Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bình về thiên Tiêu dao du trong Nam Hoa kinh của Trang Tử
MIỄN PHÍ
Số trang
8
Kích thước
62.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1486

Bình về thiên Tiêu dao du trong Nam Hoa kinh của Trang Tử

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bình về thiên Tiêu dao du trong Nam Hoa kinh của Trang Tử

TIÊU DAO DU (bản dịch nghĩa)

A. Tại biển Bắc có con cá Côn, lớn không biết mấy nghìn dặm. Cá này hóa ra chim Bằng:

lưng của chim Bằng lớn cũng không biết mấy nghìn dặm. Vỗ cánh mà bay, cánh nó sè ra

như mây che rợp một phương trời. Biển động, Bằng bèn bay sang biển Nam: biển Nam là

Ao- Trời.

Tề Hải, sách chép các việc kỳ quái nói: chim Bằng, lúc bay qua biển Nam, cánh đập làm cho

sóng nước nổi lên ba nghìn dặm dài; nó nương theo gió trốt mà cất lên chín muôn dặm cao,

và bay luôn sáu tháng mới nghỉ.

Cái mà ta thấy trên không kia có phải là bầy" ngựa rừng" chăng, hay là bụi trần? Hay là cái

hơi thở của muôn vật nổi lên? Còn màu trời xanh xanh kia có phải là màu thật của nó

không, hay chỉ là màu của vô cùng thăm thẳm? Thì cái thấy của con chim Bằng bay trên

mây xanh dòm xuống dưới đây cũng chỉ như thế mà thôi.

Vả lại, nước không sâu thì không sức chở thuyền lớn. đổ một chung nước nhỏ vô một cái

hủng nhỏ trong nhà, lấy một cọng cỏ thả lên làm thuyền, thì thuyền tự nổi; nếu lại lấy cái

chung ấy làm thuyền mà thả lên, thì thuyền phải trịt. Là tại sao? trị nước không sâu mà

thuyền thì lớn. Cũng như lớp gió không dầy thì không đủ sức chở nổi cánh lớn của chim

Bằng. Bởi vậy chim Bằng khi bay lên chín muôn dặm cao là cỡi lên lớp gió ở dưới nó. Chừng

ấy, lưng vác trời xanh, không gì ngăn trở, nó bay thẳng qua Nam.

***

Một con ve và một con chim cưu nhỏ thấy vậy, cười nói:" Ta quyết bay vụt lên cây du, cây

phương. Như bay không tới mà có rơi xuống đất thì thôi, chứ không sao! Bay cao chín muôn

dặm, sang qua Nam mà làm gì? Ta thích bay đến mấy cánh đồng gần đây, ăn ba miếng no

bụng, rồi về. Nếu ta đến chỗ xa trăm dặm, thì ta có lương thực mỗi ngày. Còn nếu ta đến

chỗ xa nghìn dặm, thì ta có ba tháng lương thực."

***

Hai con vật ấy, mà biết gì?

Kẻ tiểu trí sao kịp người đại trí. Kẻ tuổi nhỏ sao kịp người tuổi lớn.

Sao mà biết được thế? nấm mai biết gì được hồi sóc, ve sầu biết sao được xuân, thu! Đó

đều là hạng tuổi nhỏ cả. Phương Nam nước Sở có cây minh- linh, sống một xuân là năm

trăm năm ; một thu là năm trăm năm. Thượng cổ có cây đại- xuân sống một xuân là tám

nghìn năm, một thu là tám nghìn năm.(đó là hạng tuổi lớn). Lâu nay từng nghe danh sống

lâu của Bành tổ. Hễ nói đến sống lâu, thì người đời thường đem đó mà so sánh, như thế

không đáng buồn sao?

B. Lời ông Thang hỏi ông Cấc, cũng thế. Miền Bắc hoang lạnh có cái biển gọi là Minh- hải,

tức là Ao Trời. Có con cá lớn tới mấy nghìn dặm, chưa ai biết nó dài đến bao nhiêu, tên là

Côn. Có con chim, tên là Bằng, lưng như núi Thái, cánh tợ vừng mây che một phương trời.

Chim nầy theo gió trốt cuộn như sừng dê mà lên chín muôn dặm cao, tuyệt bóng mây- mù,

đội trời xanh biếc, bấy giờ nó mới bay về biển Nam. Một con chim ở hồ nhỏ cười nói: đó bay

chi cao xa lắm vậy? Ta bay nhảy bất quá vài chục thước cao, ngao du trong đám cỏ bồng cỏ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!