Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bộ đề thi NV9 học kì 2
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ ĐỀ 1
ĐỀ THI HỌC KỲ II
Môn : Ngữ Văn - Lớp 9 - Thời gian 90’
Phần I : Trắc nghiệm 10 câu (4 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời
đúng nhất.
“Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa
nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới. Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày
mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu. Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không
ít cái yếu. Ấy là những lỗ hổng về kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học
“thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lỗi học chay, học vẹt nặng
nề. Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có và
không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng”.
(Theo Ngữ văn 9, tập II)
1/ Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A/ Lập luận
B/ Biểu cảm
C/ Miêu tả
D/ Tự sự
2/ Nội dung chính của đoạn văn trên là gì ?
A/ Cái mạnh trong học tập của con người Việt Nam
B/ Cái yếu trong lao động của con người Việt Nam
C/ Cái mạnh và cái yếu của con người Việt Nam
D/ Sự sáng tạo của con người Việt Nam trong lao động
3/ Câu nào sau đây nêu chủ đề của đoạn văn trên ?
A/ Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là
sự thông minh, nhạy bén với cái mới
B/ Bản chất trời phú ấy rất có ích cho xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng đầu.
C/ Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tồn tại không ít cái yếu
D/ Gồm A và C
4/ Theo tác giả, cái mạnh của con người Việt Nam thể hiện ở mặt nào sau đây ?
A/ Khả năng sáng tạo
B/ Khả năng thích ứng nhanh
C/ Sự thông minh nhạy bén với cái mới
D/ Khả năng vận dụng các kiến thức vào thực tế
5/ Đặc sắc nghệ thuật của đoạn văn trên là gì ?
A/ Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật
B/ Nghệ thuật miêu tả sắc nét
C/ Sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng
D/ Lập luận giản dị mà chặt chẽ
6/ Câu văn “Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều
thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới”. Thuộc loại câu nào xét về cấu tạo ?
A/ Câu đặc biệt
B/ Câu đơn
C/ Câu ghép
D/ Câu rút gọn
7/ Cụm từ những môn học “thời thượng” thuộc loại nào dưới đây ?
A/ Cụm tính từ
B/ Cụm danh từ
C/ Cụm động từ
D/ Cụm C-V
8/ Dấu ngoặc kép ở từ thời thượng có tác dụng gì ?
A/ Đánh dấu lời dẫn trực tiếp
B/ Hàm ý ca ngợi
C/ Hàm ý mỉa mai
D/ Đánh dấu phần được trích dẫn
9/ Câu “Không nhanh chóng lấp những lỗ hỏng này thì thật khó bề phát huy trí thông minh vốn có
và không thể thích ứng với nền kinh tế mới chứa đựng đầy tri thức cơ bản và biến đổi không
ngừng” Rút gọn thành phần nào ?
A/ Vị ngữ
B/ Chủ ngữ
C/ Phụ ngữ
D/ Trạng ngữ
10/ Cụm từ nào dưới đây không có vai trò liên kết trong đoạn văn trên ?
A/ Cái mạnh của con người Việt Nam
B/ Bản chất trời phú ấy
C/ Nhưng bên cạnh cái mạnh đó
D/ Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này
Phần II : Tự luận 6 điểm
Câu 1 : 2 điểm
Đoạn kết thúc một bài thơ có câu : “Trăng cứ tròn vành vạch”
a/ Hãy chép tiếp các câu còn lại để hoàn chỉnh khổ thơ (0,5đ)
b/ Đoạn thơ vừa chép trích trong bài thơ nào ? của ai ? (0,5đ)
c/ Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ có ý nghĩa gì ? Từ đó em hiểu gì về chủ đề của bài thơ ? (1
điểm)
Câu 2 : “……. Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nét trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc…”
(Mùa Xuân nhỏ nhỏ - Thanh Hải)
Hãy phân tích hai khổ thơ trên để làm rõ tâm nguyện cao đẹp của Thanh Hải : Muốn được cống
hiến phần tốt đẹp dù nhỏ bé của cuộc đời mình cho cuộc đời chung – cho đất nước.
--------------------------------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ BỘ ĐỀ 1
Phần I : Trắc nghiệm
Mỗi câu đúng ghi 0,4điểm
Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Đáp án A C D C D C B C B A