Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
{Xuất bản lần thứ ba- ^ sửa chữa, bổ sung)
GS.
LUẬT s
Thư viện - ĐH Quy Nhơn
VVD 84
NHÀ XUẤT BÁN CHÍNH ^ M QUỐC CIA sụ THẬT
BÌNH LUẬN KHOA HỌC
Bộ UlẠTTỮTỤNG
HÌNH Sự
NĂM 2015
(SỬA ĐỒI, BỒ SUNG NÄM 2021)
Biên mục trên xuất bản phẩm
của Thư viện Quốc gia Việt Nam
Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi,
bổ sung năm 2021) / Nguyễn Ngọc Anh, Phan Trung Hoài (ch.b.),
Vũ Huy Khánh... - Xuất bản lần thứ 3, có sửa chữa, bổ sung. -
H. ; 2021 : Chính trị Quốc gia,. - 1128 tr. ; 24 cm
ISBN 978-604-57-7315-4
1. Pháp luật 2. Bộ luật tố tụng hình sự 3. Bình luận
4. Việt Nam
345.597 - dc23
CTH0727p-CIP
GS. TS. NGUYỄN NGỌC ANH
LUẬT Sư, TS. PHAN TRUNG HOÀI
(Đồng chủ biên)
BÌNH LUẬN KHOA HỌC
BỘLUẬTTƠTỤNG
h ìn h sự
NAM 2 015
tSỬK bA|. bA sung MAH 2021)
(Xuất bản lẩn thứ ba, có sửa chữa, bổ sung)
TRƯỞNG ĐẠI NỌC OUY NHƠN
THƠ VIỆN
YVP • 44*44
N H À XUÃT BÁN CHÍNH TRỊ QUỐC GIASỰ THÂT
Hà NỘI-2021
Đồng chủ biên:
Trung tướng, GS. TS. Nguyễn Ngọc Anh
Luật sư, TS. Phan Trung Hoài
Tập thể tác giả:
1. Trung tướng, GS. TS. Nguyễn Ngọc Anh:
Các chương I, II, III, VI, XXVIII, XXIX, XXX và XXXI
2. Luật sư, TS. Phan Trung Hoài:
Các chương IV, V, XXXII, XVIII và XIX
3. TS. Vũ Huy Khánh:
Các chương XXIII, XXIV XXV, XXVI và XXVII
4. ThS. Ngô Đức Thắng:
Các chương VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII và XIV
5. ThS. Phạm Thị Chung Thủy:
Các chương XXXIII va XXXIV
6. TS. Đào Anh Tới:
Các chương XV, XVI và XVII
7. TS. Nguyễn Thị Thu Hương:
Các chương XXXV và XXXVI
8. ThS. Lê Hà Thắng:
Các chương XX, XXI, XXII và Phần thứ chín
LỜI NHÀ XUẤT BẢN
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 27 tháng 11
năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, gồm 510 điều,
chia làm 9 phần với 36 chương. Để bảo đầm đáp ứng cam kết trong Hiệp định
Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP) cùng
các văn kiện liên quan và khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong tố tụng
hình sự do tác động, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, ngày 12/11/2021,
Quốc hội Khóa XV tại Kỳ họp thứ 2 đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một
số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự theo trình tự, thủ tục rút gọn, có hiệu lực
thi hành kể từ ngày 01/12/2021. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Tố tụng hình sự sửa đổi 06 điều của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không
làm thay đổi kết cấu, số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) đã đánh
dấu một bước phát triển mới của hoạt động lập pháp tổ tụng hình sự Việt Nam
trong việc kế thừa, phát huy những thành tựu lập pháp, kinh nghiệm thực tiễn
và các tri thức khoa học luật tố tụng hình sự Việt Nam với việc kết hợp, tiếp
thu có chọn lọc những thành tựu của khoa học luật tố tụng hình sự cùng kinh
nghiệm lập pháp tiên tiến của nhiều nước trên thế giới.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) so với Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2003 có nhiều sửa đổi, bổ sung: Tăng thêm 164 điều
luật với 176 điều mới, sửa đổi 317 điều, giữ nguyên 17 điều, bãi bỏ 26 điều.
