pa Teng, Bát Tiên Tộc...) là một trong 54 dân tộc ở nước ta, có dân số là 5.569

người (1999), cư trú chủ yếu ở hai tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang. Với số dân thuộc loại rất ít,

lại sống xen kẽ với các dân tộc khác (Kinh, Tày, Hmông…), dân tộc Pà Thẻn hiện đang có nguy

cơ mất dần những nét bản sắc trong văn hoá của mình hoặc bị pha trộn với các dân tộc khác.

Tiếng Pà Thẻn cũng đứng trước tình trạng này: được sử dụng ít dần ở thế hệ trẻ, phạm vi giao

tiếp có xu hướng bị thu hẹp, mức độ sử dụng ít đi, không có ngôn ngữ văn học… Chính vì vậy

việc nghiên cứu tiếng Pà Thẻn có thể góp một phần giúp ngôn ngữ này thoát khỏi sự tiêu vong.

Tuy nhiên, việc tìm hiểu ngôn ngữ Pà Thẻn từ trước đến nay chưa nhận được nhiều sự quan tâm

đúng mức. Người đầu tiên nghiên cứu về tiếng Pà Thẻn ở Việt Nam là Nguyễn Minh Đức với

bài viết Bước đầu tìm hiểu tiếng nói và chữ viết Pà Hưng (Pà Thẻn)(1972) - đề cập đến một vài

nét về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và chữ viết của ngôn ngữ Pà Thẻn. Tại Hội thảo quốc tế về

Việt Nam học (15 - 17/7/1998), các tác giả J. A. Edmondson, K. J. Gregerson và Nguyễn Văn

Lợi cũng trình bày báo cáo với nhan đề Vài khía cạnh của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở miền

cực bắc Việt Nam: Dân tộc Đồng, Thuỷ, Pà Thẻn của hai tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang. Mục

đích của nhóm tác giả trên là tìm kiếm ngôn ngữ nguyên bản của các dân tộc ở miền cực bắc

Việt Nam, trong đó có dân tộc Pà Thẻn. Trong phạm vi của bài viết này, chúng tôi xin trình bày

những hiểu biết ban đầu về từ ngữ xưng gọi, một khía cạnh nhỏ trong tiếng Pà Thẻn - vấn đề mà

lâu nay chưa được nhà nghiên cứu nào để tâm tìm hiểu.

2. Kết quả nghiên cứu

“Xưng gọi” hiểu theo nghĩa phổ thông, là cách tự xưng đối với bản thân và gọi người

khác, để biểu thị tính chất của mối quan hệ với nhau trong giao tiếp. Cũng như trong rất nhiều

các ngôn ngữ khác, để thể hiện hành vi “xưng gọi” người Pà Thẻn cũng tự gọi (xưng) bản thân

(ngôi thứ nhất- chủ thể của lời nói), gọi người nghe (ngôi thứ hai - người đối thoại với mình),

gọi sự vật, hiện tượng khác người nói và người nghe (ngôi thứ ba), với sự phân biệt cơ bản là số

ít và số nhiều. Ngoài các từ ngữ xưng gọi thực thụ (hay còn gọi là “chính danh, chính hiệu, đích

thực”), người Pà Thẻn còn dùng các danh từ thân tộc, tên riêng, thậm chí cả cách gọi trống

không… Những cách gọi không thực thụ này hết sức linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh, quan hệ

và ý định của người nói. Sau đây tác giả xin trình bày những nhận xét bước đầu về hệ thống các

từ ngữ người Pà Thẻn dùng để xưng gọi.

2.1. Từ ngữ xưng gọi thực thụ

Dân tộc Pà Thẻn chưa có chữ viết theo hệ Latin. Để tiện trình bày, trong bài viết chúng tôi

dùng chữ Quốc ngữ để “phiên âm” (trừ một vài âm đặc biệt phải dùng kí hiệu phiên âm quốc tế - IPA).

Để tự gọi mình (ngôi thứ nhất - số ít), người Pà Thẻn dùng từ vòng. Ngôi thứ nhất số

nhiều có sự phân biệt: loại trừ (loại trừ người nghe): vòng βư; gộp (gộp cả người nói và người

nghe): pư. Để gọi người đối thoại với mình (người nghe) ở ngôi thứ hai số ít, người Pà Thẻn

dùng múng. Tương tự như cách xưng gọi ở ngôi thứ nhất số nhiều, để chỉ ngôi thứ hai số nhiều

tiếng Pà Thẻn thêm yếu tố βư vào sau múng:múng βư hoặc chỉ dùng βư. Hai cách dùng này

tương đương, không có sự phân biệt, chủ yếu phụ thuộc vào thói quen của người sử dụng.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!