Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn quận cẩm lệ, thành phố đà nẵng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGÔ THỊ THANH THOA
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TRƢỜNG
TRUNG HỌC CƠ SỞ ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60.14.05
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Đà Nẵng, Năm 2013
Công trình được hoàn chỉnh tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH
Phản biện 1 : TS. TRẦN XUÂN BÁCH
Phản biện 2 : TS. TRẦN VĂN HIẾU
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ Giáo dục học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
16 tháng 11 năm 2013
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học,
bậc học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục
và đào tạo, là việc làm có ý nghĩa nhằm tạo điều kiện giáo dục toàn
diện cho các thế hệ học sinh, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài cho xã hội.
Công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia ở thành
phố Đà Nẵng nói chung và quận Cẩm Lệ nói riêng đã được các cấp
lãnh đạo, các ban ngành địa phương quan tâm và đã đạt nhiều kết
quả tốt đẹp, có 3/6 trường đạt chuẩn quốc gia. Tuy nhiên việc xây
dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia cũng còn gặp nhiều khó khăn
vướng mắc như là: tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa
đạt yêu cầu so với quy định, đội ngũ nhân viên hành chính thiếu, chất
lượng công tác văn phòng chưa đạt yêu cầu, công tác xã hội hóa
chưa được quan tâm đúng mức.
Để khắc phục những khó khăn, tồn tại của các trường THCS trên
địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng, cần có những biện pháp quản
lý hiệu quả việc xây dựng và phát triển trường THCS ĐCQG.
Từ những lý do cấp thiết nêu trên, đề tài được lựa chọn nghiên
cứu là: “Biện pháp xây dựng trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc
gia trên địa bàn quận cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng” nhằm đề xuất
các biện pháp mang tính khả thi và thiết thực giúp đẩy nhanh tiến độ
xây dựng và phát triển bền vững của các trường THCS ĐCQG trên
địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vấn đề, đề tài đề
xuất các biện pháp xây dựng các trường THCS trên địa bàn quận
2
Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trở thành trường THCS ĐCQG trong
giai đoạn hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Công tác xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia trên
địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng xây dựng trường THCS
đạt chuẩn quốc gia, một số biện pháp xây dựng trường THCS đạt
chuẩn quốc gia theo nội dung của thông tư số: 47/2012/TT –
BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 “Ban hành Quy chế công nhận
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ
thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia” tại 6 trường THCS trên
địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
Thời gian nghiên cứu: từ 2009 đến 2013
4. Giả thuyết khoa học
Việc thực hiện xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia tại
các trường trên địa bàn quận Cẩm Lệ còn chưa đồng bộ và tiến độ
còn chậm, do vậy cần có biện pháp mang tính cấp thiết và khả thi cao
nhằm giúp đẩy nhanh tiến độ xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc
gia ở quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận về trường THCS ĐCQG, xây dựng
trường THCS ĐCQG.
Phân tích, đánh giá thực trạng công tác xây dựng trường
THCS ĐCQG của các trường THCS trên địa bàn quận Cẩm Lệ,
thành phố Đà Nẵng.
3
Đề xuất các biện pháp xây dựng các trường THCS trên địa bàn
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng trở thành trường THCS ĐCQG.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống
hóa…các tài liệu có liên quan đến hoạt động xây dựng trường THCS
đạt chuẩn quốc gia.
6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi (phương pháp Anket)
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
- Phương pháp nghiên cứu hồ sơ, tài liệu
6.3. Phương pháp hỗ trợ
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
7.Tổng quan tài liệu nghiên cứu
8. Bố cục đề tài: Luận văn gồm có:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo
và phụ lục trong luận văn gồm có các chương như sau :
Chương 1. Cơ sở lý luận về xây dựng trường THCS đạt chuẩn
quốc gia
Chương 2. Thực trạng công tác xây dựng trường THCS đạt
chuẩn quốc gia trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
Chương 3. Biện pháp xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc
gia trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng.
