Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp
PREMIUM
Số trang
110
Kích thước
17.1 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
729

Bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MAI TẤN HỒNG

BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI THU HỒI ĐẤT

NÔNG NGHIỆP

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ VÀ TỐ TỤNG DÂN SỰ

ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 11 NĂM 2022

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – THÁNG 10 NĂM 2022

MAI T

ẤN H

ỒNG

B

ỒI THƯ

ỜNG, H

Ỗ TR

Ợ KHI THU H

ỒI Đ

ẤT NÔNG NGHI

P KHÓA I

– PHÚ YÊN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI THU HỒI ĐẤT

NÔNG NGHIỆP

Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự

Định hướng ứng dụng

Mã số: 80380103

Người hướng dẫn khoa học : TS. Nguyễn Xuân Quang

Học viên : Mai Tấn Hồng

Lớp : Cao học Luật, Phú Yên khóa 1

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2022

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................... 1

1. Lý do chọn đề tài....................................................................................... 1

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài................................................................ 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:.............................................. 3

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên cứu: .... 4

4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 4

4.2. Phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 4

4.3 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 5

5. Dự kiến kết quả áp dụng ........................................................................... 5

6. Bố cục của luận văn .................................................................................. 6

PHẦN NỘI DUNG............................................................................................... 7

CHƯƠNG 1. BỒI THƯỜNG KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG

NGHIỆP................................................................................................................ 8

1.1. Bồi thường về đất................................................................................... 8

1.1.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bồi thường về đất.............................. 8

1.1.2. Thực tiễn vấn đề bồi thường về đất............................................................ 14

1.2. Bồi thường về tài sản, hoa màu trên đất............................................... 21

Kết luận Chương 1 ...................................................................................... 28

CHƯƠNG 2. HỖ TRỢ KHI THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP.................... 29

2.1. Các loại hình được hỗ trợ..................................................................... 29

2.2. Mức hỗ trợ............................................................................................ 37

Kết luận chương 2 ....................................................................................... 41

KẾT LUẬN CHUNG......................................................................................... 42

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan danh dự Luận văn này là kết quả của quá trình tổng hợp và

nghiên cứu nghiêm túc của bản thân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của TS.

Nguyễn Xuân Quang. Nội dung của Luận văn có tham khảo và sử dụng một số

thông tin từ các Bộ luật, Luật, nguồn sách, tạp chí, tài liệu, các trang thông tin

điện tử, báo mạng... được liệt kê trong danh mục tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu

trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả

Mai Tấn Hồng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Từ viết tắt Từ được viết tắt

1 TAND Tòa án nhân dân

2 UBND Ủy ban nhân dân

3 HĐXX Hội đồng xét xử

4 GCN Giấy chứng nhận

5 QSDĐ Quyền sử dụng đất

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân

thì đất nông nghiệp đối với họ là nguồn sống, là điều kiện để tạo công ăn việc

làm và là sự tồn tại, duy trì và phát triển sự sống của mỗi người, mỗi gia đình.

Đất nông nghiệp là tài sản thiêng liêng, quý giá và có giá trị quan trọng bậc nhất

trong đời sống đối với người nông dân. Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý

giá, nguồn tư liệu sản xuất quan trọng. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển công

nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, việc sử dụng đất đai vào các mục đích an

ninh quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để thực hiện mục tiêu phát

triển đất nước, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất, kinh doanh

phát triển kinh tế làm giảm diện tích đất nông nghiệp là một điều không tránh

khỏi. Hậu quả của việc thu hồi đất nông nghiệp, người dân không còn đất sản

xuất khi bồi thường, hỗ trợ không thỏa đáng là một vấn đề bức xúc. Vì vậy, việc

bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là vấn đề mang tính thời

sự cấp bách hiện nay.

Thực tiễn thời gian qua, Nhà nước đã không ngừng bổ sung, hoàn thiện

các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói

riêng nhưng việc bồi thường, hỗ trợ đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước,

người sử dụng đất, nhà đầu tư vẫn thực sự khó khăn, gây tranh chấp, khiếu kiện

kéo dài. Mặc dù các ngành, các cấp và nhất là ở cơ sở đã có nhiều cố gắng, song

cả trong chính sách và tổ chức thực hiện việc đền bù thiệt hại vẫn còn nhiều tồn

tại: hiện tượng khiếu kiện kéo dài, một số nơi chậm triển khai hoặc triển khai

chưa phù hợp với chính sách, hồ sơ quản lý đất đai chưa đầy đủ, nhiều địa

phương phải điều chỉnh lại quy hoạch, sửa đổi thiết kế dự án, chờ đợi do không

giải phóng được mặt bằng hoặc do cơ sở hạ tầng không đảm bảo. Hậu quả là làm

ảnh hưởng tiến độ, gây thiệt hại lớn về kinh tế của các doanh nghiệp, các nhà đầu

tư có nhu cầu sử dụng đất và Nhà nước, làm mất ổn định tình hình chính trị - xã

hội ở các địa phương.

