Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết từ cây cỏ lào (eupatorium odoratum l. king et robinson) đến sự thay đổi một số chỉ số sinh lý máu của chuột nhắt trắng (mus musculus var. albino).
PREMIUM
Số trang
52
Kích thước
1.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1587

Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết từ cây cỏ lào (eupatorium odoratum l. king et robinson) đến sự thay đổi một số chỉ số sinh lý máu của chuột nhắt trắng (mus musculus var. albino).

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

C N N

C SƢ P M

KHOA SINH

K ÓA LUẬN TỐT N ỆP C

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG

CỦA DỊCH CHIẾT TỪ CÂY CỎ LÀO (Eupatorium

odoratum l. King et Robinson) ĐẾN SỰ THAY ĐỔI

MỘT SỐ CHỈ SỐ SINH LÝ MÁU CỦA CHUỘT

NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var.Albino)

Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Hồng Hạnh

Chuyên ngành : Cử nhân Sinh Môi Trường

Người hướng dẫn : Nguyễn Công Thùy Trâm

2

MỞ ẦU

1. Lý do chọn đề tài

Trong cơ thể con người, máu là một thành phần không thể thiếu và đóng vai

trò rất quan trọng trong việc duy trì sự sống. Với khả năng vận chuyển chất dinh

dưỡng và năng lượng máu tham gia vào quá trình trao đổi chất và năng lượng giữa

các cơ quan, ngoài ra máu con có khả năng bảo vệ cơ thể.

Trong thành phần cấu trúc của máu thì bên cạnh huyết tương còn có các yếu tố

hữu hình là các TB hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Hàm lượng các yếu tố này được

xem như là những chỉ tiêu sinh lý quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức

khỏe cơ thể. Vì những ý nghĩa đặc biệt đó mà các nhà khoa học từ nhiều thế kỷ qua

đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu trên rất nhiều lĩnh vực về máu. Một trong những

hướng nghiên cứu mới là việc tìm ra các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng tốt

đến máu do ưu điểm chính của các thảo dược này là ít gây tác dụng phụ và hiệu quả

điều trị là tương đối bền vững. Điều này đã được khẳng định qua các thành tựu, các

công trình nghiên cứu y học cổ truyền tại Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam….

Cây cỏ lào là một trong những cây thuốc đã được sử dụng từ lâu đời trên thế

giới cũng như Việt Nam. Trong y học dân tộc, thông thường ta hay dùng lá tươi

cầm máu vết thương, các vết cắn chảy máu không cầm. Cũng được dùng chữa bệnh

lỵ cấp tính và bệnh ỉa chảy của trẻ em, chữa viêm đại tràng đau nhức xương, viêm

răng lợi, chữa ghẻ, lở, nhọt độc… cũng có hiệu quả cao. Tuy nhiên, những minh

chứng về liều lượng của dịch chiết từ cây cỏ lào ảnh hưởng như thế nào đối với

từng chỉ số máu là chưa được chú ý nghiên cứu.

Xuất phát từ những cơ sở lý luận trên, chúng tôi tiến hành chọn đề tài: “BƯỚC

ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT TỪ CÂY CỎ LÀO

(Eupatorium odoratum l. King et Robinson) ĐẾN SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ

SỐ SINH LÝ MÁU CỦA CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var.Albino)”.

2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

3

a. Mục tiêu nghiên cứu:

- Bước đầu nghiên cứu sự thay đổi một số chỉ số sinh lý máu của chuột nhắt

trắng dưới tác dụng của dịch chiết từ cây cỏ lào (Eupatorium odoratum L. King et

Robinson) nhằm góp phần bổ sung tư liệu trong việc nghiên cứu tác dụng của cây

cỏ lào đến chỉ số máu ở động vật thực nghiệm

- Góp phần bổ sung nguồn tư liệu làm cơ sở để nghiên cứu tác dụng của dịch

chiết từ cây cỏ lào đến hiệu quả phòng và trị bệnh ở con người.

b. Nhiệm vụ cụ thể:

Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết từ cây cỏ lào đến:

- Số lượng các yếu tố hữu hình: hồng cầu, bạch cầu trong máu chuột nhắt

trắng.

- Hàm lượng Hemoglobin trong máu chuột nhắt trắng.

