Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biểu hiện xúc cảm - tình cảm của trẻ mồ côi 7-11 tuổi qua tranh vẽ tại làng trẻ em SOS Gò Vấp TP.HCM
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Thu Vân
BIỂU HIỆN XÚC CẢM – TÌNH CẢM CỦA TRẺ
MỒ CÔI 7 -11 TUỔI QUA TRANH VẼ TẠI LÀNG
TRẺ EM SOS GÒ VẤP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Trần Thị Thu Vân
BIỂU HIỆN XÚC CẢM – TÌNH CẢM CỦA TRẺ
MỒ CÔI 7 -11 TUỔI QUA TRANH VẼ TẠI LÀNG
TRẺ EM SOS GÒ VẤP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Tâm lý học
Mã số : 60 31 04 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. LÊ THỊ MINH HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh 2013
3
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn khoa Tâm lý giáo dục và phòng Sau đại học trường
Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành chương
trình học cũng như luận văn này.
Chân thành cảm ơn TS Lê Thị Minh Hà là người giảng dạy và hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình làm luận văn này.
Xin cảm ơn ban lãnh đạo, các giáo dục viên, các mẹ và tất cả các trẻ của Làng
trẻ em SOS Tp HCM đã tham gia nhiệt tình trong suốt quá trình nghiên cứu của tôi.
Cảm ơn BS Nguyễn Minh Tiến và chi hội tâm lý Trăng Non (Thuộc hội Tâm lý
– Giáo dục Tp HCM) đã định hướng, giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình hoàn
thành luận văn này.
Cảm ơn cha mẹ, gia đình, những người thân và bạn bè đã luôn sát cánh, giúp đỡ
cả về vật chất lẫn tinh thần để tôi có thể đi đến giai đoạn hoàn thiện cuối cùng.
4
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các phân tích, nhận
định trong luận văn là hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào.
Tác giả
Trần Thị Thu Vân
5
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................................3
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................4
MỤC LỤC...............................................................................................................................5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................................8
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................8
2. Mục đích nghiên cứu: .............................................................................................10
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:......................................................................10
4. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................................10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................10
6. Phạm vi nghiên cứu.................................................................................................10
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu............................................................11
7.1. Cách tiếp cận..............................................................................................................11
7.2. Các phương pháp nghiên cứu .............................................................................11
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN..............................................................................................13
1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu vấn đề ......................................................................13
1.1.1. Ở nước ngoài ........................................................................................................13
1.1.2. Ở Việt Nam ...........................................................................................................14
1.2. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu ..................................................................15
1.2.1. Khái niệm trẻ mồ côi ............................................................................................15
1.2.2. Khái niệm về các loại xúc cảm – tình cảm:.........................................................16
1.2.3. Đặc điểm xúc cảm – tình cảm của trẻ trong độ tuổi 7 – 11 tuổi (độ tuổi tiểu
học) 18
1.2.4. Tranh vẽ của trẻ em..............................................................................................21
Phóng chiếu (Projection)..................................................................................................24
6
1.2.5. Sự bộc lộ xúc cảm - tình cảm của trẻ qua tranh vẽ ............................................27
1.3. Kỹ thuật phân tích tranh vẽ của trẻ .....................................................................29
1.3.1. Quan sát khi trẻ vẽ tranh .....................................................................................29
1.3.2. Thu thập thông tin khi trẻ hoàn thành................................................................30
1.3.3. Kỹ thuật phân tích tranh vẽ .................................................................................30
1.3.4. Một số chỉ dẫn cụ thể về kỹ thuật xem tranh ......................................................31
1.3.4.1. Những biểu hiện về nội dung hình vẽ..........................................................31
1.3.4.2. Những biểu hiện về mặt hình thức của bức tranh.......................................35
1.3.4.3. Sử dụng màu sắc .........................................................................................37
1.3.4.4. Vị trí hình vẽ - biểu tượng không gian của hình vẽ.....................................40
1.3.5. Cách “đọc” tranh vẽ của trẻ:...............................................................................42
1.3.5.1. Đọc trực cảm (ấn tượng tổng thể ban đầu).................................................42
1.3.5.2. Đọc bình thường..........................................................................................42
1.3.5.3. Đọc phân tích diễn giải...............................................................................42
Chương 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................................46
2.1. Tổng quan về Làng trẻ em SOS...........................................................................46
2.2. Tổ chức nghiên cứu thực trạng ................................................................................48
2.3. Kết quả nghiên cứu sự biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ qua tranh vẽ.....49
2.3.1. Các trường hợp nghiên cứu.................................................................................49
2.3.2. Đặc điểm chung của các trường hợp ................................................................107
2.3.3. Một số ý kiến của các giáo dục viên và các mẹ ở Làng SOS............................108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...........................................................................................115
1. Kết luận ..................................................................................................................115
2. Kiến nghị ................................................................................................................118
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................122
PHỤ LỤC ............................................................................................................................125
7
PHỤ LỤC 1:Câu hỏi phỏng vấn....................................................................................125
PHỤ LỤC 2:....................................................................................................................125
PHỤ LỤC 3: TÓM TẮT CÁC TRƯỜNG HỢP.............................................................126
8
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TH1-H1-Vẽ nhà – Nam 11t: trường hợp 1, hình 1, vẽ nhà, đối tượng: nam 11 tuổi.
