Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bước Đầu Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Trồng Sa Nhân Tím Amomum Longiligulare T L Wu Tại Khu Vực Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Ba Vì
PREMIUM
Số trang
71
Kích thước
1.6 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1554

Bước Đầu Nghiên Cứu Một Số Biện Pháp Kỹ Thuật Trồng Sa Nhân Tím Amomum Longiligulare T L Wu Tại Khu Vực Vùng Đệm Vườn Quốc Gia Ba Vì

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP & PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

------------------------------

BÙI KIỀU HƯNG

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT

TRỒNG SA NHÂN TÍM (Amomum longiligulare T.L.Wu)

TẠI KHU VỰC VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA BA VÌ

CHUYÊN NGÀNH: LÂM HỌC

MÃ NGÀNH: 62.60.02.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC LÂM NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. VÕ ĐẠI HẢI

HÀ NỘI - 2012

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu), thuộc chi Amomum Roxb, họ

Gừng Zingiberaceae, là một trong những cây thuốc quí, có giá trị kinh tế cao được

người dân biết đến và sử dụng từ lâu đời. Đồng thời là nguồn dược liệu phục vụ nhu

cầu trong nước và xuất khẩu. Đây là vị thuốc được dùng nhiều trong các bài thuốc y

học cổ truyền Phương Đông, bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Việt

Nam và một số quốc gia khác. Hạt Sa nhân còn được dùng làm gia vị, tinh dầu

được chiết xuất sử dụng trong kỹ nghệ mỹ phẩm, chế tạo nước hoa, dầu gội đầu và

xà phòng thơm. Nhu cầu sử dụng Sa nhân tím ngày càng tăng, tuy nhiên Sa nhân

tím chủ yếu được khai thác từ rừng tự nhiên với sản lượng ngày càng giảm dần và

có nguy cơ cạn kiện.

Sa nhân tím là loài cây dễ trồng, có biên độ sinh thái rộng, thích nghi với

nhiều dạng lập địa, thu hoạch đơn giản, phù hợp với cả lao động là phụ nữ, người

già và trẻ em. Bên cạnh đó, giá trị thương mại của nó khá lớn từ 120.000 - 150.000

đồng/kg quả khô. Chính vì vậy, rất phù hợp để đưa vào trồng tại các địa phương

nông thôn, miền núi, nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo và phát triển kinh tế. Một

số nghiên cứu thử nghiệm trồng Sa nhân ở các vùng sinh thái và địa phương khác

nhau như Bình Định, Phú Yên, Lào Cai, Thái Nguyên,… Kết quả bước đầu cho

thấy các mô hình trồng Sa nhân đã ra hoa quả và có triển vọng. Song các kết quả

nghiên cứu này còn nhỏ lẻ, phân tán, chưa đề cập toàn diện đến vấn đề trồng thâm

canh Sa nhân tím cũng như gây trồng Sa nhân tím cho từng dạng lập địa và vùng

sinh thái cụ thể.

Vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên địa bàn 7 xã Minh Quang, Khánh

Thượng, Tản Lĩnh, Ba Trại, Ba Vì, Yên Bài và Vân Hoà của Thành phố Hà Nội với

tổng diện tích tự nhiên là 35.000 ha, dân số 77.600 người, trong đó 35% là người

dân tộc (Mường, Dao). Thực hiện chủ trương giao đất giao rừng theo Nghị định số

01/CP và 02/CP của Chính phủ, các hộ gia đình ở đây đã được giao 18.000 ha đất,

trong đó có 4.000 ha đất rừng khoanh nuôi phục hồi. Đây là vùng có tiềm năng rất

lớn về tài nguyên đất đai và sức lao động, tuy nhiên việc sử dụng các nguồn lực này

2

chưa hiệu quả, đất đai chủ yếu là vườn tạp, nương rẫy trồng chè, sắn, keo,… với

năng suất thấp nên hiệu quả kinh tế chưa cao. Từ thực tiễn đó việc đưa Sa nhân tím

vào trồng ở đây là giải pháp mang tính đột phá nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu

cây trồng theo hướng trồng cây LSNG có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm

nghèo và phát triển kinh tế địa phương.

