Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Binh giang truyen ngan lang cua kim lan (2)
MIỄN PHÍ
Số trang
3
Kích thước
124.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1083

Binh giang truyen ngan lang cua kim lan (2)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Đề bài: Bình giảng truyện ngắn Làng của Kim Lân

Hướng dẫn

Kim Lân là nhà văn am hiểu sâu sắc và gắn bó với nông thôn và người nông

dân. Truyện của ông hầu như chỉ tập trung viết về sinh hoạt nông thôn và cảnh

ngộ của người nông dân. Truyện ngắn Làng được viết trong thời kì đầu của

cuộc kháng chiến chống Pháp và đăng lần đầu tiên trên tạp chí Văn nghệ năm

1948. Nhân vật chính của truyện là ông Hai, người làng Chợ Dầu. Dưới ngòi

bút tâm lý sắc sảo về người nông dân của Kim Lân, hình ảnh ông Hai hiện lên

một cách sinh động và tuyệt đẹp về tình yêu làng, yêu nước ở người nông dân. Ông Hai là hiện thân của cách suy nghĩ và hành động cao đẹp như những gì

vốn có của con người Việt Nam, mà trước hết là tầng lớp bình dân. Ông Hai rất yêu và tự hào cái làng của mình. Tình cảm ấy được thể hiện trước

hết ở cái tính hay “khoe” làng, tự hào cái làng Chợ Dầu của mình về nhiều mặt:

Ông khoe làng ông giàu đẹp “Nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh. Đường trong

làng lát đá xanh, trời mưa trời gió tha hồ đi khắp đầu làng, cuối xóm, bùn

không dính đến gót chân”. Trước Cách mạng, mỗi bận đi đâu xa, ông thường khoe cái dinh phần của viên

tổng đốc làng ông hoặc khi có khách bên ngoại 0' dưới tỉnh nam lên chơi, thế

nào ông cũng dắt ra xem làng cụ Thượng cho kì được. Ông rất hãnh diện cho

làng có được cái sinh phần ấy lắm. Nhưng về sau, cách mạng đã giúp ông thay

đổi nhận thức, ông Hai không lấy làm tự hào về cái sinh phần của viên tống

đốc, ông Hai tự hào về những cái khác, đó là phong trào cách mạng của làng

sôi nổi, rất có khí thế, lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân vào cuộc chiến toàn dân. Ông còn khoe về “cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa, rộng rãi nhât

vùng, cái chòi phát thanh cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều

nghe”. Mỗi lần kể chuyện về làng của mình, ông nói một cách say mê và náo nức lạ

thường. Hai con mắt ông sáng hẳn lên, cái mặt ông biến chuyển, hoạt động”. Vì yêu làng cho nên ông tình nguyện và hăng hái ở lại làng cùng đội du kích

chiến đấu. Do hoàn cảnh gia đình mà phải đi tản cư. Đó là con đường bất đắc dĩ

mà ông phải lựa chọn. Trong cách lựa chọn này đã nảy ra ý nghĩ trong ông: “thôi thì chẳng ở lại làng cùng anh em được, thì tản cư âu cũng là khổng chiến”. Những ngày xa làng ông rất khổ tâm, day dứt nhớ làng, nhớ các anh em đồng

chí ở lại làng. Ông tiếc là không được ở lại làng để cùng góp phần vào công

việc chung của người ở lại. Tình yêu làng của ông Hai là như thế. Ông khoe

làng cốt là để làm vơi đi nỗi nhớ làng của mình. Tình yêu làng của ông Hai là

thống nhất với tình yêu nước, với tinh thần kháng chiến. Dưới ngòi bút tâm lý sắc sảo của mình, Kim Lân đã lột tả được diễn biến tâm lí

của ông Hai khi nghe tin đồn về làng ông theo giặc. Trước cái tin đột ngột ấy, ông Hai sừng sở: “Cổ ông nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân. Ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được…”. Khi tĩnh lại được phần nào, ông hai cố

không tin cái tin ấy. Nhưng không tin làm sao được bởi lời nói của những

người tản cư còn khẳng định kia mà!

Từ lúc ấy, trong tâm trí ông Hai chỉ còn cái tin dữ ấy xâm chiếm, nó thành cái

ám ảnh day dứt khiến ông phải “cúi gằm mặt xuống mà đi”, về đến nhà ông

“nằm vật ra giường”. Rồi tủi thân khi nhìn thấy lũ con “nước mắt ông lão cứ

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!