Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà
MIỄN PHÍ
Số trang
81
Kích thước
416.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
903

bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài voọc dựa vào cộng đồng ở vườn quốc gia cát bà

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Luận văn tốt nghiệp 1

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài

Là một trong những quốc gia đang phát triển với hàng loạt những ưu

tiên cho phát triển kinh tế, Việt Nam không tránh khỏi những mâu thuẫn

mà các quốc gia khác thường gặp phải, đó là những vấn đề môi trường nảy

sinh khi các chỉ số kinh tế tăng vọt. Cùng với sự phát triển về kinh tế đó là

vấn đề sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không hợp lý gây ô nhiễm

môi trường. Hiện nay, ở Việt Nam hầu như tất cả các thành phố có hoạt

động công nghiệp phát triển đều đang trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng.

Trước tình trạng đáng báo động đó thì việc tìm giải pháp, hướng đi phù hợp

và mang lại hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường là thực sự cần thiết.

Một trong những hình thức quản lý môi trường thu được hiệu quả

cao là quản lý môi trường dựa vào cộng đồng (Community – Based

Environment Manager – CBEM). Mô hình này là một phương tiện cho

người dân trong cộng đồng tham gia vào quá trình ra quyết định. Quá trình

này đưa ra một giới hạn đầy đủ về các bên tham gia, từ đó phá vỡ những

rào cản giữa các bên liên quan và đưa ra những mục tiêu rõ ràng, tạo cơ hội

cho cộng đồng tham gia vào quá trình quản lý và xác lập khả năng tự trị.

Do đó, đây là một cơ chế quan trọng cho sự tham gia từ đó tạo hiệu quả cao

trong việc xây dựng năng lực quản lý của chính quyền địa phương.

Hiện nay, mô hình quản lý này đã và đang được áp dụng ở nhiều

vùng khác nhau trên thế giới. Các mô hình này qua thực tế đã thể hiện

nhiều ưu điểm mà công tác quản lý nhà nước không đạt được. Mô hình

quản lý môi trường dựa vào cộng đồng được áp dụng vào nhiều lĩnh vực

khác nhau, như các mô hình quản lý bảo tồn, mô hình thu gom rác tại các

phường, xã...

Ở Việt Nam, mô hình người dân tham gia vào hoạt động quản lý môi

trường không phải là hiếm thấy nhưng mô hình quản lý môi trường dựa vào

Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45

Luận văn tốt nghiệp 2

cộng đồng theo đúng nghĩa của nó thì không nhiều. Cần thiết có sự nghiên

cứu, tìm hiểu những hình thức mà người dân tham gia vào quản lý môi

trường ở nước ta và thực trạng áp dụng hình thức quản lý này.

Mô hình quản lý môi trường dựa vào cộng đồng nhằm bảo vệ loài

Voọc đầu trắng ở Vườn quốc gia Cát Bà là một mô hình tiêu biểu, điển

hình cho hình thức quản lý này. Mô hình này đang được áp dụng ở Vườn

quốc gia Cát Bà và đang tỏ ra là rất hiệu quả và có nhiều ưu việt, xứng

đáng được nghiên cứu xem xét để các vùng khác học tập kinh nghiệm, và

quảng bá rộng dãi.

Vì vậy trong khuôn khổ của luận văn em quyết định lựa chọn đề tài

“Bước đầu nghiên cứu mô hình quản lý bảo tồn loài Voọc dựa vào cộng

đồng ở Vườn quốc gia Cát Bà”

2. Mục tiêu nghiên cứu.

Trên cơ sở nghiên cứu đề tài này nhằm hướng tới các mục tiêu sau:

- Đưa ra cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý dựa vào cộng

đồng

- Nghiên cứu và phân tích, mô hình quản lý bảo tồn loài Voọc đầu

trắng dựa vào người dân ở Vườn quốc gia Cát Bà.

- Đánh giá những thành tựu, những tồn tại, khó khăn thuận lợi mà

mô hình gặp phải và đề xuất một số kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả hoạt động của mô hình.

3. ` Phương pháp nghiên cứu.