Tuy nhiên, lỗ hổng ở đây chính là kỹ thuật trồng thâm canh Sa nhân tím như:

Độ tàn che thích hợp; chế độ bón phân; mật độ số nhánh Sa nhân/m2

; chế độ chăm

sóc hàng năm (làm cỏ, cắt bỏ nhánh già, tỉa thưa điều chỉnh mật độ, điều tiết độ tàn

che,...); phòng trừ sâu bệnh hại, phòng chống động vật ăn quả Sa nhân như: Chồn;

Sóc, Chuột... là những vấn đề hiện nay chưa được giải đáp cụ thể sao cho phù hợp

nhất với sinh thái vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì. Chính vì vậy, cần phải nghiên

cứu để xây dựng và hoàn chỉnh hướng dẫn kỹ thuật trồng Sa nhân tím cho năng suất

cao.

Xuất phát từ thực tế đó, đề tài “Bước đầu nghiên cứu một số biện pháp kỹ

thuật trồng Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.L.Wu) tại khu vực vùng đệm

Vườn Quốc gia Ba Vì ” được đ t ra là rất cần thiết, có ngh a lớn cả về l luận và

thực tiễn.

Luận văn đã kế thừa và có bổ sung một số nội dung từ đề tài cấp Thành phố

“Nghiên cứu kỹ thuật trồng thâm canh cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare

T.L.Wu) tại một số xã vùng đệm Vườn Quốc gia Ba Vì, Hà Nội”; do chính tác giả

làm chủ nhiệm đề tài.

3

Chƣơng 1

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Trên thế giới

1.1.1. Giá trị và công dụng

Sa nhân là vị thuốc quí được sử dụng phổ biến trong Y học cổ truyền tại

Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Malaixia, Thái Lan, Lào và Việt Nam. Bên cạnh giá

trị sử dụng làm thuốc, Sa nhân còn được dùng làm gia vị ho c chiết suất lấy tinh

dầu dùng trong kỹ nghệ mỹ phẩm [2], [6],[13].

Dược liệu Sa nhân của Việt Nam [2], [6], được khai thác chủ yếu từ cây mọc

tự nhiên ở rừng. Trên thị trường hiện nay giá Sa nhân quả loại 1 dao động từ

120.000 -150.000 đồng/kg khô. Sa nhân hạt (quả khô bóc bỏ vỏ còn nguyên khối

hạt) xuất khẩu có thể đạt 8.083 đô la Mỹ/tấn, tương đương 170 triệu đồng Việt

Nam/tấn. Như vậy, có thể khẳng định rằng, Sa nhân cũng là loại Lâm sản ngoài gỗ

(LSNG) có giá trị kinh tế cao.

Xuất phát từ giá trị kinh tế mang lại cùng nhiều l do khác, Sa nhân đã được

nghiên cứu đưa vào trồng thêm ở một vài nước trong khu vực cũng như ở Việt

Nam.

1.1.2. Những loài Sa nhân đã được đưa vào gây trồng

Trung Quốc là nước sớm tiến hành nghiên cứu trồng cây Sa nhân. Theo tài

liệu của Viện nghiên cứu Lâm nghiệp nhiệt đới Trung Quốc, Zheng Haishui và He

Kejun (1991) cho rằng loài Sa nhân đang được trồng ở phía Nam Trung Quốc hiện

nay cho kết quả tốt nhất là Sa nhân tím (Amomum longiligulare) [30].

Trong một ấn phẩm về LSNG ở 15 quốc gia thuộc vùng nhiệt đới châu Á của

EC - FAO Partnership Programme, tháng 9 năm 2002 ở Lào có 3 loài Sa nhân mọc

tự nhiên đã được người dân đưa vào trồng là: A. longiligulare trồng ở cao nguyên

Pôlôven; A. ovoideum và A. villosum trồng ở Chămpasắc và Sa La Van [26].

Theo Catherine Aubertin (2004) [25], trong một Dự án về LSNG ở Phông Xa

4

Lỳ (Lào), người ta đã trồng giống Sa nhân A. villosum var. xanthioides nhập từ

Trung Quốc. Sau 2 năm thử nghiệm thấy cây mọc tốt, nhưng chưa có những con số

về kết quả cuối cùng.

