Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Toán THPT ban cơ bản
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐÀO ĐẶNG SƠN
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TOÁN HỌC HÓA
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN THPT BAN CƠ BẢN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Thái Nguyên, 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐÀO ĐẶNG SƠN
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TOÁN HỌC HÓA
TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN CHO HỌC SINH
TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN THPT BAN CƠ BẢN
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 60.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Luận
Thái Nguyên, 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn
thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của nhiều nhà khoa học. Các số liệu, kết
quả được trình bày trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận
văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 04 năm 2017
Tác giả luận văn
Đào Đặng Sơn
ii
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của Tiến sĩ
Trần Luận. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất đến thầy. Thầy đã tận tình
hướng dẫn và hết lòng giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn
thành luận văn.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Tổ bộ môn Phương
pháp giảng dạy môn Toán Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên; Ban Chủ nhiệm
khoa Toán, Ban Chủ nhiệm khoa Sau đại học Trường Đại học Sư phạm – Đại học
Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện đề tài luận văn ở trường.
Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tổ Toán và các bạn đồng
nghiệp trường THPT Bình Giang, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương đã giúp đỡ,
tạo những điều kiện thuận lợi nhất trong suốt quá trình nghiên cứu và thực nghiệm
tại trường.
Dù đã rất cố gắng, song luận văn cùng không tránh khỏi những hạn chế thiếu
sót. Tác giả mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Thái Nguyên, tháng 4 năm 2017
Tác giả luận văn
Đào Đặng Sơn
iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ii
MỤC LỤC.................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN ........................iv
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................4
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................4
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................................4
6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4
7. Những đóng góp của luận văn ...............................................................................5
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................6
1.1. Vai trò của việc bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn cho
học sinh THPT .....................................................................................................6
1.1.1. Vai trò của Toán học với đời sống của con người............................................6
1.1.2. Toán học và các khoa học khác ........................................................................7
1.1.3. Hoạt động toán học hoá các vấn đề thực tế ......................................................8
1.1.4. Phương pháp mô hình hóa ..............................................................................10
1.2. Về năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn của học sinh THPT................11
1.2.1. Khái niệm năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn.................................12
1.2.2. Bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh THPT 13
1.2.3. Vị trí của năng lực Toán học hóa trong cấu trúc năng lực vận dụng toán
học vào thực tiễn.............................................................................................15
1.3. Vấn đề bài toán có nội dung thực tiễn ...............................................................17
1.3.1. Tình huống thực tế, bài toán thực tiễn và một số khái niệm có liên quan khác ..........17
1.3.2. Về các bước của quá trình vận dụng Toán học vào thực tiễn.........................18
1.3.3. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn toán ở trường THPT ...20
iv
1.3.4. Một số định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tăng
cường bồi dưỡng năng lực vận dụng Toán học vào thực tiễn ở trường THPT...23
1.4. Khảo sát thực trạng Bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn ở
trường THPT ......................................................................................................24
1.5. Kết luận chương I...............................................................................................27
Chương 2. BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC TOÁN HỌC HÓA TÌNH HUỐNG
THỰC TIỄN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT QUA DẠY HỌC MÔN
TOÁN BAN CƠ BẢN ...............................................................................................28
2.1 Bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn dựa vào việc khai
thác tiềm năng các chủ đề học tập bộ môn toán THPT ban cơ bản ...................28
2.1.1. Tìm hiểu bài toán có nội dung thực tiễn trong chương trình và SGK Toán THPT..28
2.1.2. Phân tích tiềm năng của một số chủ đề học tập đối với việc rèn luyện cho
học sinh năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn ....................................29
2.1.3. Tích cực rèn luyện cho học sinh ý thức sẵn sàng cho toán học hóa thông
qua những kiến thức, kỹ năng gần với Toán học hóa .....................................37
2.2. Bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn dựa vào việc thiết kế
và sử dụng bài tập tình huống thực tiễn trong dạy học môn Toán.....................44
2.2.1. Sử dụng bài tập tình huống thực tiễn để gợi động cơ học tập ........................44
2.2.2. Rèn luyện khả năng mô hình hóa....................................................................46
2.2.3. Tổ chức cho HS khai thác các chức năng của mô hình, đồng thời kiểm tra
và điều chỉnh mô hình toán học ......................................................................72
2.2.4. Xây dựng Hệ thống bài tập tình huống thực tiễn có tính chất phân hóa ........86
2.3. Kết luận chương 2..............................................................................................98
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ..............................................................99
3.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................................99
3.2. Nội dung thực nghiệm.......................................................................................99
3.3. Tổ chức thực nghiệm .........................................................................................99
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm...................................................................................99
3.3.2. Các hình thức triển khai nội dung thực nghiệm............................................100
3.3.3. Tiến trình thực nghiệm..................................................................................101
v
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm ....................................................................... 101
3.4.1. Phân tích định tính kết quả thực nghiệm ......................................................101
3.4.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm ...................................................103
3.5. Kết luận chương 3.......................................................................................... 106
KẾT LUẬN............................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109
PHỤ LỤC
iv
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
STT Viết tắt Viết đầy đủ
1 GV Giáo viên
2 HS Học sinh
3 SGK Sách giáo khoa
4 THH Toán học hóa
5 THPT Trung học phổ thông
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Chúng ta đã biết, toán học có nguồn gốc từ thực tiễn. Số học ra đời do nhu
cầu đếm, hình học phát sinh do nhu cầu đo lại ruộng đất sau những trận lụt ở hai bờ
sông Nin hàng năm …
Thực tiễn là nguồn gốc, động lực, vừa là nơi kiểm tra tính chân lý của mọi
khoa học nói chung và Toán học nói riêng. Với vai trò đặc biệt của mình, Toán học
trở nên thiết yếu với mọi ngành khoa học, góp phần làm cho đời sống xã hội ngày
càng hiện đại và văn minh hơn.