Những nội dung đuợc sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015 đã thể chế hóa các quan điểm chi đạo của Đảng về cải cách tư pháp
và cụ thể hóa những quy định của Hiến pháp năm 2013, là cơ sở pháp lý quan
trọng trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ và bảo đảm quyền con
người, quyền công dân.
5
Việc tìm hiểu những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2021), nhất là những nội dung mới được sửa đổi, bổ
sung là yêu cầu cần thiết đối với mỗi cán bộ, công chức và mỗi người dân
để đưa pháp luật tố tụng hình sự vào cuộc sống. Với mục đích đó, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách Bình luận khoa học
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đỗi, bổ sung năm 2021) (xuât bản
lần thứ ba, có sửa chữa, bổ sung). Đồng chủ biên cuốn sách là hai nhà
khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, luật sư nhiều kinh nghiệm là Trung
tướng, GS, TS. Nguyễn Ngọc Anh, Cục trưởng - Thành viên Ban Nghiên
cứu chuyên đề giúp việc Bộ trưởng Bộ Công an (nguyên Cục trưởng Cục
Pháp chế và Cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an) và Luật sư, TS. Phan
Trung Hoài, Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Trọng tài viên Trung
tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC), Thành viên Hổi đồng Tư vấn Án lệ
Tòa án nhân dân tối cao.
Cuốn sách có bố cục bám sát nội dung các chương, điêu của Bộ luật Tô
tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021), cập nhật các văn bản
hướng dẫn thi hành, đồng thời phân tích cụ thê, đôi chiêu với thực tiên thi hành
pháp luật tố tụng hình sự. Điều này giúp cho các điều luật được giải thích rõ
ràng, cụ thể, dễ hiểu. Đây thực sự là một tài liệu chuyên khảo hữu ích, đáp
ứng được yêu cầu nghiên cứu, tìm hiểu, nâng cao nhận thức va trien khai thi
hành của cán bộ, công chức cơ quan thi hành pháp luật cũng như nhu cau tìm
hiêu, nâng cao kiến thức pháp luật về tố tụng hình sự chó tô chưc, ca nhan và
đông đảo bạn đọc.
Sau hơn hai năm kể từ lần xuất bản đâu tiên và xuât bân lan thư hai, cuon
sách đã được bạn đọc nhiệt tình đón nhận. Để đáp ứng yêu cầu cùa đông đảo
đọc giả, Nhà xuất bản tiếp tục xuât bản lân thứ ba cuôn sách nay, VƠI nhưng
cập nhật, bổ sung các quy định pháp luật mới hướng dẫn thi hành Bộ luật
Tô tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021).
Xin trân trọng giới thiệu cuốn sách với bạn đọc.
Tháng 12 năm 2021
NHÀ XUẨT BÀN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA s ự THẬT
6
LỜI GIỚI THIỆU
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 được Quốc hội Khóa XIII kỳ
họp thứ 10 thông qua ngày 27/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2018 (được sửa đổi, bổ sung năm 2021), dựa trên cơ sở tổng kết
thực tiễn hơn 10 năm thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, có
nhiệm vụ và vai trò quan trọng trong cuộc đẩu tranh phòng, chống tội
phạm, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, bảo
vệ cuộc sống bình yên của nhân dân, tạo môi trường ổn định cho sự phát
triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tinh thần đổi mới quyết liệt trong Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2021) đã đáp ứng được yêu cầu xây dựng Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. phù
hợp với chủ trương cải cách tư pháp, ghi nhận trong Nghị quyết số
08-NQ/TW ngày 02/01/2002, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 26/5/2005,
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005, Kết luận số 79-KL/TW ngày
28/7/2010, Kết luận-số 92-KL/TW ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị và
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần X, XI của Đảng. Đặc biệt, Bộ
luật Tô tụng hình sự năm 2015 đã thể chế hóa các quy định mới của
Hiên pháp năm 2013 trong việc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con
người, quyền công dân, bổ sung nhiều nguyên tắc tư pháp tiến bộ, bổ
sung và làm rõ hơn nhiệm vụ của Tòa án và Viện kiểm sát khi thực hiện
chức năng Hiến định. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng phản ánh
quá trình Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và trở
thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương trong lĩnh vực
đâu tranh phòng, chống tội phạm; cũng như các hiệp định tương trợ tư
pháp về hình sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt
tù với các nước trên thế giới.