Như vậy, hiện đã có 3 loài Sa nhân được đưa vào trồng thêm ở các nước Lào

và Trung Quốc thì có loài Sa nhân tím (Amomum longiligulare) được quan tâm

nghiên cứu nhiều nhất.

1.1.3. Nơi trồng và điều kiện sinh thái

Tất cả các loài Sa nhân được trồng ở Lào và Trung Quốc trên đây đều có

nguồn gốc từ cây mọc tự nhiên và đều trồng được ở vùng nhiệt đới. Nơi trồng là

vùng núi có độ cao từ 350 m đến 1000m [1]. Nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng

tốt, đối với loài A. villosum trồng ở Trung Quốc từ 22 - 28oC.

* Mật độ trồng:

Theo Catherine Aubertin (2004) [25], giống Sa nhân (A.villosum var.

xanthioides) trồng ở Phông Sa Lỳ (Lào) ước tính có mật độ vào khoảng trên dưới

10.000 cây/ha.

* Chăm sóc và sản lượng:

Trong những tài liệu về trồng Sa nhân ở nước ngoài hiện có thấy chỉ có một

tài liệu đề cập tương đối toàn diện về các khâu chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu

bệnh đối với loài Sa nhân A. villosum trồng ở Trung Quốc.

Về chăm sóc, đáng chú trọng nhất là làm cỏ 2 - 3 lần/năm, nhưng trước mùa

đông, cỏ dại được giữ lại phủ đất đề phòng có sương, tuyết. Bên cạnh đó, bón phân

được coi là biện pháp thâm canh quyết định đến năng suất Sa nhân trồng, có thể

tăng thêm từ 20 đến 50%. Phân bón gồm: phân chuồng mục, supe phốt phát và phân

đạm bón trước vụ hoa.

Ngoài ra, các tác giả của công trình này còn khuyến cáo việc điều tiết độ tàn

che luôn đảm bảo khoảng 50%. Loài Sa nhân A. villosum trồng ở Trung Quốc chưa

phát hiện sâu bệnh hại trên diện rộng. Rải rác có sâu xám cắn cây non, động vật

g m nhấm ăn quả già, cách phòng trừ bằng thuốc sâu. Do đây là công trình từ

5

những năm 1960 của thế kỷ trước nên các loại thuốc trừ sâu được đề cập, nay không

còn được phép sử dụng nữa [1].

Trong khi đó, theo Zheng Haishui & He Kejun (1991) [30], loài Sa nhân tím

A. longiligulare trồng xen với Cao su sau 3 - 4 năm bắt đầu ra hoa quả. Năng suất

trung bình 80 - 120 kg quả khô/ha/năm. Theo một tài liệu khác về trồng Sa nhân A.

xanthioides ở tỉnh U Đom Xay (Lào) cho thu hoạch 300 - 600 kg quả/ha/năm, ở đây

không nói rõ quả tươi hay quả khô.

1.2. Ở trong nƣớc

1.2.1. Về phân loại thực vật

* Tên gọi và vị trí phân loại

Các tác giả Võ Văn Chi (1997) [6], Đỗ Tất Lợi (1999) [12], Lê Mộng Chân

(2000) [4], Nguyễn Tập (2007) [22], đều thống nhất chung tên gọi Sa nhân tím (hay

còn gọi là Sa nhân) có tên khoa (Amomum longiligulare T.L.Wu), thuộc chi Sa

nhân (Amomum Roxb), họ Gừng Zingiberaceae.

Ấn phẩm Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam (2007) [8], đã mô tả chi tiết về đ c

điểm hình thái, thông tin khác về thực vật, phân bố, đ c điểm sinh học của Sa nhân

tím cụ thể.