Toán học phát triển được là nhờ có mối liên hệ mật thiết với thực tiễn, thông
qua đó để bộc lộ sức mạnh lý thuyết vốn có của nó. Mối quan hệ giữa toán học và
thực tiễn có tính chất phổ dụng, toàn bộ và nhiều tầng. Do đó, nhiều tình huống
trong đời sống ta không thể vận dụng trực tiếp các tri thức toán học mà phải qua
một bước trung gian quan trọng là toán học hóa (THH). Chẳng hạn, các bài toán giải
quyết vấn đề về kinh tế, xã hội,… có sử dụng tri thức toán thường diễn ra qua bốn
bước:
+ Bước thứ nhất là xây dựng mô hình định tính cho vấn đề thực tế; vấn đề mấu
chốt ở đây là phải xác định các yếu tố có ý nghĩa nhất.
+ Bước thứ hai là xây dựng mô hình toán học cho mô hình định tính, tức là
diễn tả mô hình định tính bằng ngôn ngữ toán học; công việc quan trọng nhất là xây
dựng hàm mục tiêu và diễn tả các điều kiện kinh tế, kỹ thuật bằng các phương trình,
bất phương trình,…
+ Bước thứ ba là giải bài toán trong bước thứ hai, đồng thời chọn phương pháp
giải tối ưu, viết chương trình cho thuật toán và chạy trên máy tính, in ra kết quả.
+ Bước thứ tư là kiểm tra kết quả, đối chiếu với thực tế để điều chỉnh cả quy
trình [30, tr.7]
Do đó, trong dạy học Toán ở bậc phổ thông, để “ làm rõ mối liên hệ giữa toán
học và thực tiễn”, việc bồi dưỡng năng lực THH tình huống thực tiễn cho học sinh
(HS) là một vấn đề cần thiết.
2
1.2. Học sinh trung học phổ thông (THPT) là những người đang trưởng thành,
đã được trang bị tương đối đầy đủ kiến thức phổ thông, sẵn sàng, chuẩn bị tham gia
vào lao động sản xuất, phát triển xã hội. Để theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học và công nghệ, chúng ta, những người giáo viên (GV) cần phải đào tạo ra
những con người lao động có hiểu biết, có kỹ năng và ý thức vận dụng những thành
tựu của Toán học trong điều kiện cụ thể nhằm mang lại những hiệu quả thiết thực.
Vì thế, việc dạy và học Toán ở trường phổ thông phải luôn gắn bó mật thiết với
thực tiễn, nhằm rèn luyện cho HS kỹ năng và giáo dục họ ý thức sẵn sàng ứng dụng
Toán học một cách có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, sản xuất, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc- như trong Nghị quyết TW4 (khóa VII) đã nhấn mạnh: “Đào tạo
những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết các
vấn đề do thực tiễn đặt ra, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc
sống, qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
văn minh”.