4
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG TRƢỜNG THCS
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
1.1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1.1. Xây dựng chuẩn trƣờng học của một số nƣớc trên
thế giới.
a. Tiêu chuẩn quốc tế phân loại giáo dục (ISCED)
b. Hệ thống giáo dục Singapore.
c. Chuẩn quốc gia hiệu trưởng trường phổ thôngtrong hệ
thống giáo dục nước Anh
1.1.2. Xây dựng trƣờng đạt chuẩn quốc gia ở Việt Nam
Xây dựng nhà trường nói chung, trường THCS nói riêng đạt
chuẩn quốc gia ở nước ta là một trong những chủ trương lớn của
Đảng. Xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ
chức các hoạt động giáo dục có chất lượng toàn diện, giữ vững và
phát huy những thành tựu của giáo dục tiểu học, thực hiện giáo dục
phổ cập, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ phát triển của trường
trung học ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Nhìn chung, nghiên cứu công tác QL nhằm nâng cao chất
lượng giáo dục ở các nhà trường nói chung và trường THCS nói
riêng đã được các cấp QL giáo dục, các nhà nghiên cứu quan tâm.
Tuy nhiên trên thực tế, còn ít công trình nghiên cứu về quản lý xây
dựng trường ĐCQG. Đặc biệt, cho đến nay chưa có công trình
nghiên cứu nào về biện pháp xây dựng trường THCS ĐCQG trên địa
bàn quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng. Vì vậy, đề xuất các biện pháp
xây dựng trường THCS ĐCQG trên địa bàn quận Cẩm Lệ, thành phố
Đà Nẵng là cấp thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
5
1.2. CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trƣờng
a. Quản lý
Quản lý là quá trình chủ thể tác động đến khách thể nhằm đạt
được mục tiêu của đơn vị bằng cách vận dụng các hoạt động như kế
hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra.
b. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức
và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau nhằm mục đích
đảm bảo sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và
vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của giáo
dục, của sự phát triển tâm lý và thể lực của trẻ em.
c. Quản lý nhà trường
Quản lý nhà trường là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng
trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành
theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào
tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh.
1.2.2. Khái niệm “chuẩn”, chuẩn quốc gia
Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, hướng theo
đó mà làm cho đúng. Hay nói cách khác: Chuẩn là những điều làm
căn cứ để đánh giá, phân loại.
Chuẩn quốc gia là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu,
hướng theo đó mà làm cho đúng, do nhà nước quy định.
1.2.3. Trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia
Trường THCS ĐCQG là trường THCS đáp ứng đầy đủ 5 tiêu
chuẩn của trường THCS ĐCQG được nêu rõ trong thông tư Số
47/2012/TT-BGDĐT, ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế công nhận trường THCS,
trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
6
1.2.4. Biện pháp và biện pháp xây dựng trƣờng THCS đạt
chuẩn quốc gia
Biện pháp là phương pháp giải quyết một vấn đề cụ thể nào
đó, biện pháp xây dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia là các cách
tác động vào việc xây dựng và phương pháp giải quyết vấn đề xây
dựng trường THCS đạt chuẩn quốc gia
1.3.TRƢỜNG THCS TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN
1.3.1.Vị trí của giáo dục Trung học cơ sở
Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong bốn năm học,
từ lớp sáu đến lớp chín. Học sinh vào học lớp sáu phải hoàn thành
chương trình tiểu học, có tuổi là mười một tuổi.
1.3.2.Vai trò của giáo dục Trung học cơ sở
Giáo dục THCS có vai trò hết sức quan trọng cùng với Tiểu
học là cấp học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân.
1.3.3. Mục tiêu giáo dục Trung học cơ sở
Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát
triển những kết quả của giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở
trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng
nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc
đi vào cuộc sống lao động.
1.3.4. Nội dung giáo dục Trung học cơ sở
Giáo dục trung học cơ sở phải củng cố, phát triển những nội
dung đã học ở tiểu học, bảo đảm cho học sinh có những hiểu biết phổ
thông cơ bản về tiếng Việt, toán, lịch sử dân tộc; kiến thức khác về
khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ; có
những hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.
