Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biểu hiện lâm sàng, bệnh tích ở dạ múi khế và ruột non của trâu bò mắc bệnh giun xoăn dạ múi khế tỉnh Thái Nguyên
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Phan Thị Hồng Phúc và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 183 - 188
183
BIỂU HỆN LÂM SÀNG, BỆNH TÍCH Ở DẠ MÚI KHẾ VÀ RUỘT NON
CỦA TRÂU BÒ MẮC BỆNH GIUN XOĂN DẠ MÚI KHẾ TỈNH THÁI NGUYÊN
Phan Thị Hồng Phúc*
, Nguyễn Thị Kim Lan
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Xét nghiệm phân của 1726 trâu, 1760 bò bình thường và 357 trâu, 387 bò tiêu chảy tại 4 huyện
thành của tỉnh Thái Nguyên, kết quả cho thấy: Có 67,23% số trâu và 67,96% số bò bị tiêu chảy
nhiễm giun xoăn dạ múi khế, trong đó có 33,33% (trâu), 43,35% (bò) nhiễm ở cường độ nặng và
rất nặng. Trong khi tỷ lệ nhiễm ở Trâu, bò bình thường là 46,12% và 49,77%, đồng thời chỉ nhiễm
ở cường độ nhẹ và trung bình. Trâu, bò nhiễm giun xoăn dạ múi khế có triệu chứng: Ăn kém, gầy,
da khô, lông xù dễ rụng, niêm mạc nhợt nhạt, ỉa chảy nhiều ngày, phân lỏng, thủy thũng ngực,
bụng. Mổ khám 197 trâu và 261 bò thấy: Giun xoăn dạ múi khế gây tổn thương, viêm và xuất
huyết ở cả dạ múi khế và ruột non, song tập trung ở dạ múi khế là chủ yếu, với các biến đổi bệnh
lý như: Tổn thương niên mạc, tăng sinh tế bào vùng hạ niêm mạc, hoại tử tế bào biểu mô, hạ niêm
mạc thấm dịch phù (tổn thương, viêm và xuất huyết khi có từ 867 – 1732 giun ký sinh).
Từ khóa: Trâu bò, tỷ lệ nhiễm, giun xoăn dạ múi khế, tiêu chảy, triệu chứng, bệnh tích.
ĐẶT VẤN ĐỂ*
Bệnh giun xoăn dạ múi khế là bệnh phổ biến
trên đàn trâu, bò của nước ta cũng như đàn
trâu, bò của nhiều nước trên thế giới. Bệnh do
nhiều loài giun tròn ký sinh ở dạ múi khế và
ruột non của trâu, bò và các gia súc nhai lại
khác gây nên. Ở tỉnh Thái Nguyên trâu, bò bị
nhiễm giun xoăn dạ múi khế khá nhiều, ảnh
hưởng đến năng suất chăn nuôi và gây thiệt
hại về kinh tế. Để thấy rõ tác động gây bệnh
của giun xoăn dạ múi khế, chúng tôi đã
nghiên cứu về biểu hiện lâm sàng và bệnh
tích của trâu, bò mắc bệnh ở tỉnh Thái
Nguyên, từ đó có sơ sở khoa học cho việc
chẩn đoán bệnh bằng phương pháp chẩn đoán
lâm sàng, mổ khám và có khuyến cáo hợp lý
đối với cán bộ thú y, người chăn nuôi trâu, bò
ở các địa phương.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
- Mẫu phân trâu, bò ở các lứa tuổi tại 4 huyện
thành của tỉnh Thái Nguyên
- Trâu, bò mắc bệnh giun xoăn dạ múi khế.
- Dạ múi hế và ruột non của trâu, bò bị bệnh.
*
Tel: 0988706238; Email: [email protected]
- Máy cắt tiêu bản tế bào Microtom, kính hiển
vi quang học, buồng đếm Mc.Master, thuốc
nhuộm Hematoxylin – Eosin, hóa chất và
dụng cụ thí nghiệm khác.
Nội dung nghiên cứu
- Xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun
xoăn dạ múi khế ở trâu, bò bình thường và
tiêu chảy
- Biểu hiện lâm sàng của trâu, bò mắc bệnh
giun xoăn dạ múi khế.
- Bệnh tích ở dạ múi khế và ruột non của
trâu, bò mắc bệnh.
Phương pháp nghiên cứu
- Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu chùm
nhiều bậc (Nguyễn Như Thanh, 2001) [8].
- Xét nghiệm mẫu bằng phương pháp
Fulleborn, đếm trứng giun xoăn dạ múi khế
trên buồng đếm Mc. Master (Jorgen Hansen
và cs, 1994) [9].
- Quan sát biểu hiện lâm sàng của trâu, bò
mắc bệnh theo phương pháp của Hồ Văn
Nam (1982)[5].
- Mổ khám trâu, bò bị bệnh bằng phương
pháp mổ khám phi toàn diện (Skrjabin K.I.,
1963) [7].
- Làm tiêu bản tổ chức học theo phương pháp
của Cao Xuân Ngọc (1997) [6].