7
Ban soạn thảo sửa đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003
được Quốc hội thành lập đã tiếp thu và thể hiện quan điểm xây dựng
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) thực sự
khoa học, tiến bộ, có tính khả thi cao; là công cụ pháp lý sắc bén để đấu
tranh hữu hiệu với các loại tội phạm; ghi nhận đầy đủ và đề cao trách
nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng trong việc bảo đảm qùyền con
người, quyền công dân đã được Hiến định; góp phần quan trọng thực
hiện mục tiêu: “Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ,
nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhăn dân,
phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh
tế - xã hội và hội nhập quốc tế. Đồng thời, xuất phát, từ điều kiện cụ thể
của Việt Nam, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung
năm 2021) một mặt khẳng định tiếp tục duy trì và phát huy những ưu
điểm của mô hình tố tụng hình sự thẩm vấn; mặt khác, tiếp thu có chọn
lọc những hạt nhân hợp lý của mô hình tố tụng hình sự tranh tụng, phù
hợp với truyền thống pháp lý, văn hóa, điều kiện chính trị, kinh tế, xã
hội cụ thể ở Việt Nam. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ
sung năm 2021) thể hiện và bảo đảm nguyên tắc tranh tụng trong xét
xử; bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật, phù hợp
với các luật mới được Quốc hội ban hành; tạo nền tảng pháp lý thuận
lợi cho việc hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm,
nội luật hóa các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên liên quan
đến tố tụng hình sự; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong xây
dựng Bộ luật Tố tụng hình sự.
Công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục và triển khai các biện
pháp nhằm thi hành có hiệu quả, đạt được mục tiêu nêu trên có ý
nghĩa rất quan trọng trong việc đưa Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015
(sửa đổi, bổ sung năm 2021 ) đi vào đời sống và thực tiễn tố tụng hình
sự. Trên tinh thần đó, với tư cách là Trưởng Ban soạn thảo dự án sửa
đổi, bổ sung Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, tôi đánh giá cao và
rất vui m ừng trước nồ lực cá nhân của Trung tướng, GS.TS. Nguyễn
N gọc Anh - nguyên Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính,
tư pháp (nay là Cục trưởng - Thành viên Ban N ghiên cứu chuyên đề
8
giúp việc Bộ trưởng Bộ Công an), Tổ phó Tổ biên tập và Luật sư,
TS. Phan Trung Hoài - Phó Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam -
Thành viên Tổ biên tập, là đồng chủ biên cùng các thành viên nhóm
biên soạn, đã hoàn thành và được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự
thật xuất bản quyển sách Bình luận khoa học Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 (sửa đỗi, bổ sung năm 2021) (xuất bản lần thứ ba, có
sửa chữa, bổ sung).
Từ một số kết quả nghiên cứu và sự trải nghiệm trên các cương vị
công tác khác nhau, các tác giả đã tích cực tham gia và có nhiêu đóng
góp trong quá trình Ban soạn thảo và Tổ biên tập xây dựng dự thảo Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015 trình các cơ quan thẩm định và Quôc
hội thông qua. Các tác giả đã cố gắng diễn giải một cách cụ thể nhưng
cô đọng tinh thần và nội dung của từng điều luật, giải quyết các tình
huống phát sinh từ thực tiễn trong một quyển sách viết khá công phu.
