Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa (phyllanthus urinaria l.) đến sự thay đổi một số chỉ số sinh lý máu của chuột nhắt trắng (mus musculus var.albino).
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
1
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA SINH
----------
NGUYỄN THỊ KIM TIẾN
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT TỪ CÂY CHÓ
ĐẺ RĂNG CƯA (Phyllanthus urinaria L.) ĐẾN SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ
SINH LÝ MÁU CỦA CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var.Albino)”.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
2
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong cơ thể con người, máu là một thành phần không thể thiếu và đóng vai trò
rất quan trọng trong việc duy trì sự sống. Máu không chỉ tham gia vào việc vận chuyển
chất dinh dưỡng và trao đổi khí giữa các cơ quan trong cơ thể mà còn mang các chất thải
của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết, đồng thời bảo vệ cơ thể chống lại sự
xâm nhập của các yếu tố độc hại. Máu còn có ý nghĩa đặc biệt duy trì sự ổn đinh thân
nhiệt và góp phần chống lại bệnh tật.
Trong thành phần cấu trúc của máu thì bên cạnh huyết tương còn có các yếu tố
hữu hình là các TB hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Hàm lượng các yếu tố này được xem
như là những chỉ tiêu sinh lý quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe cơ
thể. Vì những ý nghĩa đặc biệt đó mà ngày càng có những nghiên cứu về máu, một trong
những hướng nghiên cứu mới là việc tìm ra các loại thảo dược thiên nhiên có tác dụng
tốt đến máu.
Cây chó đẻ răng cưa là một trong những cây thuốc đã được sử dụng từ lâu trên
thế giới cũng như ở Việt Nam. Trong Y học dân tộc cây này được sử dụng làm thuốc để
chữa nhiều loại bệnh như đau viêm họng, mụn nhọt, viêm da, lở ngứa, sản huyết đau
bụng, trẻ em tưa lưỡi, chàm má, bệnh viêm gan… rất có hiệu quả. Tuy nhiên, những
chứng minh cụ thể về liều lượng của dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa ảnh hưởng ra sao
đối với từng chỉ số máu là chưa được chú ý nghiên cứu.
Trong nghiên cứu y sinh các động vật thực nghiệm như: chuột, thỏ, chó, khỉ...
được sử dụng phổ biến, mỗi năm có khoảng 17 đến 23 triệu con vật được sử dụng để
nghiên cứu. Trong số đó, chuột chiếm đến 95% các nghiên cứu trên mô hình động vật.
Sở dĩ số lượng chuột được sử dụng nhiều trong nghiên cứu y sinh là do kích thước nhỏ,
dễ nuôi, sinh sản nhanh, đặc biệt đời sống ngắn (2-3 năm) nên có thể theo dõi được hết
đời sống và có thể theo dõi được cả vài thế hệ. Nhưng điểm quan trọng và quý giá nhất là
đặc điểm sinh lý và di truyền học của chuột rất gần với con người, bộ gen của chuột có
98% giống bộ gen của người.
Xuất phát cơ sở lý luận và thực tiễn trên, chúng tôi tiến hành chọn đề tài
3
“BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA DỊCH CHIẾT TỪ CÂY CHÓ
ĐẺ RĂNG CƯA (Phyllanthus urinaria L.) ĐẾN SỰ THAY ĐỔI MỘT SỐ CHỈ SỐ
SINH LÝ MÁU CỦA CHUỘT NHẮT TRẮNG (Mus musculus Var.Albino)”.
Mục tiêu đặt ra cho đề tài:
- Bước đầu nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa
(Phyllanthus urinaria L.) đến sự thay đổi một số chỉ số sinh lý máu của cơ thể
chuột nhắt trắng.
- Góp phần làm cơ sở để nghiên cứu tác dụng của cây chó đẻ răng cưa đến hiệu
quả điều trị và phòng bệnh ở con người
- Giúp bản thân làm quen với công tác nghiên cứu khoa học
Nhiệm vụ cụ thể của đề tài:
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của dịch chiết từ cây chó đẻ răng cưa đến:
- Số lượng các yếu tố hữu hình: hồng cầu, bạch cầu trong máu chuột nhắt trắng.
- Hàm lượng Hemoglobin trong máu chuột nhắt trắng.
- Thời gian máu đông, thời gian máu chảy của chuột nhắt trắng.
4
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂY CHÓ ĐẺ RĂNG CƯA (Phyllanthus urinaria L.)
1.1.1. Tên gọi Cây chó đẻ răng cưa:
Tên khoa học : Phyllanthus urinaria L.
Thuộc Chi Phyllanthus, Họ Euphorbiaceae, Bộ Malpighiales, Lớp Magnoliopsida,
Ngành Magnoliophyta.[5], [7],[14]
Tên gọi khác: Diệp hạ châu (Cây có hạt tròn xếp thành hàng dưới lá), Trân châu
thảo, Diệp hạ châu đắng, Diệp hòe thái, Lão nha châu .. [1], [5], [7]
Hình thái và phân bố cây chó đẻ răng cưa:
Mô tả hình thái
Cây thảo sống hàng năm (đôi khi lâu năm). Thân cứng màu hồng, lá thuôn hay
hình bầu dục ngược, cuống rất ngắn. Lá kèm hình tam giác nhọn. Cụm hoa đực mọc ở
nách gần phía ngọn, hoa có cuống rất ngắn hoặc không có, đài 6 hình bầu dục ngược,
nhị 3 chỉ nhị rất ngắn, dính nhau ở gốc. Hoa cái mọc đơn độc ở phía dưới các cành, dài
6 hình bầu dục mũi mác, các vòi nhụy rất ngắn xẻ đôi thành 2 nhánh uốn cong, bầu
hình trứng. Quả nang không có cuống, hạt hình 3 cạnh.
Bộ phận dùng: Lá và thân
Hình 1.1 Cây chó đẻ răng cưa (Phyllanthus urinaria L., Euphorbiaceae)
Phân bố: ở Việt Nam, cây chó đẻ răng cưa thường thấy mọc hầu hết các tỉnh
trong cả nước, điển hình như: Thái Nguyên, Bắc Ninh, Nghệ An, Hà Giang… Trên thế
giới loại cây này mọc nhiều ở các nước Châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia,
Philippin, Indonexia, Myanma, Thái Lan…Chây Mỹ như: Brazil, Argentin… [1], [5]