-Tổng hợp tài liệu, số liệu, phân tích , đánh giá.

- Khảo sát thực địa.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.

- Về không gian địa điểm nghiên cứu: Vườn quốc gia Cát Bà bao

gồm cả vùng lõi và vùng đệm, thời điểm nghiên cứu là năm 2006.

Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45

Luận văn tốt nghiệp 3

5. Nội dung nghiên cứu.

Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng

và thực trạng quản lý môi trường dựa vào cộng đồng ở Việt Nam.

Chương II: Nghiên cứu mô hình quản lý dựa vào cộng đồng nhằm

bảo tồn loài Voọc đầu trắng ở Vườn quốc gia Cát Bà.

Chương III: Đánh giá hiệu quả hoạt động của mô hình, những thuận

lợi, khó khăn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động.

Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45

Luận văn tốt nghiệp 4

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG VÀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ

MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở VIỆT NAM.

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DỰA VÀO CỘNG

ĐỒNG.

1.1.1 Một số khái niệm.

* Khái niệm về tài nguyên sở hữu chung

Tài nguyên sở hữu chung là tài nguyên được quản lý và sử dụng bởi

một nhóm người (không phải một người). Để quản lý tài nguyên này thì

nhóm người quản lý phải đặt ra các luật lệ và giám sát thực hiện các luật lệ

này.

Đối với tài nguyên sở hữu chung vấn đề luật lệ là rất quan trọng. Bởi

vì khi dân số phát triển hay các yếu tố về luật bị phá vỡ thì hệ thống khác

sẽ không vận hành hiệu quả nữa và chuyển sang một dạng tài nguyên khác

được gọi là tài nguyên tự do tiếp cận. Khi đó việc sử dụng tài nguyên này

không bị loại trừ và có tính cạnh tranh là cho việc khai thác tài nguyên

không bị ràng buộc, mạnh ai người ấy khai thác, khai thác cho tới khi

không thể khai thác được nữa thì thôi.

* Khái niệm cộng đồng.

Có nhiều khái niệm khác nhau về cộng đồng thông thường, cộng

đồng được hiểu là tập hợp những người có chung lịch sử hình thành, có

chung địa bàn sinh sống, có cùng luật lệ và quy định hay tập hợp những

người có cùng những đặc điểm tương tự về kinh tế- xã hội và văn hoá.

Cũng có khái niệm khác, cộng đồng là một nhóm người có chung sở

thích và lợi ích, có chung địa bàn sinh sống, có chung ngôn ngữ (hoặc loại

ngôn ngữ) và có những đặc điểm tương đồng.

Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45

Luận văn tốt nghiệp 5

Tuỳ theo lịch sử hình thành hay đặc điểm của cộng đồng, có các loại

cộng đồng sau:

- Cộng đồng người địa phương, là những người có quan hệ gần gũi

với nhau, thường xuyên gặp mặt ở địa bàn sinh sống.

- Cộng đồng những người có chung quan tâm đặc điểm, tính chất

(cộng đồng các nhà nghiên cứu khoa học, cộng đồng doanh nhân...)

- Cộng đồng những người có chung những quan tâm đặc điểm, tính

chất, màu da (cộng đồng người dân tộc thiểu số, cộng đồng người da

màu...)

- Cộng đồng có quan niệm chung về các vấn đề quan hệ xã hội, có

chung mục tiêu, quan điểm chung về giá trị, cùng tham gia vào quá trình ra

quyết định (cộng đồng ASEAN, các nước Pháp ngữ...)

* Khái niệm sự tham gia của cộng đồng.

Có nhiều cách hiểu khác nhau về sự tham gia của cộng đồng. Nhưng

theo tổ chức phát triển quốc tế Canada quan niệm :

Tham gia cộng đồng là thu hút các nhóm đối tượng mục tiêu vào các

khâu của chu trình dự án từ thiết kế, thực hiện và đánh giá dự án với mục

tiêu nhằm xây dựng năng lực của người nghèo để duy trì được cơ sở hạ

tầng và kết quả mà dự án đã tạo ra được trong quá trình thực hiện, và tiếp

tục phát triển sau khi tổ chức hay cơ quan tài trợ rút khơi dự án . Cách tiếp

cận này đựơc sử dụng khá phổ biến trong các lĩnh vực, các dự án trên thế

giới.