1.3.5. Phƣơng pháp giáo dục Trung học cơ sở
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng
7
lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc
theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
1.4. NHỮNG TIÊU CHUẨN CỦA TRƢỜNG THCS ĐẠT
CHUẨN QUỐC GIA
1.4.1. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý của nhà trƣờng
1.4.2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
1.4.3. Tiêu chuẩn 3: Chất lƣợng giáo dục
1.4.4. Tiêu chuẩn 4: Tài chính, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
1.4.5. Tiêu chuẩn 5: Quan hệ giữa nhà trƣờng, gia đình và
xã hội
1.5. QUẢN LÝ TRƢỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
1.5.1. Kế hoạch hóa việc xây dựng trƣờng THCS ĐCQG
Kế hoạch hóa là công việc cần làm đầu tiên trong quá trình
xây dựng trường THCS ĐCQG. Nó có vai trò khởi đầu, định hướng,
là cơ sở huy động tối đa các nguồn lực trong và ngoài nhà trường, là
căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu
trong quá trình quản lý xây dựng trường THCS ĐCQG.
1.5.2. Tổ chức việc xây dựng trƣờng THCS ĐCQG
Tổ chức việc xây dựng trường THCS ĐCQG là quá trình tiếp
nhận, phân phối và sắp xếp nguồn nhân lực và các nguồn lực khác
theo những cách thức nhất định để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.
1.5.3. Chỉ đạo về việc xây dựng trƣờng THCS ĐCQG
Chỉ đạo việc xây dựng trường THCS ĐCQG là điều hành và
hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả và
chất lượng
8
1.5.4. Kiểm tra đánh giá về việc xây dựng trƣờng THCS
ĐCQG
Kiểm tra đánh giá là một yếu tố quan trọng trong hoạt động
quản lý xây dựng trường THCS ĐCQG nó là công cụ để lãnh đạo
nhà trường phát hiện ra những sai sót, thông qua kiểm tra, các hoạt
động thực hiện tốt hơn, giảm bớt sai sót nảy sinh, kiểm tra tạo các
bằng cứ cụ thể, rõ ràng phục vụ cho việc hoàn thành kế hoạch xây
dựng trường THCS ĐCQG.
1.6. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ XÂY
DỰNG TRƢỜNG THCS ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
1.6.1. Công tác chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trƣờng
1.6.2. Chất lƣợng giáo dục của đơn vị
1.6.3. Phối hợp tốt với các cấp, ngành và với PHHS
1.6.4. Cơ sở vật chất nhà trƣờng
1.6.5. Sự quan tâm của các cấp lãnh đạo
1.6.6 Chất lƣợng đội ngũ giáo viên
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Trường THCS ĐCQG là trường THCS đáp ứng đầy đủ 5 tiêu
chuẩn của trường THCS ĐCQG được nêu rõ trong thông tư Số
47/2012/TT-BGDĐT, ngày 07 tháng 12 năm 2012 của Bộ Giáo dục
và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế công nhận trường THCS,
trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia
5 tiêu chuẩn của trường THCS ĐCQG bao trùm đầy đủ các
khía cạnh của 1 trường chât lượng, sẽ làm căn cứ để khảo sát đánh
giá thực trạng của việc xây dựng trường THCS ĐCQG mà sẽ được
đề cập ở chương 2
9
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƢỜNG THCS
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. KHÁI QUÁT VỀ QUÁ TRÌNH KHẢO SÁT
2.1.1. Các giai đoạn tiến hành khảo sát
2.1.2. Nội dung khảo sát
2.1.3. Đối tƣợng, địa bàn khảo sát
2.1.4. Phƣơng pháp khảo sát
2.2. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, ĐIỀU KIỆN
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ
NẴNG
2.2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của
quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng hiện nay