Luật Đất đai 2013 đã có những đổi mới đáng kể trong công tác bồi

thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Tuy nhiên, Luật Đất đai

vẫn đang từng bước triển khai đi vào đời sống và một số quy định trước đó vẫn

được áp dụng, trong một số trường hợp thì việc nghiên cứu các quy định của

2

pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp để áp dụng

giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể ở mỗi địa phương, mỗi Tòa còn có cách

hiểu khác nhau, không thống nhất trong hướng giải quyết tranh chấp. Do đó, tìm

hiểu, đánh giá thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ

khi Nhà Nước thu hồi đất nông nghiệp là một đòi hỏi cần thiết, chỉ ra những

vướng mắt, bất cập còn tồn tại khi triển khai pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và

giải quyết tranh chấp về các khoản bồi thường giữa các chủ thể.

Chính vì vậy, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Bồi thường, hỗ trợ khi nhà

nước thu hồi đất nông nghiệp” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ luật.

2. Tình hình nghiên cứu của đề tài

Do tầm quan trọng, tính phức tạp và nhạy cảm của bồi thường, hỗ trợ khi

Nhà Nước thu hồi đất nên vấn đề này đã thu hút nhiều sự quan tâm của nhiều tác

giả. Trong nhiều chuyên đề nghiên cứu, trên các tạp chí, các báo cáo, bài viết,

báo viết, báo điện tử đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến các nội dung xoay

quanh vấn đề này.

Tác giả liệt kê một số công trình tiêu biểu liên quan như sau:

- Sách Chuyên Khảo “Pháp luật về định giá đất trong bồi thường, giải phóng

mặt bằng ở Việt Nam”, của tác giả Doãn Hồng Nhung ( chủ biên ), năm 2013, NXB.

Tư pháp. Tác giả đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến định giá đất phục vụ

cho việc bồi thường, giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, nêu cơ sở lý luận liên quan

đến việc định giá đất và những vướng mắc còn tồn tại trong thu hồi đất nói chung.

Đối với vấn đề bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp tác giả chưa đi sâu

vào nội dụng nghiên cứu.

- Sách “ Cơ chế nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt

Nam. Phương pháp tiếp cận, định giá và giải quyết khiếu nại của người dân” của

Ngân hàng Thế giới, Hà Nội 2011. Tác giả nêu ra cơ sở lý luận về cơ chế thu hồi đất

của nhà nước và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam. Đưa ra phương pháp

tiếp cận, định giá và giải quyết khiếu nại của người dân chứ không đi sâu nghiên cứu

thực tiễn áp dụng pháp luật khi giải quyết tranh chấp liên quan đến bồi thường, hỗ

trợ khi thu hồi đất nông nghiệp.

- Đề tài “Bình luận và góp ý đối với các quy định về đất, hỗ trợ và tái định cư

khi nhà nước thu hồi đất trong dự thảo Luật Đất đai sửa đổi” của tác giả Nguyễn

3

Quang Tuyến, năm 2013, Đại học Luật Hà Nội. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp

trường. Tác giả đưa ra cơ sở lý luận, từ đó bình luận góp ý các vấn đề liên quan quy

định về đất, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

- “Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất – thực

trạng và hướng hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Thị Nga, Đại học Luật Hà Nội. Tác

giả đã nghiên cứu chỉ rõ thực trạng áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định

cư khi nhà nước thu hồi đất nói chung. Chứ không nghiên cứu riêng biệt đối với việc

thu hồi đất nông nghiệp, hướng giải quyết tranh chấp bồi thường, hỗ trợ khi nhà

nước thu hồi đất nông nghiệp.

Ngoài ra còn có một số bài viết như:

- “Chính sách hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất” của tác giả Trần Quang Huy,

năm 2010; Tạp chí Luật học số 10/2010. Tác giả chỉ nêu ra các chính sách hỗ trợ khi

nhà nước thu hồi đất nói chung, không đi sâu nghiên cứu những bất cập và thực

trạng áp dụng pháp luật trong việc hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp.

- “Vấn đề xung quanh khái niệm bồi thường, thu hồi đất” của tác giả Nguyễn

Quang Tuyến, năm 2009, Tạp chí Luật học. Tác giả tập trung nghiên cứu khái niệm

về bồi thường, thu hồi đất. Cơ sở lý luận của việc bồi thường, thu hồi đất.

Các nghiên cứu trên đã phân tích, làm rõ cơ sở lý luận của việc bồi thường

khi Nhà Nước thu hồi đất; đánh giá thực trạng pháp luật về bồi thường khi nhà nước

thu hồi đất nói chung trên phạm vi cả nước. Tuy nhiên, chưa có nhiều công trình tập

trung chuyên sâu về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo

quy định của Luật Đất đai 2013. Đặc biệt tập trung xem xét thực tiễn áp dụng pháp

luật để giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể khi Nhà nước thu hồi đất. Luận văn

nghiên cứu và kế thừa các thành tựu của các nhà nghiên cứu trước nhưng có sự tập

trung về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp một cách chuyên

sâu hơn. Phân tích đánh giá những bất cập còn tồn tại và hướng áp dụng pháp luật

thống nhất trong hệ thống Tòa án khi giải quyết tranh chấp, khiếu kiện các khoản

bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:

Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nêu, phân tích các vướng mắc khi

áp dụng pháp luật trong thực tiễn bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất Nông nghiệp,

qua đó đề xuất kiến nghị bổ sung căn cứ bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất Nông

4

nghiệp và việc áp dụng pháp luật để thống nhất thực hiện trong toàn hệ thống

Tòa án khi giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể liên quan đến vấn đề bồi

thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Nông nghiệp.