Trước những năm 80, các hoạt động, chương trình có mục tiêu phục vụ

cộng đồng đều được đề xuất, xây dựng và tổ chức thực hiện từ cơ quan

trung ương. Thời kì này người ta mới khuyến khích sự tham gia của các

ngành vào các chương trình, hành động. Sự hiện diện của cộng đồng là rất

ít. Vì thề tính bền vững của chương trình hay hoạt động không được đảm

bảo. Cách tiếp cận sự tham gia của cộng đồng được phát triển mạnh mẽ vào

những năm 80-90 của thế kỷ 20, đặc biệt là áp dụng cho các chương trình

Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45

Luận văn tốt nghiệp 6

của tổ chức Phi chính phủ, chương trình thí điểm liên quan nhiều đến cộng

đồng như phát triển đô thị và nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, phát triển

nông nghiệp và nông thôn, chương trình bảo vệ môi trường...Cách tiếp cận

phát triển định hướng vào cộng đồng hay còn gọi là phát triển dựa trên

cộng đồng được áp dụng phổ biến từ năm 2000. Các chương trình, dự án

phát triển định hướng cộng đồng có đặc điểm là trao cho cộng đồng quyền

kiểm soát quá trình ra quyết định và đóng góp nguồn lực vào việc lập kế

hoạch, thiết kế, thực hiện, vận hành, bảo trì những cơ sở hạ tầng.

* Khái niệm về quản lý môi trường dựa vào cộng đồng(CBEM).

Quản lý cộng đồng là phương thức bảo vệ môi trường trên cơ sở một

vấn đề môi trường cụ thể ở địa phương, thông qua việc tập hợp các cá nhân

và tổ chức cần thiết để giải quyết vấn đề đó. Phương pháp này sử dụng các

công cụ sẵn có để tập trung cải tạo hoặc bảo vệ một tài nguyên nào đó hay

tạo ra lợi ích về môi trường như dự án tái tạo năng lượng, phục hồi lưu

vực... Và đồng quản lý tài nguyên đó thông qua sự hợp tác giữa các đối tác

chính quyền, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng dân

cư.

Phương pháp quản lý môi trường dựa vào cộng đồng là lấy cộng

đồng làm trọng tâm trong việc quản lý môi trường. Đưa cộng đồng tham

gia trực tiếp vào hệ thống quản lý môi trường, họ trực tiếp tham gia trong

nhiều công đoạn của quá trình quản lý, từ khâu bàn bạc ban đầu tới việc lên

kế hoạch thực hiện, triển khai các hoạt động và nhận xét, đánh giá sau khi

thực hiện. Đây là hình thức quản lý đi từ dưới lên, thực hiện theo nguyện

vọng, nhu cầu thực tế và ý tưởng của chính cộng đồng trong đó các tổ chức

quần chúng đóng vai trò như một công cụ hỗ trợ thúc đẩy cho các hoạt

động cộng đồng.

Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45

Luận văn tốt nghiệp 7

1.1.2 Vai trò của người dân trong quản lý môi trường dựa vào cộng

đồng.

Sự tham gia của người dân địa phương làm cho dự án phù hợp hơn

với đặc điểm nhu cầu của địa phương. Thông qua việc tham khảo ý kiến

của người dân, hay người dân đóng góp ý kiến sẽ cung cấp những thông tin

có giá trị cho dự án. Do vậy dự án dễ được chấp nhận và khả năng bền

vững cao hơn.

Bởi lẽ, họ có kiến thức về địa bàn sinh sống, chính vì vậy họ nắm rõ

các đặc thù điều kiện cũng như vấn đề văn hoá, xã hội ở địa bàn, nắm rõ

các nhu cầu cũng như các phương tiện hiện có của quản lý. Các quyết định

có sự tham gia của cộng đồng sẽ trở nên có cơ sở thực tiễn và đây là căn cứ

đảm bảo cho tính khả thi của các quyết định về quản lý môi trường về mặt

kinh tế. Chẳng hạn, việc đề ra phí thu gom chất thải không thể nào áp dụng

một mức như nhau cho tất cả các địa phương mà phải phân cấp cho các địa

phương quyết định trên cơ sở lấy ý kiến cộng đồng.