2.2.2. Định hƣớng và các giải pháp chủ yếu phát triển kinh
tế - xã hội quận Cẩm Lệ đến năm 2020
a. Định hướng
b. Các giải pháp chủ yếu
2.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA
QUẬN CẨM LỆ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.3.1. Về phát triển mạng lƣới trƣờng, lớp, học sinh toàn
quận
2.3.2. Chất lƣợng hoạt động chăm sóc giáo dục
a. Đối với Giáo dục Mầm non
b. Đối với Giáo dục tiểu học
c. Đối với Giáo dục THCS
2.3.3. Công tác phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý
giáo dục
10
2.3.4. Xây dựng CSVC, thiết bị giáo dục
2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƢỜNG THCS
ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN CẨM LỆ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.4.1. Nhận thức của CBQL, giáo viên và nhân viên về xây
dựng trƣờng THCS đạt chuẩn quốc gia
Tìm hiểu nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, về việc cần
thiết xây dựng trường THCS ĐCQG, chúng tôi đã trưng cầu ý kiến
60 CBQL và giáo viên, kết quả thu được như sau:
Có 91,6% cán bộ quản lý, giáo viên nhận thức tích cực về tầm
quan trọng xây dựng trường THCS ĐCQG, kết quả này cho thấy sẽ
có kết quả tốt về công tác triển khai thực hiện. Tuy nhiên vẫn còn
6,7% phân vân cho rằng việc xây dựng trường THCS ĐCQG có cũng
được, không cũng không sao và 1,7% ý kiến cho rằng không cần
thiết.
Kết quả này cho thấy một tỉ lệ nhỏ giáo viên nhận thức chưa
đầy đủ về sự cần thiết của việc xây dựng trường THCS ĐCQG, cho
dù tỉ lệ không cao nhưng đâu đó cũng sẽ ảnh hưởng đến công tác chỉ
đạo, triển khai hoạt động xây dựng trường THCS ĐCQG một cách
đồng bộ của nhà trường.
2.4.2. Thực trạng các trƣờng THCS trên địa bàn quận
Cẩm Lệ theo 5 tiêu chuẩn của trƣờng đạt chuẩn quốc gia
a. Tiêu chuẩn 1 – Tổ chức nhà trường.
Có 3/6 trường THCS đạt tiêu chuẩn 1, 3/6 trường chưa đạt tiêu
chuẩn 1.
Nguyên nhân chủ yếu là:
- Hoạt động của các tổ chuyên môn và các hội đồng chưa có
chiều sâu, hiệu quả hoạt động chưa cao.Vẫn còn một trường THCS
11
sinh hoạt báo cáo chuyên đề chuyên môn chưa đủ số lượng, hoặc còn
làm sơ sài, hoặc chưa thiết thực.
- Tổ văn phòng không đủ số biên chế theo quy định đa số là
thiều nhân viên y tế, nhân viên thư viện thì được bố trí giáo viên
kiêm nhiệm không phải nhân viên chuyên trách vì vậy kết quả và
chất lượng hoạt động còn thấp, cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc
trong các văn phòng còn thiếu.
b. Tiêu chuẩn 2 – Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
Có 100% đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn và
trên chuẩn đảm bảo yêu cầu tiêu chí trường chuẩn quốc gia, tuy
nhiên vẫn còn 1 trường chưa có giáo viên dạy tin học.
Có 100% giáo viên đạt chuẩn loại khá trở lên theo quy định về
chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Tuy nhiên, chỉ có 3/6 trường
có 30% số lượng giáo viên đạt giáo viên giỏi các cấp.
Nhân viên phụ trách phòng bộ môn đầy đủ, nhưng chỉ có 4
nhân viên phụ trách thư viện, thiếu 2 nhân viên và nhà trường bố trí
giáo viên văn làm công tác kiêm nhiệm, thiếu người phụ trách công
việc và hệ quả là chất lượng hoạt động thư viện còn hạn chế.
Toàn quận có 3/6 trường THCS đạt tiêu chuẩn 2, còn 3/6
trường THCS chưa đạt tiêu chuẩn này.
c. Tiêu chuẩn 3 – Chất lượng giáo dục
Có 3/6 trường THCS đạt tiêu chuẩn 3 còn 3/6 trường THCS
chưa đạt tiêu chuẩn này.