Để thực hiện được mục đích này, nhiệm vụ của đề tài:

- Phát hiện và đề xuất các vấn đề liên quan đến căn cứ bồi thường, hỗ trợ

khi thu hồi đất Nông nghiệp mà hiện nay Tòa án áp dụng, trong đó có bất cập về

bồi thường quyền sử dụng đất; các khoản hỗ trợ cho chủ quyền sử dụng đất và

người trực tiếp sản xuất trên đất.

- Nghiên cứu và đề xuất giải pháp pháp lý, đề nghị hướng dẫn thi hành đối với

việc bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất Nông nghiệp đã được luật quy định nhưng chưa

cụ thể còn nhiều bất cập khi áp dụng.

- Nghiên cứu thực tiễn thi hành các bản án, quyết định giải quyết tranh

chấp giữa các chủ thể về các khoản bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông

nghiệp để đánh giá hiệu quả áp dụng pháp luật. Từ đó đưa ra đề xuất, hướng kiến

nghị hoàn thiện pháp luật, thống nhất áp dụng pháp luật trong hệ thống Tòa án.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phương pháp nghiên

cứu:

4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Gồm cơ sở lý luận, các quy định về căn cứ bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi

đất Nông nghiệp, các bản án, quyết định của Tòa án, xem xét, phân tích những

bất cập còn tồn tại khi bồi thường, hỗ trợ dẫn đến việc tranh chấp giữa người

được Nhà nước giao đất và người nhận chuyển nhượng bằng hợp đồng chuyển

nhượng quyền sử dụng đất vi phạm về hình thức theo luật định và giữa các chủ

thể có liên quan.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Phạm vi nghiên cứu về không gian

Luận văn sẽ giới hạn nghiên cứu theo các tài liệu trong nước, các bản án,

quyết định và các số liệu báo cáo hàng năm của Tòa án nhân dân, không nghiên

cứu trình tự, thủ tục.

5

4.2.2. Phạm vi nghiên cứu về thời gian:

Luận văn nghiên cứu không giới hạn thời gian đối với các văn bản quy

phạm pháp luật và các bản án.

4.2.3. Phạm vi nghiên cứu về nội dung

Bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất Nông nghiệp gồm 02 vấn đề riêng biệt

đó là: Bồi thường và Hỗ trợ. Do đó, phạm vi luận văn tập trung nghiên cứu

những bất cập còn tồn tại trong thực tiễn tranh chấp tiền bồi thường, hỗ trợ giữa

chủ sử dụng đất được Nhà nước giao đất với người nhận chuyển nhượng quyền

sử dụng đất bằng hợp đồng vi phạm về hình thức; giữa chủ sử dụng đất với người

trực tiếp canh tác sản xuất trên đất và với các chủ thể liên quan khác.

4.3 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:

4.3.1. Phương pháp so sánh

Phương pháp được sử dụng khi tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt

Nam hiện hành và trước đây, pháp luật của một số nước trên thế giới về bồi

thường, hỗ trợ khi thu hồi đất Nông nghiệp. Ngoài ra phương pháp so sánh còn

được sử dụng để thể hiện trường hợp cùng nội dung, tình tiết như nhau trong các

vụ án nhưng cách hiểu và áp dụng pháp luật để giải quyết của các cấp Tòa án và

mỗi Tòa lại khác nhau. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt cả 02 chương

của luận văn.

4.3.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp

Phương pháp được sử dụng khi đánh giá một căn cứ cụ thể khi giải quyết

bồi thường, hỗ trợ trong thu hồi đất Nông nghiệp, nhận xét thực tiễn áp dụng qua

việc phân tích, đánh giá các bản án liên quan. Phương pháp này được sử dụng

xuyên suốt cả 2 chương của luận văn.

5. Dự kiến kết quả áp dụng

Qua thực tiễn quy định pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật để giải

quyết tranh chấp, nghiên cứu đề tài sẽ cho thấy rõ hơn sự phù hợp, không phù

hợp của pháp luật và thực tiễn cuộc sống. Kết quả này có thể được sử dụng làm

tài liệu tham khảo đối với các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học cũng như

có giá trị tham khảo cho các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật về bồi

6

thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp. Hướng đến việc thống nhất áp dụng

pháp luật khi giải quyết các tranh chấp liên quan đến bồi thường, hỗ trợ khi thu

hồi đất nông nghiệp trong toàn hệ thống Tòa án.

6. Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn gồm có 02 chương:

Chương 1: Bồi thường khi thu hồi đất Nông nghiệp

Chương 2: Hỗ trợ khi thu hồi đất Nông nghiệp

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!