Người dân tham gia vào các dự án giúp cho dự án có thể tiếp tục vận

hành tốt, và có hiệu quả sau khi dự án kết thúc. Bởi vì hoạt động của dự án

đem lại lợi ích cho họ. Và có thể được nhân rộng ra nhằm giải quyết vấn đề

trên phạm vi rộng hơn.

Sự tham gia của người dân sẽ góp phần điều tiết trong sử dụng

nguồn lực đảm bảo tính bền vững trong quản lý môi trường, tài nguyên

thiên nhiên được sử dụng hiệu quả nhất khi biết vận dụng kiến thức của

người dân và huy động được các nguồn lực tài chính sẵn có trong cộng

đồng vào việc làm kinh tế, từ đó tạo có hội tăng thu nhập cho người dân.

Có sự tham gia của cộng đồng sẽ đảm bảo giám sát và đánh giá các

chương trình liên quan đến quản lý tổng hợp, duy trì được các hoạt động

thông qua hợp tác trong cộng đồng và thể chế hoá sự tham gia của cộng

đồng. Những dự án từ khi bắt đầu đến khi vận hành thì đều phải gắn với

môi trường dân cư trong vùng, người dân trong vùng là người hiểu rõ nhất

Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45

Luận văn tốt nghiệp 8

những nảy sinh, những hiện tượng khi dự án hoạt động. Họ sẽ là người đưa

ra những đánh giá trung thực nhất, sát sao nhất về dự án qua đó đánh giá

được thực chất của dự án

Sự tham gia của cộng đồng vào các dự án sẽ giải quyết được vấn đề

nhận thức của người dân thông qua sự tác động lẫn nhau giữa các thành

viên trong cộng đồng. Người dân sống trong một cộng đồng nên họ dễ

dàng chia sẻ và bảo ban nhau vì vậy khi có người vi phạm hoặc đi ngược

lại hoạt động của quản lý thì họ là người tác động đem lại hiệu quả nhất.

1.1.3 Các nguyên tắc trong quản lý môi trường dựa vào cộng đồng.

Nguyên tắc: Xác định danh giới rõ ràng.

Nguyên tắc này cho rằng việc tổ chức quản lý dựa vào cộng đồng

phải được phân công rõ dàng cụ thể tới từng đối tượng. Xác định được đối

tượng cần quản lý, từ đó tiếp tục chia nhỏ đối tượng quản lý để dễ phân

chia công việc. Phải phân công rõ dàng từng công việc tới từng đối tượng.

Nếu không dễ dẫn tới tình trạng không biết được mình quản lý cái gì hay

đối tượng thuộc ai quản lý. Tránh tình trạng “Cha chung không ai khóc”.

Trong quá trình phân công công việc, phân công trách nhiệm phải chú ý là

phân công được tất cả công việc tới tất cả các đối tượng tham gia không để

sảy ra tình trạng người muốn tham gia không được tham gia hay công việc

dồn quá nhiều vào một người như thế dễ sảy ra xung đột trong quản lý.

Nguyên tắc: Cân đối giữa chi phí và lợi ích

Để lôi kéo được người dân tham gia vào việc quản lý môi trường cần

có cơ chế tăng thu nhập cho họ. Tức là cần gắn kết giữa mục tiêu quản lý

môi trường với tăng thu nhập của người dân. Người dân tham gia vào việc

quản lý tích cực khi họ tìm thấy ở đó lợi ích đem lại cho họ mà ngoài lợi

ích gián tiếp là các lợi ích trực tiếp thu được hàng ngày. Khi người dân

tham gia vào các hoạt động kinh tế mà do dự án tổ chức thì họ phải thu

được thu nhập từ hoạt động này để duy trì đời sống của mình và gia đình,

Bùi Thị Huệ Lớp: Kinh tế môi trường 45

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!