* Hình thái

Cây thảo, sống lâu năm, cao 1,5 – 2,5 m ho c hơn. Thân rễ có các lá bẹ, mọc

bò lan chằng chịt trên m t đất. Lá mọc so le thành hai dãy, hình mác, dài 20 – 30

cm, rộng 5 – 6 cm, gốc hình nêm, đầu thuôn nhọn, mép nguyên, hai m t nhẵn, m t

trên sẫm bóng, m t dưới nhạt; cuống lá dài 5 – 10 mm; bẹ lá to, dài, có khía, lưỡi bẹ

mỏng, dài 1,5 – 3,0 cm, phần gốc ôm lấy thân.

Cụm hoa mọc từ thân rễ thành bông ngắn. Hoa 5 – 7, bao gồm lá bắc ngoài

hình bầu dục, màu nâu, lá bắc trong dạng ống; đài nhỏ dài 1.5 cm, có 3 răng nhọn;

tràng hình ống dài 1,3 – 1,5 cm, màu trắng, chia 3 thuỳ, m t ngoài có lông thưa,

thuỳ giữa hình trứng ngược, hai thuỳ bên hẹp; cánh môi gần tròn, đường kính 2,0 –

2,6 cm, mép màu vàng, có sọc đỏ ở giữa, đầu cánh môi xẻ hai thuỳ nhỏ gập ra phía

sau, chỉ nhị dài hơn bao phấn; bầu hình trụ tròn, hơi phình ở giữa, có lông trắng.

6

Quả hình cầu ho c hơi hình trứng, đường kính 1,3 – 2 cm, dài 1,5 – 2,5 cm,

m t ngoài có gai ngắn, mềm, màu tím, chia 3 ô, hạt đa dạng, có áo hạt nếm có vị

ngọt, đường kính 3 – 4 mm. Toàn cây và quả vò nát có mùi thơm.

* Các thông tin khác về thực vật

Chi Amomum Roxb. ở Việt Nam có khoảng 30 loài, trong đó có một số loài

mà quả của nó được thu hái, sử dụng với tên gọi chung là “sa nhân”. Đó là: (i)-

Amomum villosum Lour, (ii)- A. ovoideum Pierre ex Gagnep, (iii)- A. thyrsoideum

Gagnep, (iv)- Sa nhân tím (A. longiligulare T. L. Wu) kể trên.

Cả 4 loài này, đều có các đ c điểm hình thái bên ngoài của cây, cụm hoa và

quả tương đối giống nhau. Đ c điểm dễ nhận biết duy nhất là lá bẹ của sa nhân tím

(A. longiligulare T.L.Wu) dài hơn nhiều (1,5 – 3,0 cm) so với lá bẹ của 3 loài kia

(thường chỉ dài dưới 1,0 cm).

* Phân bố

Ở Việt Nam:

Quảng Nam (các huyện Đông Giang, Tây Giang, Trà My); Quảng Ngãi (Ba

Tơ, Sơn Hà, Trà Bồng, Sơn Tây, Đức Phổ); Bình Định (V nh Sơn, Vân Canh); Phú

Yên (Sông Hinh, Sơn Hoà); Khánh Hoà (Khánh Sơn, Khánh V nh); Kon Tum (Sa

Thầy); Gia Lai (K’ Bang, An Khê); Đắk Lắk (M’ Đrắk, Krông Bông, Krông Năng);

Thuộc Miền Bắc mới chỉ thấy ở Thanh Hoá (Quan Hoá); Phú Thọ (Yên Lập). Ngoài

ra, cây được trồng ở một vài địa phương khác [29].

Trên thế giới: Trung Quốc (Hải Nam) và Lào.

* Đặc điểm sinh học

Sa nhân tím là cây ưa ẩm, hơi chịu bóng ho c có thể trở nên ưa sáng khi đã

phát triển thành các quần thể nhỏ, dày đ c trên các nương rẫy cũ. Cây thường mọc

thành đám ở ven rừng kín thường xanh nguyên sinh hay đã thứ sinh, nhất là dọc

theo hành lang các khe suối; độ cao 450 – 700 m. Nhìn vào Phân bố sa nhân tím ở

Việt Nam cho thấy, cây mọc tự nhiên chủ yếu ở các tỉnh phía Nam, từ Quảng Nam

trở vào đến Bình Thuận. Những tỉnh Tập trung nhiều sa nhân tím phải kể đến:

Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai và Đắk Lắk.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!