- Thời gian máu đông, thời gian máu chảy của chuột nhắt trắng.

4

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. ại cƣơng về cây cỏ Lào (Eupatorium odoratum L.; Chromolaena

odorata King & Robinson)

1.1.1. Tên gọi cây cỏ lào

Tên khoa học: Eupatorium odoratum L.; Chromolaena odorata King &

Robinson

Thuộc Chi Chromolaena

Họ : Cúc Asteraceae

Bộ : Cúc Asterales

Lớp: Ngọc Lan Magnoliopsida

Ngành: Magnoliophyta.[10]

Tên gọi khác: yên bạch, cỏ hôi, cỏ Việt Minh, cây cộng sản, lốp bốp, cây ba

bớp, cây phân xanh, cỏ Nhật…[7], [10].

Hình thái và phân bố cây cỏ lào:

 Mô tả hình thái [10].

Thân: cây thảo, mọc thành bụi. Thân cao khoảng 2m, cành nằm ngang, có lông

mịn.

Lá: mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép lá có răng, cuống lá dài 1 – 2cm, lá có

gân chính.

Hoa: cây có nhiều hoa, cụm hoa xếp thành ngụ kép, mỗi cụm hoa có bao chung

gồm nhiều lá bắc xếp 3 – 4 hàng, cây ra hoa vào cuối mùa đông và đầu mùa xuân.

Trái: trái bế hình thoi, 5 cạnh, có lông.

Hình 1.1: Cây cỏ lào

5

 Phân bố, trồng trọt và thu hái [2], [10].

Cây cỏ lào có nguồn gốc ở Nam Mỹ. Cho đến nay người ta phát hiện ra cây

mọc hoang ở các nước nhiệt đới thuộc Châu Á (tỉnh Vân Nam, Quảng Đông của

Trung Quốc). Ở Việt Nam, cây mọc phổ biến ở các nơi đất hoang, nhiều nhất là ven

rừng thưa ở các tỉnh thuộc miền Bắc, ở vùng đồi hoang trung du. Cỏ lào mọc rất

khỏe, phát tiển nhanh trong mùa mưa. Cây có khả năng tái sinh rất mạnh cho năng

suất cao từ 20 – 30 tấn/ha. Có thể thu hái lá và toàn cây quanh năm.

Bộ phận sử dụng: toàn cây gồm lá, thân, rễ nhưng trong đó lá được sử dụng

chủ yếu do tác dụng của nó là mạnh nhất.

1.1.2. Tác dụng dược lý.[2], [10], [27].

- Tác dụng chống viêm: lá, thân, rễ cỏ lào đều có tác dụng chống viêm, nhưng

tác dụng từ lá là tốt nhất.

- Tác dụng kháng khuẩn: nước sắc cỏ lào có tác dụng ức chế vi khuẩn gây mủ

trên vết thương và ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.

- Cầm máu, liền sẹo: cao chiết với cồn của các bộ phận trong cây cỏ lào trừ rễ

có tác dụng chống co thắt cơ trơn gây bởi histamin và acetycholin trên hồi tràng cô

lập chuột lang.

- Rút ngắn thời gian điều trị vết thương: khi sử dụng cao lá cỏ lào để điều trị

tại chỗ vết thương phần mềm nhiễm khuẩn và vết thương phần mềm lâu liền và đã

chứng minh cỏ lào có những tác dụng sau:

+ Làm giảm tiết dịch, giảm mùi hôi, hoại tử rụng nhanh hơn hẳn nhóm đối

chứng.

+ Làm rút ngắn thời gian điều trị vết thương do thúc đẩy nhanh quá trình loại

bỏ hoại tử, tân tạo mô hạt và liền sẹo.

- Ức chế sự sinh trưởng in vitro và in vivo của các chủng vi khuẩn gây nhiễm

khuẩn vết thương như tụ cầu khuẩn vàng, Escherichia coli, Proteus, trực khuẩn mủ

xanh.

- Ngoài ra, cây cỏ lào còn dùng để chữa tiêu chảy, kiết lỵ, đau nhức xương,

ghẻ lở, phòng và trị đỉa cắn. Mỗi chế phẩm từ cao lá cỏ lào chữa một số bệnh về

răng miệng. Cỏ lào còn dùng chữa bỏng và vết thương phần mềm.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!