TH2-H2-Vẽ người – Nam 11t: trường hợp 2, hình 2, vẽ người, đối tượng: nam 11 tuổi.
Làng: làng trẻ em SOS – Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh.
Bà mẹ SOS: người mẹ ở làng trẻ em SOS - Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh.
8
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao, cùng theo
đó các nhu cầu của con người về đời sống vật chất cũng như tinh thần đang tiến dần lên
những nấc thang mới. Ngoài nhu cầu vật chất đã trở thành tiền đề cơ bản, loài người ngày
càng quan tâm hơn đến đời sống tinh thần với rất nhiều nhu cầu khác nhau như giải trí, giải
tỏa căng thẳng, chăm sóc tinh thần, cảm nhận nghệ thuật và đặc biệt là nhu cầu bộc lộ xúc
cảm, tình cảm của bản thân. Trong quá trình sống, con người tác động vào thế giới khách
quan, cải tạo thế giới, cải tạo xã hội nhằm phục vụ cho đời sống, đồng thời cũng cải tạo
chính bản thân mình. Không những thế, con người còn tỏ thái độ của mình với thế giới. Khi
nghe một bản nhạc, một bài thơ hay, chứng kiến một hoàn cảnh thương tâm con người đều
có những rung động của bản thân mình. Khi thoả mãn hay không được thoả mãn những nhu
cầu của bản thân, con người cũng có những cảm xúc tương ứng. Những hiện tượng tâm lý
biểu lộ những rung động, những thái độ của con người đối với sự vật hiện tượng đó gọi là
cảm xúc và tình cảm. Cảm xúc và tình cảm của con người rất phong phú và đa dạng, thể
hiện qua nhiều cung bậc, cấp độ khác nhau. Cảm xúc cũng đã xuất hiện ở con người từ rất
sớm, khi mới sinh, nhưng cách bộc lộ cảm xúc ở trẻ nhỏ lại là một quá trình dài theo năm
tháng, hình thành từ việc trẻ giao tiếp với người thân (cha, mẹ, ông bà…) và học hỏi bằng
cách nhìn người lớn giao tiếp hàng ngày.Cách bộc lộ cảm xúc của trẻ ảnh hưởng rất nhiều
bởi cách chăm sóc của cha mẹ và quá trình dạy dỗ mà trẻ nhận được.
Một trong những phương tiện để con người bộc lộ xúc cảm tình cảm của mình ngôn
ngữ - một hệ thống tín hiệu (chữ viết và lời nói) dùng để thông tin liên lạc. Nói rộng hơn,
ngôn ngữ là các công cụ (có lời và không lời) dùng để truyền thông giao tiếp. Một trong
những ngôn ngữ không lời đó là tranh vẽ - tranh vẽ được dùng để phản ánh con người, qua
đó con người bộc lộ tâm tư, cảm xúc, tình cảm. Ở bất cứ thời đại nào, lứa tuổi nào con
người đều có thể bộc lộ tâm tư qua hình vẽ. Ngay cả khi có sự khác biệt về ngôn ngữ hay
mất khả năng nói, con người vẫn có thể hiểu nhau qua tranh vẽ. Do đó truyền đạt bằng hình
vẽ có tính nguyên sơ, cơ bản và phổ biến. Nó có thể dùng cho nhiều người, nhiều đối tượng
khác nhau, dù biết chữ hay không biết chữ, dù biết nói hay không biết nói... đặc biệt là cho
trẻ em. Những nét vẽ nguệch ngoạc, đơn điệu tưởng chừng vô nghĩa, nhưng trong nghiên
cứu, tìm hiểu tâm lý của trẻ, những “tác phẩm” đó vô cùng có giá trị. Qua nét vẽ trẻ bộc lộ
9
cảm xúc, sự nhận thức, thái độ...đồng thời nó cũng trở thành phương tiện giao tiếp của trẻ
với thế giới bên ngoài.
