Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài
PREMIUM
Số trang
106
Kích thước
1.8 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1874

Biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LẠI THỊ HƯƠNG

BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH VÀ BIỆN PHÁP

TU TỪ NHÂN HÓA TRONG TÁC PHẨM VIẾT

CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LẠI THỊ HƯƠNG

BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH VÀ BIỆN PHÁP

TU TỪ NHÂN HÓA TRONG TÁC PHẨM VIẾT

CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI

Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Mã số: 8220102

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ, VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TÚ QUYÊN

THÁI NGUYÊN - 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,

kết quả trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa

từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Lại Thị Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn cô giáo - TS. Nguyễn Tú Quyên -

người đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên

cứu và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo

Khoa Ngữ Văn, các thầy cô Khoa Sau Đại học, các thầy cô trường Đại học Sư

phạm, Đại học Thái Nguyên đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi

trong quá trình học tập, nghiên cứu để em hoàn thành luận văn.

Vì thời gian có hạn, khả năng nghiên cứu còn hạn chế nên kết quả nghiên

cứu có thể còn nhiều thiếu xót. Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của

các thầy giáo, cô giáo và các bạn đang quan tâm tới vấn đề được trình bày trong

luận văn, để luận văn được hoàn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019

Tác giả

Lại Thị Hương

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỤC LỤC

Trang

Trang bìa phụ

LỜI CAM ĐOAN.................................................................................................i

LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii

MỤC LỤC ..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................. v

MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1

1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1

2. Lịch sử vấn đề.................................................................................................. 1

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu , ................................................................. 5

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5

5. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 6

6. Cấu trúc của luận văn. ..................................................................................... 6

Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.............................................. 7

1.1. Cơ sở lí luận.................................................................................................. 7

1.1.1. Khái quát về biện pháp tu từ...................................................................... 7

1.1.2. Biện pháp tu từ so sánh và biện pháp tu từ nhân hóa .............................. 10

1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 29

1.2.1. Tiểu sử của tác giả Tô Hoài..................................................................... 29

1.2.2. Sự nghiệp của tác giả Tô Hoài................................................................. 30

1.2.3. Đặc điểm ngôn ngữ trong văn xuôi của Tô Hoài .................................... 34

1.3. Tiểu kết ....................................................................................................... 37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 2. BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG TÁC PHẨM

VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI..................................................... 38

2.1. Biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài

xét về mặt cấu tạo hình thức.............................................................................. 38

2.1.1. Nhận xét chung........................................................................................ 38

2.1.2. Mô hình của cấu trúc so sánh .................................................................. 38

2.1.3. Đặc điểm ngữ pháp của các thành tố trong cấu trúc so sánh .................. 45

2.2. Biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài

xét về mặt ngữ nghĩa.......................................................................................... 49

2.2.1. Ngữ nghĩa khái quát của biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm của

Tô Hoài .............................................................................................................. 49

2.2.2. Các kiểu cấu trúc so sánh được phân loại theo ngữ nghĩa của đối

tượng được so sánh (A) và đối tượng so sánh (B)............................................. 53

2.3. Vai trò của biện pháp tu từ so sánh trong tác phẩm viết cho thiếu nhi

của Tô Hoài........................................................................................................ 56

2.3.1. Bộc lộ đặc điểm của nhân vật.................................................................. 56

2.3.2. Thể hiện văn hóa của người Việt............................................................. 59

2.3.3. Thể hiện cái tài sử dụng ngôn từ của tác giả ........................................... 60

2.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 63

Chương 3. BIỆN PHÁP TU TỪ NHÂN HÓA TRONG TÁC PHẨM

VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA TÔ HOÀI ..................................................... 64

3.1. Biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô

Hoài xét về mặt cấu tạo hình thức ..................................................................... 64

3.1.1. Nhận xét chung........................................................................................ 64

3.1.2. Phân loại và miêu tả các kiểu cấu tạo hình thức của các phương tiện

tu từ nhân hóa .................................................................................................... 64

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết

cho thiếu nhi của Tô Hoài.................................................................................. 73

