Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động làm quen tác phẩm văn học.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ CHO TRẺ
MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG
LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Thanh Nhàn
Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ly Phương
Chuyên ngành : Giáo dục Mầm non
Lớp : 11SMN1
Đà Nẵng, tháng 5 - 2015.
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian làm luận văn tốt nghiệp, em đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, gia đình và bạn bè.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Th.S Lê Thị Thanh Nhàn, người
đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm khoá luận. Em
cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Giáo dục Mầm non. Các
thầy cô trong Khoa đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn đại cương cũng
như các môn chuyên ngành, giúp em có được cơ sở lý thuyết vững vàng và
tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo
điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và
hoàn thành khoá luận tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Thị Ly Phương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 2
3. Khách thể nghiên cứu .............................................................................................. 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 3
5.1 . Phương pháp nghiên cứu lý thuyết ..................................................................... 3
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn....................................................................... 4
5.3. Phương pháp thống kê toán học ........................................................................... 4
6. Giả thiết khoa học ................................................................................................... 4
7. Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 4
7.1. Về lí luận .............................................................................................................. 4
7.2. Về thực tiễn .......................................................................................................... 5
8. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................. 5
NỘI DUNG ................................................................................................................. 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM
THỤ THƠ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI ....................................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................... 6
1.2. Tác phẩm văn học đối với sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho
trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi .................................................................................................. 8
1.2.1. Đặc điểm tâm lí, ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi trong quan hệ với
hoạt động tiếp nhận văn học........................................................................................ 8
1.2.2. Vai trò của tác phẩm văn học đối với đời sống tinh thần của trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi .................................................................................................................... 10
1.3. Tác phẩm thơ và năng lực cảm thụ thơ của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi .................... 17
1.3.1. Đặc điểm tác phẩm thơ dành cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi ............................... 17
1.3.2. Năng lực cảm thụ thơ và biểu hiện của năng lực cảm thụ thơ ở
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................................................................................... 18
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC CẢM THỤ THƠ
CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON .............................. 21
2.1. Vài nét về phạm vi khảo sát ............................................................................... 21
2.1.1. Trường Mầm non Hoa Phượng Đỏ ................................................................. 21
2.1.2. Trường Mầm non 19 - 5 .................................................................................. 21
2.1.3. Trường Mầm non 20- 10 ................................................................................. 22
2.2. Mục đích khảo sát .............................................................................................. 22
2.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................... 23
2.4. Đối tượng khảo sát ............................................................................................. 23
2.5. Phương pháp tiến hành ....................................................................................... 23
2.6. Kết quả điều tra và đánh giá thực trạng ............................................................. 24
2.6.1. Nhận thức của giáo viên đối với việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................................................................ 24
2.6.2. Về thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ cho trẻ mẫu giáo
5 – 6 tuổi .................................................................................................................... 29
2.6.3. Thực trạng năng lực cảm thụ thơ của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................ 31
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CẢM THỤ
THƠ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5- 6 TUỔI VÀ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM .......... 38
