Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh luan cau tho dau don thay phan dan ba loi rang bac menh cung la loi chung
MIỄN PHÍ
Số trang
5
Kích thước
143.4 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1181

Binh luan cau tho dau don thay phan dan ba loi rang bac menh cung la loi chung

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Bình luận câu thơ "Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh

cũng là lời chung" Bài Mẫu Số 1: " Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai" Câu ca dao ấy cất lên như lời than thân, thở dài của một người phụ nữ giữa xã

hội đương thời phong kiến. Cái xã hội khi mà số phận của họ được định đoạt

bằng những cuộc trao đổi, mua bán, bằng những cuộc hôn nhân chính trị chứ

không phải bằng tình yêu. Xã hội ấy nơi mà nhân phẩm của họ bị đạp xuống

tận bùn đen. Cảm thông, thấu hiểu sự đau đớn đó của người phụ nữ mà nhà thơ

Nguyễn Du đã viết lên thiên kì cổ "Truyện Kiều". Và trong tác phẩm ấy, chính

tác giả cũng đã thốt lên hai câu thơ mà mãi tận sau này, người ta vẫn còn thấy

nguyên giá trị của nó khi nhắc về thân phận của người phụ nữ trước lễ giáo

phong kiến: " Đớn đau thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung". Hai câu thơ này được Nguyễn Du viết - là lời cảm thán của Kiều khi đứng

trước nấm mồ lạnh lẽo của Đạm Tiên - một người kĩ nữ. Hai câu thơ bật lên

như một lời than thở của Kiều hay cũng chính là của Nguyễn Du trước nỗi đau

mà người phụ nữ trong xã hội xưa phải chịu đựng. Không phải bất cứ từ ngữ

nào khác mà là "đớn đau thay"! Lời thơ như một lời thở dài đầy đau xót của tác

giả. Chính Nguyễn Du cũng đã có những năm tháng phiêu bạt giữa xã hội, phải

chịu cảnh đói, cảnh nghèo, có lẽ vì thế ông hiểu được những số phận nghèo khó

và cả hoàn cảnh đau khổ của những người phụ nữ nữa. Có lẽ chính vì vậy khi

viết lên thiên "Truyện Kiều", ông đã đem những xúc cảm chân thật nhất của

mình vào trong những vần thơ ấy. Nguyễn Du hiểu rất rõ "phận đàn bà", cái số

phận của người phụ nữ xưa khi mà họ phải sống trong một xã hội trọng nam

khinh nữ, một xã hội luôn chà đạp lên nhân phẩm, nhân cách của người phụ nữ

yếu đuối. Xã hội ấy cũng tước đoạt đi quyền được sống hạnh phúc, quyền được

yêu thương và cả những mong ước nhỏ bé của họ nữa. Xã hội đó đã khiến họ

phải trở thành những kẻ "bạc mệnh". Đau đớn nào bằng?

"Đớn đau thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung". Đó là lời thương cảm của Nguyễn Du, là tấm lòng nhân đao đầy cao cả của ông

dành cho những người phụ nữ Việt Nam xưa - những thân phận "thấp cổ bé

họng" trong xã hội phong kiến đương thời. Nếu hỏi những nguyên nhân nào đã tạo nên số phận bất hạnh của người phụ nữ

trong xã hội xưa thì điều đầu tiên đó chính là xã hội. Đó là một xã hội với Nho

giáo là chủ, không có quyền bình đẳng dành cho người phụ nữ, xã hội mà đàn

bà chỉ là một vật phẩm để trao đổi, mua bán, xã hội "trọng nam khinh nữ" khi

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!