1.3. Toán học là một công cụ và học tập tốt môn Toán sẽ tạo tiền đề cho học
tập tốt các môn học khác trong nhà trường. Từ thế kỷ XIX trở về trước, một nhà
toán học có thể vừa là nhà vật lí, nhà triết học hay nhà tự nhiên học…(Trước khi
Toán học trở thành một ngành độc lập). Ngày nay, chúng ta thấy càng nhiều các nhà
Toán học nghiên cứu những ứng dụng của toán học trong các ngành khoa học khác
như Công nghệ thông tin, Vật lí, …
1.4. Mặc dù chương trình, sách giáo khoa (SGK) môn Toán nói riêng và các
môn học khác nói chung đã tăng cường tính ứng dụng thực tiễn, tuy nhiên chưa
nhiều và chưa thấy rõ được ý nghĩa và vai trò của môn Toán trong thực tiễn cuộc
sống và trong các ngành khoa học. Các thầy cô giáo và các HS vẫn sa đà vào việc
học tập những kỹ năng giải nhanh một bài toán nào đó mà không cần hiểu ý nghĩa
và vai trò của nó đối với thực tiễn, vẫn tăng cường học tập, ôn tập môn Toán nhưng
để kiểm tra, để thi lấy điểm, thi đại học vv… Chính vì vậy, ở phổ thông, các GV
không thường xuyên bồi dưỡng, rèn luyện cho HS thực hiện những ứng dụng của
toán học vào thực tiễn, đó là kiểu dạy Toán: “…xa rời cuộc sống đời thường.”
(Nguyễn Cảnh Toàn).
3
Năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định thi THPT Quốc gia bằng
hình thức trắc nghiệm đối với các môn học Toán, Tiếng Anh, Khoa học xã hội (tổ
hợp các môn Địa lí, Lịch sử, Giáo dục công dân) và Khoa học tự nhiên (tổ hợp các
môn Vật lí, Hóa học, Sinh học). Đặc biệt là đối với bộ môn Toán, Bộ khẳng định
vững chắc quan điểm đánh giá năng lực HS thông qua thi trắc nghiệm môn Toán.
Nếu như trước đây, chỉ thi tự luận với khoảng 10 ý nhỏ với 10 chủ đề kiến thức cơ
bản và phân hóa, thì nay với khoảng 50 câu hỏi trắc nghiệm, HS THPT phải học
đầy đủ và cơ bản hơn. Nếu như trước đây, HS không nhất thiết phải làm hoàn thiện
một bài nào đó đã được đánh giá cho điểm thì nay HS phải làm trọn vẹn một bài
mới được điểm. Nếu như trước đây, cách thi tự luận thì việc kiểm tra năng lực vận
dụng kiến thức rất hạn chế, thì nay với khoảng 10 đến 20 phần trăm câu hỏi vận
dụng kiến thức vào thực tế. Chúng tôi thấy rằng việc bồi dưỡng, nâng cao năng lực
vận dụng toán học vào thực tiễn nói chung, hay năng lực THH là rất thiết thực đối
với HS THPT hiện nay.
Bộ SGK Toán học THPT hiện nay được ra đời từ 2005 với nhiều bộ sách khác
nhau như ban khoa học tự nhiên, ban khoa học xã hội, ban cơ bản. Tuy nhiên đến
nay, chúng tôi thấy hầu như không còn được nhắc đến ban khoa học tự nhiên và
khoa học xã hội, đa số HS đã lựa chọn học ban cơ bản.
1.5. Với mong muốn bồi dưỡng, rèn luyện cho HS năng lực vận dụng toán học
vào thực tiễn, để cho HS thấy được vai trò và ý nghĩa của toán học trong thực tiễn,
đồng thời trang bị cho HS kỹ năng vận dụng kiến thức toán học(nói riêng) và kiến
thức học được nói chung giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn cuộc
sống, tôi đã nghiên cứu và đăng ký đề tài Luận văn là: “Bồi dưỡng năng lực Toán
học hóa tình huống thực tiễn cho học sinh trong dạy học môn Toán THPT ban
cơ bản”
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu xác định những thành tố đặc trưng của
năng lực THH tình huống thực tiễn với đối tượng là HS THPT; trên cơ sở đó, đề
xuất các biện pháp sư phạm nhằm góp phần phát triển năng lực này ở người học qua
dạy học môn Toán THPT ban cơ bản.
4
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích và tổng hợp một số quan điểm của các nhà khoa học về việc vận
dụng toán học vào trong đời sống thực tiễn, đặc biệt là vấn đề THH tình huống thực
tiễn trong dạy học Toán.
- Đưa ra quan niệm về năng lực THH tình huống thực tiễn của HS, đề xuất những
căn cứ làm cơ sở cho việc xác định các thành tố của năng lực này.
- Đề xuất các biện pháp sư phạm nhằm góp phần phát triển năng lực THH tình
huống thực tiễn cho HS THPT qua dạy học môn Toán THPT.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy học môn Toán ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực THH tình huống thực tiễn của HS và các
vấn đề liên quan cùng cách thức rèn luyện năng lực này trong dạy học môn Toán.
5. Giả thuyết khoa học
Dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn có thể xác định được một số thành tố chủ
yếu của năng lực THH tình huống thực tiễn cho HS THPT. Trên cơ sở đó, nếu xây
dựng và thực hiện được một số biện pháp sư phạm thích hợp trong dạy học môn
Toán THPT thì có thể phát triển năng lực này cho người học, góp phần vào việc
nâng cao chất lượng dạy học Toán.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phân tích, tổng hợp để tổng quan các công
trình nghiên cứu trong và ngoài nước về các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu của
đề tài; xây dựng cơ sở lí luận cho năng lực THH tình huống thực tiễn của HS THPT
và việc rèn luyện năng lực này trong dạy học Toán.