3.1.1. Đảm bảo mục tiêu giáo dục mầm non ............................................................. 38
3.1.2. Đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm lí của trẻ mầm non ................................ 38
3.1.3. Đảm bảo phù hợp với đặc thù của hoạt động làm quen tác phẩm văn học ..... 39
3.2. Các biện pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi ....... 39
3.2.1. Nhóm biện pháp bồi dưỡng khả năng nhận biết thể loại và cảm nhận
vần điệu, nhịp điệu thơ .............................................................................................. 39
3.2.2. Nhóm biện pháp nâng cao kĩ năng cảm thụ vẻ đẹp về nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm thơ ...................................................................................... 43
3.2.3. Nhóm biện pháp rèn năng lực đọc diễn cảm tác phẩm thơ cho trẻ ................. 46
3.3. Thực nghiệm sư phạm ........................................................................................ 46
3.3.1. Khái quát quá trình thực nghiệm ..................................................................... 46
3.3.2. Phân tích kết quả trước khi tác động sư phạm ................................................ 48
3.3.3. Phân tích kết quả sau khi thực nghiệm............................................................ 50
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Nhận thức của giáo viên đối với việc bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học
cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ........................................................................................ 25
Bảng 2: Về thực trạng tổ chức bồi dưỡng năng lực cảm thụ thơ cho ....................... 29
trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ............................................................................................... 29
Bảng 3: Mức độ cảm thụ thơ của trẻ trên lớp phụ trách ........................................... 32
Bảng 4: Kết quả về năng lực cảm thụ thơ của trẻ ở 2 nhóm đối chứng và thực
nghiệm trước khi tác động trước thực nghiệm .......................................................... 48
Bảng 5: Kết quả về năng lực cảm thụ thơ của trẻ ở 2 nhóm đối chứng và thực
nghiệm sau khi thực nghiệm ..................................................................................... 50
Bảng 6: Kết quả về năng lực cảm thụ thơ của trẻ ở 2 nhóm đối chứng trước thực
nghiệm và đối chứng sau khi thực nghiệm ............................................................... 52
Bảng 7: Kết quả khảo sát năng lực cảm thụ thơ của trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm
trước thực nghiệm và thực nghiệm sau thực nghiệm ................................................ 53
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ kết quả về năng lực cảm thụ thơ của trẻ ở 2 nhóm đối chứng và thực
nghiệm trước khi tác động trước thực nghiệm. ......................................................... 49
Biểu đồ kết quả về năng lực cảm thụ thơ của trẻ ở 2 nhóm đối chứng và thực
nghiệm sau khi thực nghiệm ..................................................................................... 51
Biểu đồ kết quả về năng lực cảm thụ thơ của trẻ ở 2 nhóm đối chứng trước thực
nghiệm và đối chứng sau khi thực nghiệm .............................................................. 52
Biểu đồ về năng lực cảm thụ thơ của trẻ ở 2 nhóm thực nghiệm trước thực nghiệm
và thực nghiệm sau thực nghiệm............................................................................... 54
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là món ăn tinh thần thiết yếu, thường xuyên của mỗi con người trong
xã hội. Thưởng thức văn học là hoạt động hàng ngày của triệu triệu con người. Văn
học bắt nguồn từ cuộc sống, do đó việc tiếp xúc với tác phẩm văn học có tác dụng
giúp con người mở rộng hiểu biết về thế giới xung quanh, làm phong phú và thanh
lọc tâm hồn con người, giúp con người thức tỉnh và hoàn thiện hơn.
Đối với trẻ, văn học là suối nguồn nuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ. Ở tuổi này ý
thức của trẻ đang hình thành, sự cảm nhận và thích ứng với thế giới bên ngoài chủ
yếu thông qua cảm xúc và tưởng tượng nên thế giới hình tượng độc đáo, phong phú
của văn học có khả năng to lớn trong việc hấp dẫn trẻ, từ đó đem đến cho trẻ những
hiểu biết mới lạ về cuộc sống, thiên nhiên, con người và sự hòa hợp của vạn vật.
Cảm nhận cuộc sống, thu thập kiến thức qua văn học chính là con đường tích cực để
trẻ trở thành con người phát triển toàn diện về nhân cách. Trẻ thích noi gương, và
chính văn học đã mang đến những cái đẹp, cái cao thượng, những tấm lòng nhân ái
để trẻ học hỏi, noi theo. Ngoài ra văn học còn cung cấp cho trẻ những mẫu mực về
lời ăn tiếng nói hằng ngày, giúp trẻ nói đủ câu, đúng ngữ pháp, từ đó phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ. Không có người thầy nào có thể dạy trẻ hết những tri
thức của cuộc sống và tình cảm con người nhưng văn học thì có thể mang đến tất cả
điều kì diệu ấy và trẻ sẽ mang theo suốt cuộc đời. Đến với văn học, tâm hồn non nớt
của trẻ như được thêm sức mạnh để có thể vươn cao như 1 búp măng tràn trề nhựa
sống, sẵn sàng vươn lên trong vườn hoa cuộc đời. Có thể nói, “với một thế giới đa
dạng và phức tạp như hiện nay, việc cho trẻ làm quen với những tác phẩm văn học
thực sự có thể giúp cho trái tim trẻ lắng đọng, phủ lên tâm hồn trẻ vầng sáng tuyệt
vời, tiếp sức cho sức mạnh trẻ có sức mạnh vươn lên, đồng thời giúp cho trẻ tiếp
thu, nhận biết thế nào là đẹp, là tình yêu, là lương thiện, là dũng cảm niềm tin” [20,
tr 7].