Những lý do mà các trường chưa đạt được tiêu chuẩn này là:
- Có 3 trường chưa đảm bảo tỷ lệ học sinh khá, giỏi do đây là
địa bàn dân cư nông thôn, học sinh còn nhiều thiệt thòi về điều kiện
và phương tiện học hành.
12
- Có 1 trường chưa đảm bảo các quy định của tiêu chuẩn về
các điều kiện cho CBQL, giáo viên và học sinh sử dụng có hiệu quả
công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới
phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá.
d. Tiêu chuẩn 4 – Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy
học
Hiện tại có 3/6 trường THCS đạt tiêu chuẩn này, còn 3/6
trường THCS chưa đạt. Những khó khăn về cơ sở vật chất của các
nhà trường chủ yếu là còn thiếu thốn những hạng mục sau đây:
Đối với 3 trường chưa đạt chuẩn đều không có phòng y tế
đúng qui định, không có phòng nghe nhìn, 2 trường có phòng bộ
môn nhưng chưa đạt chuẩn theo quy định, còn 1 trường vẫn chưa có
phòng bộ môn, 2 trường chưa có khu sân chơi sạch, đảm bảo vệ sinh
và có cây bóng mát.
e. Tiêu chuẩn 5 - Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã
hội
Có 4 trường THCS trong quận (66,7%) đều đã thực hiện tốt
và đều đã đạt được các tiêu chuẩn về công tác xã hội hoá giáo dục.
Tuy nhiên vẫn còn 2 trường chưa đạt tiêu chuẩn này. Nguyên nhân
chủ yếu là chưa tổ chức Đại hội giáo dục cấp cơ sở, hoặc có tổ chức
nhưng nội dung chưa thiết thực, chưa phát huy vai trò nòng cốt, chủ
động đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và
kế hoạch do Đại Hội Giáo dục đề ra.
2.4.3. Thực trạng việc thực hiện quản lý xây dựng trƣờng
THCS đạt chuẩn quốc gia của quận Cẩm Lệ
a. Về thực hiện kế hoạch hóa
13
Các trường đã xây dựng kế hoạch quản lý để phấn đấu trường
ĐCQG theo từng năm học và từng giai đoạn theo các tiêu chuẩn cụ
thể.
Đánh giá về mức độ có 86,7% được đánh giá đạt yêu cầu trở
lên và 13,3% chưa đạt yêu cầu về kế hoạch.
b.Về thực hiện tổ chức
Qua kết quả khảo sát cho thấy 70% cho rằng các nhà trường đã
có công tác tổ chức đạt khá tốt, 26,7% đạt mức độ yêu cầu, 3,3%
đánh giá chưa đạt
Các nhà trường đã phân công nhiệm vụ cụ thể trong các thành
viên, bộ phận trong Ban chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quản lý xây
dựng trường chuẩn thuận lợi và hợp logic.
c. Về chỉ đạo thực hiện
Qua kết quả khảo sát cho thấy 70,0% các nhà trường đã thực
hiện khá tốt, 28,3% đạt yêu cầu công tác này và có 1,7% đánh giá
chưa đạt yêu cầu.
d. Về kiểm tra đánh giá
Từ kết quả điều tra cho thấy 70,0% đánh giá khá tốt, 26,7%
đạt yêu cầu và 3.3% đánh giá chưa đạt yêu cầu
Các đơn vị trường học căn cứ vào kế hoạch, lộ trình phấn đấu
xây dựng trường ĐCQG tự khảo sát từng tiêu chuẩn, phấn đấu thực
hiện các tiêu chí và thời gian đạt, tổ chức sơ kết, tổng kết đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch.
2.4.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả xây dựng trƣờng
THCS đạt chuẩn quốc gia
Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả xây dựng
trường THCS đạt chuẩn quốc gia, kết quả cho thấy: các yếu tố ảnh