Ngoài ra, tranh vẽ có ý nghĩa lớn trong khoa học nghiên cứu tâm lý trẻ em. Đây là một
vấn đề không hề đơn giản trong tâm lý lâm sàng trẻ em. Ở Việt Nam, tuy chưa có nhiều
công trình nghiên cứu về hình vẽ của trẻ nhưng một số tác giả cũng đã sử dụng tranh vẽ
trong việc tìm hiểu, nghiên cứu về trẻ em, gợi mở nhiều vấn đề lý thú cần đào sâu. Do đó
bản thân người viết muốn tiếp cận, tìm hiểu tình cảm của trẻ em qua tranh vẽ để có thể hiểu
thêm về cảm xúc, tình cảm của trẻ trước cuộc sống, mong muốn và tương lai.
Gia đình là tổ ấm an toàn nhất của đa phần mọi người, là nơi nuôi dưỡng, ấp ủ để mỗi
người trưởng thành, là cội nguồn phát sinh tình thương. Đã là con người ai chẳng mong
muốn được mẹ cha thương yêu, chăm sóc. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được
điều đó. Nhiều trẻ nhỏ không biết đến hơi ấm của mẹ ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh người
cha, người mẹ trở nên xa lạ, cao vời. Sự thèm khát một mái ấm, sự chăm sóc, bảo bọc của
mẹ cha nhưng không được. Đối với các em tất cả chỉ là mơ, những giấc mơ rất đỗi bình
thường, dung dị, được sống trong vòng tay của mẹ cha như bao nhiêu đứa trẻ khác nhưng lại
vô cùng xa vời. Các em luôn thường trực sự thèm khát có mẹ, có cha, các em mất đi chỗ
dựa an toàn nhất của cuộc đời, mất đi sự yêu thương vô điều kiện. Liệu sự chở che, yêu
thương của những người khác thay thế bố mẹ có thể bù đắp được những gì các em đã mất.
Trong quá trình làm việc với nhiều đối tượng trẻ em, người viết cảm nhận được sự thiếu
vắng, lạnh lẽo trong tâm hồn các em. Vì vậy mong muốn thực hiện đề tài này để phần nào
có thêm công cụ giúp các em bộc lộ mình, cũng như những người đang chăm sóc, làm việc
với trẻ hiểu các em hơn.
Xúc cảm, tình cảm là những hiện tượng tâm lý phản ánh sự vật hiện tượng xung quanh
dưới dạng những rung động, trải nghiệm trong bản thân mỗi chủ thể. Con người luôn có nhu
cầu được yêu thương, chăm sóc, bao bọc và bộc lộ xúc cảm, tình cảm của mình. Đối với trẻ
nhỏ nhu cầu này càng được thể hiện rõ nét. Với trẻ mồ côi, cùng với sự thiếu hụt tình cảm
của mình, những xúc cảm, tình cảm âm tính sẽ nảy sinh. Làm thế nào để chúng dễ dàng bộc
lộ buồn, vui, giận hờn, yêu ghét mà không cảm thấy khó khăn trước những rào cản. Từ đó
có thêm cơ hội biểu lộ những xúc cảm, tình cảm dương tính khác mà chúng có được. Nhờ
có xúc cảm, tình cảm con người nhận biết được về bản thân mình rõ nét hơn. Sự bộc lộ bản
thân là điều không thể thiếu trong quá trình giao tiếp hay công việc. Đây cũng là một trong
những khó khăn đối với trẻ mồ côi mà tác giả nhận thấy trong quá trình tiếp xúc.
10
Như vậy, nhu cầu bộc lộ xúc cảm, tình cảm là một trong những nhu cầu rất quan trọng
ở mỗi con người. Ngay từ thuở nhỏ, mỗi người đã có những cách thức khác nhau bộc lộ tình
cảm khác nhau và rất phong phú. Trẻ mồ côi là đối tượng gặp nhiều tổn thương, mất mát,
đau buồn trong cuộc sống và việc bộc lộ xúc cảm, tình cảm cũng trở nên khó khăn hơn. Nếu
có một phương thức nào đó vừa giúp trẻ thể hiện xúc cảm, tình cảm của mình lại vừa tránh
nói trực tiếp đến những tổn thương sẽ giúp trẻ rất nhiều trong việc bộc lộ mình, đồng thời
giúp người lớn hiểu và có những phương pháp giáo dục phù hợp hơn. Do đó nười viết đã
lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 – 11 tuổi qua
tranh vẽ tại làng trẻ em SOS Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Mục đích nghiên cứu:
Tìm hiểu xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi qua tranh vẽ và các yếu tố ảnh hưởng đến
cảm xúc. Từ đó giúp giáo dục viên, tình nguyện viên và những người chăm sóc khác hiểu
thêm về các em để có những phương pháp giáo dục phù hợp.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: xúc cảm – tình cảm của những trẻ mồ côi 7 -11 tuổi thông qua
tranh vẽ.
Khách thể nghiên cứu: trẻ mồ côi từ 7 – 11 tuổi tại làng SOS Gò Vấp – Thành phố Hồ
Chí Minh.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Trẻ mồ côi bộc lộ xúc cảm – tình cảm tích cực và tiêu cực qua tranh vẽ.