Đây là một tác phẩm không chỉ có giá trị về mặt khoa học pháp lý, mà
còn mang tính thực tiễn cao mà các nhà nghiên cứu, các chủ thể tiến
hành và tham gia tố tụng, các cán bộ trong các cơ quan pháp luật và các
sinh viên ngành luật có thể tham khảo trong quá trình công tác, học tập
của mình.
Tôi trân trọng giới thiệu cuốn sách Bình luận khoa học Bộ luật
Tổ tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2021) (xuất ban lần
thứ ba, có sửa chừa, bổ sung) và mong nhận được sự đóng góp ý kiến
đê các tác giả tiếp tục hoàn thiện và cập nhật trong thời gian tới.
PGS.TS. NGUYỀN HÒA BÌNH
Uy viên Bộ Chỉnh trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Chánh án Tòa án nhân dân tôi cao
9
PHẦN THỨ NHẤT
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Phần thứ nhất. Những quy định chung gồm 8 chương (từ Chương I
đến Chương VIII), với 142 điều (từ Điều 1 đến Điều 142) quy định về
phạm vi điều chỉnh, nhiệm vụ, hiệu lực của Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2021 (sau đây gọi tắt là Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2015); xác lập những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng
hình sự; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan và người có thẩm
quyền tiên hành tố tụng; địa vị pháp lý của những người tham gia tố
tụng; người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích họp pháp của bị
hại, đương sự; chứng cứ và chứng minh; căn cứ, thẩm quyền, trình tự,
thủ tục, thời hạn áp dụng các biện pháp cưỡng chế tổ tụng; trình tự, thủ
tục giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự; lệnh, quyết định, yêu
cầu, biên bản, thời hạn, chi phí tố tụng và việc cấp, giao, gưi, thòng báo
các loại văn bản tố tụng.
C h ư ơ n g I
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH, NHIỆM v ụ ,
HIỆU L ự c CỦA B ộ LUẬT TO TỤNG HÌNH s ự
Chương này gôm 6 điều (từ Điều 1 đến Điều 6), so với Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2003, ngoài 02 điều quy định về nhiệm vụ và hiệu
lực của Bộ luật Tố tụng hình sự, thì Chương I Bộ luật Tố tụng hình sự
năm 2015 bô sung 04 điều quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ
ngữ; trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu
tranh phòng, chông tội phạm; phát hiện và khắc phục nguyên nhân,
điều kiện phạm tội với những nội dung cụ thể như sau:
11
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Bộ luật Tô tụng hình sự quy định trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải
quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tổ, điều tra, truy tổ, xét xử và một sổ
thủ tục thỉ hành án hình sự; nhiệm vụ, quyền hạn và moi quan hệ giữa
các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ tụng; nhiệm vụ, quyền hạn và
trách nhiệm của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa
vụ của người tham gia tổ tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân; hợp tác quốc
tể trong tổ tụng hình sự.
BÌNH LUẬN
1. Đe xác định rõ phạm vi điều chỉnh của Bộ luật và hảo đảm tên của
điều luật phù hợp với nội dung của điều luật đó, Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 bổ sung điều luật quy định về phạm vi điều chĩnh. về cơ
bản, nội dung quy định của Điều này được tách ra từ nội dung của điều
luật quy định về nhiệm vụ của Bộ luật Tổ tụng hình sự trong Bộ luật Tố
tụng hình sự năm 2003. Trong đó, đã được bổ sung phạm vi điều chỉnh
bao gồm cả trình tự, thủ tục tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm
và giới hạn quy định về trình tự, thủ tục thi hành án hình sự, chỉ quy định
một sổ thủ tục thi hành án hình sự gắn liền với chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, việc thi hành án hình
sự thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thi hành án hình sự năm 2010'.
Quy định này đã xác định rõ phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng
hình sự, đồng thời cũng xác định rõ tố tụng hình sự là gì.