3.2.1. Nhận xét chung........................................................................................ 73

3.2.2. Đối tượng được nhân hóa là động vật ..................................................... 74

3.2.3. Đối tượng được nhân hóa là thực vật ...................................................... 78

3.2.4. Đối tượng được nhân hóa là đồ vật ......................................................... 80

3.3. Vai trò của biện pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi

của Tô Hoài........................................................................................................ 82

3.3.1. Bộc lộ thái độ của tác giả đối với thế giới sự vật không phải là người......... 82

3.3.2. Thể hiện sự sống động của thế giới sự vật vô tri, vô giác ....................... 85

3.3.3. Thể hiện cái tài quan sát hiện thực của nhà văn ...................................... 87

3.4. Tiểu kết ....................................................................................................... 89

KẾT LUẬN....................................................................................................... 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU THỐNG KÊ............ 94

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Chữ viết tắt, kí hiệu Nội dung

1 YTĐSS Yếu tố được so sánh

3 YTPD Yếu tố chỉ phương diện so sánh

4 YTQH Yếu tố chỉ quan hệ so sánh

2 YTSS Yếu tố so sánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang

Bảng 2.1. Các kiểu cấu trúc so sánh .............................................................. 45

Bảng 2.2. Các dạng của yếu tố được so sánh ................................................ 47

Bảng 2.3. Các dạng của yếu tố so sánh.......................................................... 49

Bảng 2.4. Các từ ngữ so sánh trong các kiểu so sánh.................................... 52

Bảng 2.5. Tần xuất các từ ngữ biểu thị quan hệ so sánh ............................... 53

Bảng 2.6. Sáu kiểu so sánh được phân loại dựa vào ý nghĩa của A và B...... 56

Bảng 3.1. Bảng tần xuất số lần xuất hiện các kiểu câu đơn .......................... 70

Bảng 3.2. Bảng số lần xuất hiện của các đối tượng được nhân hóa .............. 73

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

1.1. Nghiên cứu biện pháp ngôn ngữ trong tác phẩm văn chương nói

chung, nghiên cứu biện pháp tu từ nói riêng là một trong những hướng nghiên

cứu được chú ý trong ngôn ngữ học hiện đại. Nghiên cứu ngôn ngữ trong tác

phẩm của Tô Hoài cũng nằm trong hướng nghiên cứu đó.

1.2. Tô Hoài là một nhà văn có tên tuổi trong nền văn học nước nhà. Văn

của ông, đặc biệt những trang văn viết cho thiếu nhi đã để lại những ấn tượng sâu

sắc trong lòng người đọc. Một trong những nguồn gốc hình thành nên những tác

phẩm xuất sắc của Tô Hoài là bởi tài năng sử dụng ngôn từ, trong đó có các biện

pháp tu từ như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ… của một nhà văn lão luyện.

1.3. Đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào dành riêng cho việc tìm

hiểu các biện pháp tu từ trong tác phẩm của Tô Hoài cũng như chưa công trình

nghiên cứu biện pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong văn ông một cách bài

bản. Theo thống kê ban đầu của chúng tôi, đây là hai biện pháp tư từ được Tô

Hoài sử dụng khá nhiều, chúng góp phần quan trọng làm nên diện mạo phong

cách văn ông. Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp tu từ so sánh và biện

pháp tu từ nhân hóa trong tác phẩm viết cho thiếu nhi của Tô Hoài” để

nghiên cứu, một phần nhằm góp thêm tiếng nói khẳng định giá trị văn chương

của tác giả Tô Hoài.

2. Lịch sử vấn đề

2.1. Một số công trình nghiên cứu về các biện pháp tu từ

Biện pháp tu từ là một phương diện quan trọng trong việc nghiên cứu nội

dung và nghệ thuật trong một tác phẩm văn học. Trong đó, chúng tôi có chú ý

đến các cuốn giáo trình nền tảng: Đinh Trọng Lạc với Giáo trình Việt ngữ (Nxb

GD, 1964), 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt (Nxb GD, 1966),

Phong cách học tiếng Việt (Nxb GD, 1998), Cù Đình Tú với cuốn Phong cách

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!