- Phương pháp điều tra: Điều tra hoạt động dạy của GV, hoạt động học tập của
HS bằng phiếu hỏi và phỏng vấn nhằm đánh giá thực trạng việc rèn luyện năng lực
THH tình huống thực tiễn cho người học.
- Phương pháp chuyên gia: Xin ý kiến của các chuyên gia về phạm vi nghiên
cứu của đề tài.
- Thực nghiệm sư phạm: Thực nghiệm sư phạm được tiến hành để kiểm
nghiệm giả thuyết và tính khả thi, hiệu quả của một số biện pháp đã đề xuất.
5
7. Những đóng góp của luận văn
7.1. Về mặt lí luận
- Đưa ra quan niệm về năng lực THH tình huống của HS phổ thông, trên cơ sở
phân tích hoạt động THH tình huống thực tiễn. Luận văn cũng đã mô tả hoạt động
này đối với HS THPT trong dạy học Toán, đồng thời xác định các thành tố của năng
lực THH tình huống thực tiễn làm cơ sở cho việc hình thành và phát triển năng lực
này ở người học.
- Đề xuất được một số biện pháp sư phạm khả thi nhằm phát triển năng lực
THH tình huống thực tiễn cho HS qua dạy học bộ môn Toán THPT ban cơ bản.
7.2. Về mặt thực tiễn
- Hệ thống các biện pháp sư phạm có thể giúp GV phổ thông nhận thức và
hành động trong thực tiễn giảng dạy theo hướng tăng cường vận dụng toán học vào
trong thực tiễn.
- Hệ thống các bài tập, ví dụ trong Luận văn là tư liệu tốt cho GV phổ thông
tham khảo, vận dụng vào thực tiễn dạy học.
6
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Vai trò của việc bồi dưỡng năng lực Toán học hóa tình huống thực tiễn cho
học sinh THPT
1.1.1. Vai trò của Toán học với đời sống của con người
Theo [2] thì hằng ngày, con người phải đối mặt với cuộc sống, họ phải mua bán,
tính toán, vấn đề là làm sao có lợi cho bản thân mình nhất. Đặc biệt, trước khi quyết
định một công việc quan trọng gì đó, họ đều đưa ra những phán đoán. Trong cuộc
sống hiện đại ngày nay, một cuộc sống đa chiều đầy biến động, con người lại càng
phải tính toán; có thể nói: chỉ có khi đi ngủ mới không để phép tính ở trong đầu.
Khi tác động vào thiên nhiên để tạo ra của cải cho mình, con người bắt gặp
những “hình ảnh” của toán học: mặt hồ yên ả là hình ảnh của mặt phẳng; mặt trăng,
mặt trời_khi mọc và lặn là hình ảnh của hình tròn, số cánh của một bông hoa
thường được bố trí theo các số hạng của dãy số Fi-bô-na-xi; những con ong xây tổ
theo những hình lục giác đều,… Galilê nói: “Thiên nhiên cũng nói bằng ngôn ngữ
toán: chữ cái của thứ ngôn ngữ đó là hình tròn, hình tam giác và các hình toán học
khác” (dẫn theo [27]). Thiên nhiên quả là hấp dẫn con người, lôi kéo họ vào khám
phá và cải tạo thế giới. Trong lao động tạo ra của cải, con người đã phải tính toán
đến vấn đề tiêu thụ để thu lãi về là lớn nhất. Bởi vậy, họ phải tính toán đến chất
lượng sản phẩm, nguồn nguyên liệu, phương thức sản xuất, ... những vấn đề đó đều
liên quan đến toán học.
Khác với các động vật, con người biết thừa hưởng nền văn minh của các xã
hội trước đó, những kinh nghiệm và tri thức đã được tích lũy và lưu trữ trong sách
vở, trong đó có tri thức toán học. Con người phải học tập để lĩnh hội và phát triển
vốn tri thức của xã hội truyền lại và đặc biệt là vận dụng vốn tri thức đó vào đời
sống thực tiễn cho bản thân mình. Đời sống thực tiễn của con người rất đa dạng và
phong phú: học tập, lao động sản xuất, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Không phải khi
nào cũng cho phép chúng ta ngồi trong một phòng học đầy đủ các phương tiện để
giải quyết các vấn đề được đặt ra. Chẳng hạn, cần xác định chiều cao của một tòa
nhà mà không có dụng cụ đo hay xác định khoảng cách giữa vị trí của ta và vị trí