Theo quan niệm trước đây, tố tụng hình sự là quá trình giải quyết vụ
án hình sự theo trình tự, thủ tục được quy định trong Bộ luật Tố tụng
hình sự. Tố tụng hình sự là toàn bộ các hoạt động của cơ quan tiến hành
tô tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng. Tuy nhiên,
quan niệm này chưa thuyết phục khi chưa làm rõ được vấn đề: các giai
đoạn của tố tụng hình sự bắt đầu từ đâu và kết thúc khi nào?
Vậy việc xác định tố tụng hình sự là gì, bắt đầu từ khi nào và kết
thúc khi nào cần căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Tố tụng
hình sự? Hiểu một cách đơn giản, thì những hoạt động của chủ thể có
1. Luật Thi hành án hình sự năm 2010 đã được thay thế bởi Luật Thi hành án
hình sự năm 2019, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020.
12
thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố
tụng hình sự là hoạt động tố tụng hình sự; theo đó, các giai đoạn tô
tụng hình sự bắt đầu từ khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố. Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định về trách nhiệm của Công
an xã, phường, thị trấn, đồn Công an trong việc tiếp nhận, lấy lời khai
ban đầu hoặc kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo
về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra
có thẩm quyền (Điều 146). Các hoạt động này không được coi là hoạt
động tố tụng hình sự mà chỉ là hoạt động phân loại ban đầu của Công
an cấp cơ sở trước khi chuyển cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ
lý, giải quyết, bởi vì Công an xã, phường, thị trấn, đồn Công an không
phải là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Tố tụng hình sự kết thúc khi nào? Nếu xét theo từng vụ việc, vụ
án cụ thê thì tùy vào kết quả của việc giải quyết và các giai đoạn tố
tụng tiếp theo sẽ quyết định thời điểm kết thúc của tố tụng hình sự. Có
trường hợp tố tụng hình sự kết thúc ngay từ khi mới bắt đầu: Sau khi
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tổ tụng ra quyết định không khởi tố vụ án... Nếu
xem xét theo các giai đoạn tố tụng hình sự một cách đầy đủ thì tố tụng
hình sự sẽ kết thúc khi có quyết định thi hành án hoặc quyết định xóa
án tích của Tòa án.
Như vậy, tô tụng-hình sự là toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hình
sự, từ khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết
tin báo, tô giác vê tội phạm (xem bình luận các Điều 145,146), tiến hành
điêu tra, truy tô, xét xử và thi hành án hình sự theo trình tự, thủ tục được
quy định trong Bộ luật Tổ tụng hình sự năm 2015.
2. Hoạt động tô tụng hình sự được chia thành nhiều giai đoạn, ở mồi
giai đoạn do các chủ thể khác nhau tiến hành. Vì thế, Bộ luật Tố tụng
hình sự năm 2015 xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ giữa
các chủ thể này. Nếu như Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 chỉ xác
định nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ của các cơ quan tiến hành tố
tụng, người tiến hành một số hoạt động tố tụng thì Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 đã được mở rộng quy định là các cơ quan có thẩm quyền
13
tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Như vậy, Bộ
luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các
cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành điều tra, Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát, Tòa án và mối quan hệ giữa các cơ quan này trong hoạt động
tố tụng hình sự; đồng thời, quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm
cụ thể của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến
hành một số hoạt động điều tra, cán bộ điều tra; Thủ trưởng, Phó Thủ
trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên, Cán bộ điều tra; Viện trưởng, Phó
Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên; Chánh án, Phó
Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Thẩm tra viên, Hội thẩm, Thư ký Tòa án.
Cùng với quy định về cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cũng quy định quyền và nghĩa
vụ của những người tham gia tố tụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan đến hoạt động tố tụng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ trong hoạt
động tố tụng hình sự.
3. Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 cơ bản không quy định lại phần
hợp tác quốc tế của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 vì thuộc phạm
vi điều chỉnh của Luật Tương trợ tư pháp năm 2007, mà chỉ quy định
những nội dung hợp tác đặc thù của tố tụng hình sự nhằm tạo ra cơ sở
pháp lý cho việc m ở rộng họp tác quốc tế trong lĩnh vực tố tụng hình
sự, đấu tranh có hiệu quả đối với tội phạm, đặc biệt là tội phạm có yếu
tố nước ngoài.
Điều 2. Nhiệm vụ của Bộ luật Tổ tụng hình sự
Bộ luật Tố tụng hình sự có nhiệm vụ bảo đảm phát hiện chinh xác và
xử lý công minh, kịp thời mọi hành vi phạm tội, phòng ngừa, ngăn chặn
tội phạm, không để lọt tội phạm, không làm oan người vỏ tội; góp phân
bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế
độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp
pháp của tổ chức, cá nhân, giáo dục mọi người ỷ thức tuân theo pháp
luật, đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.
B ÌN H LU Ậ N
Điều luật xác định rõ nhiệm vụ của Bộ luật Tố tụng hình sự là nhằm
đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới,
14
bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ
chức. Yêu cầu bảo đảm phát hiện chính xác và xử lý công minh, kịp
thời, đúng pháp luật mọi hành vi phạm tội được đặt lên hàng đầu. Tố
tụng hình sự đã đặt ra nhiệm vụ phát hiện tội phạm và các vấn đề có
liên quan khác của tố tụng hình sự để hướng tới mục đích làm rõ sự
thật khách quan của vụ án, nhằm xét xử đúng người, đúng tội, không để
lọt tội phạm, không làm oan người vô tội. Chỉ khi xác định chính xác
hành vi phạm tội thì mới có thể giải quyết toàn diện vụ án như bảo đảm
công bằng, công lý; bảo vệ quyền con người; đấu tranh phòng, chống
tội phạm; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; đưa các quy định của
Bộ luật Hình sự áp dụng vào thực tiễn. Tuy nhiên, việc xác định chính
xác hành vi phạm tội phải được thực hiện theo những trình tự, thủ tục
quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự, nếu vi phạm sẽ không đạt được
mục đích tố tụng hình sự đặt ra, cho dù hành vi phạm tội đã xảy ra trên
thực tế. Việc quy định một cách toàn diện, cụ thể, rõ ràng về trình tự,
thủ tục trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm tính đúng đắn trong việc
truy cứu trách nhiệm hình sự và kết án, tránh oan, sai và bỏ lọt tội phạm.
Đặc biệt, so với Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003, Bộ luật Tố tụng hình
sự năm 2015 đã được bổ sung nhiệm vụ góp phần bao vệ công lý, bao
vệ quyền con người, quyền công dân đã thể hiện quan diêm tiến bộ của
nền tố tụng Việt Nam. Bảo vệ công lý ở đây không chỉ là bảo vệ pháp
luật đơn thuần mà nó được dựa trên nền tảng của pháp luật, tạo cơ hội
cho người dân tiếp cận với công lý, kết hợp với tính hợp lý, họp quy
luật khách quan, sự công bằng; quyền của tất cả mọi người, của công
dân đều được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt địa vị
xã hội, săc tộc, tôn giáo, giới tính hoặc các đặc tính khác.
Ngoài ra, nhiệm vụ giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật,
đâu tranh phòng ngừa và chống tội phạm cũng là một nhiệm vụ hêt sức
quan trọng của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015. Nhiệm vụ giáo dục
này bao gồm giáo dục, phòng ngừa chung và giáo dục người phạm tội.
Các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và hoạt động tố tụng hình sự
trên thực tiễn có ý nghĩa giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật,
làm cho mọi người tin rằng mọi hành vi vi phạm pháp luật đều bị lên
án, trừng trị, đồng thời giáo dục mọi người có ý thức tham gia tích cực
15