Trẻ mồ côi bộc lộ sự khao khát về một mái ấm, một gia đình hạnh phúc (có đầy đủ mẹ
cha) qua tranh vẽ.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài: xúc cảm – tình cảm của trẻ
mồ côi nói chung và trẻ mồ côi trong độ tuổi 7 -11 tuổi nói riêng.
Tìm hiểu sự bộc lộ xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 – 11 tuổi qua tranh vẽ.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài giới hạn trong phạm vi nghiên cứu sau:
Nghiên cứu trên nhóm 12 trẻ mồ côi từ 7 – 11 tuổi tại làng trẻ em SOS Gò Vấp.
Nghiên cứu sự bộc lộ xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi 7 – 11 tuổi tại làng trẻ em
SOS Gò Vấp qua tranh vẽ.
11
7. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
7.1. Cách tiếp cận
Tiếp cận cá nhân trẻ: mỗi trẻ là một cá thể riêng biệt, có cuộc sống, thế giới nội tâm,
hoàn cảnh sống độc nhất. Cần tiếp cận từng trẻ để có cơ hội thấu hiểu các em.
Tiếp cận tâm lý trị liệu dựa trên quan điểm hệ thống. Tìm hiểu các đặc điểm, hoàn
cảnh sống của trẻ, các mối quan hệ có ý nghĩa của trẻ đối với gia đình gốc cũng như những
người quan trọng đối với trẻ trong làng SOS.
Tiếp cận giáo dục: Hiểu được cảm xúc và cách bộc lộ của trẻ, từ đó có những phương
thức giáo dục thích hợp. Có sự lưu tâm đối với những em gặp khó khăn trong việc bộc lộ
xúc cảm – tình cảm.
Tiếp cận phát triển: Quan sát biểu hiện xúc cảm tích cực cũng như tiêu cực của trẻ theo
độ tuổi.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận:
- Mục đích: Nhằm xây dựng đề cương nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài; lựa chọn
phương pháp làm cơ sở cho việc tìm hiểu, đánh giá những biểu hiển xúc cảm – tình cảm của
trẻ mồ côi 7 -11 tuổi tại làng trẻ em SOS Gò Vấp – Thành phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung: Nghiên cứu những vấn đề lý luận có liên quan đến xúc cảm sự biểu hiện
xúc cảm – tình cảm của trẻ mồ côi qua tranh vẽ.
- Cách thức thực hiện: Phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa lý thuyết để
làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
7.2.2 Phương pháp quan sát:
- Mục đích: Quan sát những biểu hiện xúc cảm – tình cảm của trẻ khi vẽ tranh.
- Nội dung: Quan sát nét mặt, thao tác vẽ trong quá trình trẻ thực hiện vẽ tranh.
- Cách thức thực hiện: Quan sát không can thiệp khi trẻ vẽ tranh và ghi chép những
điều xảy ra trong quá trình đó.
7.2.3 Phương pháp phỏng vấn:
- Mục đích: Thu thập thông tin của những người liên quan đến trẻ.
- Nội dung: sử dụng một số câu hỏi soạn sẵn về thông tin, lý lịch, tính cách của trẻ
trong cuộc phỏng vấn.
12
- Cách thức thực hiện: tiến hành phỏng vấn trực tiếp người nuôi dạy, giáo dục viên của
trẻ (phỏng vấn cá nhân) và bản thân trẻ.
7.2.4 Phương pháp nghiên cứu trường hợp:
- Mục đích: Phân tích sâu cảm xúc của một số trẻ qua tranh vẽ. Thu thập thông tin về
lịch sử phát triển, hoàn cảnh gia đình để có thêm cơ sở hiểu về cảm xúc của trẻ.
- Nội dung: Tìm hiểu sự bộc lộ cảm xúc của trẻ qua tranh vẽ, lịch sử cá nhân, mối quan
hệ của trẻ với người khác.
- Cách thức thực hiện: phân tích tranh vẽ, thu thập thông tin qua quan sát, phỏng vấn,
trò chuyện. Trên cơ sở đó hiểu rõ cảm xúc của trẻ qua tranh vẽ.
7.2.5 Phương pháp phân tích sản phẩm hoạt động:
- Mục đích: Đánh giá, phân tích tranh vẽ của trẻ.
- Nội dung: phân tích, tổng hợp các tranh vẽ của trẻ để hiểu cảm xúc, tình cảm của trẻ
qua tranh vẽ.
- Cách thức thực hiện: mô tả hoàn cảnh khách quan và chủ quan của trẻ trong quá trình
tạo ra sản phẩm. Từ đó có những phân tích, kết luận.