Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp nâng cao năng lực kể chuyện cho học sinh lớp 5
PREMIUM
Số trang
98
Kích thước
1.3 MB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1341

Biện pháp nâng cao năng lực kể chuyện cho học sinh lớp 5

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM

KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

- - -    - - -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đề tài:

BIỆN PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC KỂ CHUYỆN

CHO HỌC SINH LỚP 5

Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. VÕ THỊ BẢY

Sinh viên thực hiện : LÊ HỒNG THUY

Lớp : 14STH

Đà Nẵng, tháng 1/2018

2

MỤC LỤC

1. Lí do chọn đề tài.......................................................................................... 1

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................... 2

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 4

3.1. Mục đích nghiên cứu............................................................................. 4

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 4

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 4

4.1. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................ 4

4.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................... 4

5. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 4

6. Giả thuyết khoa học..................................................................................... 5

7. Cấu trúc của đề tài....................................................................................... 5

PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 6

Chƣơng 1 ........................................................................................................... 6

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI................................ 6

1.1 Cở lí luận................................................................................................... 6

1.1.1 Khái quát chung về năng lực ............................................................... 6

1.1.1.1 Khái niệm năng lực .......................................................................... 6

1.1.1.2. Các năng lực cần hình thành cho học sinh tiểu học......................... 7

1.1.1.3. Năng lực kể chuyện của học sinh tiểu học ..................................... 11

1.1.1.4. Năng lực kể chuyện của học sinh tiểu học ..................................... 13

1.1.2. Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh tiểu học....................................... 14

1.1.2.1. Đặc điểm nhận thức của học sinh lớp 5......................................... 14

1.1.2.2. Đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 5.......................................... 14

1.1.3. Một số vấn đề về phân môn Kể chuyện ............................................ 15

1.1.3.1. Mục tiêu của phân môn Kể chuyện ................................................ 15

1.1.3.2. Vị trí của phân môn Kể chuyện...................................................... 15

1.1.3.3. Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ............................................... 16

1.1.3.4. Các dạng bài kể chuyện................................................................. 17

1.1.3.5. Các phương pháp dạy học phân môn Kể chuyện ........................... 18

3

1.1.3.6. Cấu trúc chương trình phân môn Kể chuyện ở lớp 5 ..................... 28

1.2. Thực trạng năng lực kể chuyện của học sinh lớp 5 ................................. 33

1.2.1. Khái quát về quá trình khảo sát điều tra thực trạng........................... 33

1.2.1.1. Mục đích điều tra .......................................................................... 33

1.2.1.2. Nội dung điều tra........................................................................... 34

1.2.1.3. Phương pháp điều tra.................................................................... 34

1.2.1.4. Kết quả điều tra............................................................................. 34

Chƣơng 2 ......................................................................................................... 50

MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC PHÂN MÔN KỂ CHUYỆN...................... 50

NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 5.... 50

2.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp................................................................. 50

2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu của môn Tiếng Việt ở tiểu học .......... 50

2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học................................................... 50

2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính sƣ phạm.................................................... 50

2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực của học sinh ................................ 51

2.2. Các biện pháp dạy học môn Kể chuyện nhằm nâng cao năng lực kể

chuyện của học sinh lớp 5 ............................................................................. 51

2.2.1. Tạo hứng thú kể chuyện cho học sinh............................................... 51

2.2.2. Hƣớng dẫn học sinh đọc, cảm thụ câu chuyện .................................. 60

2.2.3. Hƣớng dẫn học sinh xác định đúng giọng điệu cơ bản của câu chuyện

................................................................................................................... 62

2.2.4. Hƣớng dẫn học sinh lựa chọn lời kể phù hợp với nội dung câu chuyện

................................................................................................................... 63

2.2.5. Hƣớng dẫn học sinh kể chuyện kết hợp với cử chỉ, ngữ điệu, điệu bộ

phù hợp ...................................................................................................... 65

2.2.5.1. Hướng dẫn học sinh kể chuyện kết hợp với ngữ điệu ..................... 65

2.2.5.2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện kết hợp với cử chỉ, điệu bộ............ 66

2.2.6. Yêu cầu nghe và ghi nhớ câu chuyện................................................ 67

Chƣơng 3 ......................................................................................................... 69

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ........................................................................... 69

4

3.1. Mục đích thực nghiệm............................................................................ 69

3.2. Đối tƣợng thực nghiệm........................................................................... 69

3.3. Chuẩn bị thực nghiệm ............................................................................ 69

3.3.1. Nội dung thực nghiệm...................................................................... 69

3.2.2. Phƣơng pháp thực nghiệm................................................................ 69

3.3.3. Tiêu chí thực nghiệm........................................................................ 69

3.4. Tiến hành thực nghiệm........................................................................... 70

3.5. Kết quả thực nghiệm .............................................................................. 71

PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 78

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 79

5

DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VIẾT TẮT

STT Nội dung Từ viết tắt

1 Sách giáo khoa SGK

2 Tâm lí học TLH

3 Nhà xuất bản NXB

4 Giáo viên GV

5 Phƣơng pháp PP

6 Đối chứng ĐC

7 Thực nghiệm TN

6

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất với cô giáo hƣớng

dẫn: Thạc sĩ Võ Thị Bảy, giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, trƣờng Đại học Sƣ

phạm Đà Nẵng đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình

nghiên cứu và thực hiện đề tài.

Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Giáo dục Tiểu

học, các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Sƣ phạm Đà Nẵng đã trang bị kiến

thức, tận tình chỉ bảo em trong ba năm học. Cảm ơn gia đình, bạn bè và các bạn

trong lớp 14STH đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu.

Mặc dù đã cố gắng nhƣng vì kinh nghiệm cũng nhƣ năng lực của bản thân

còn nhiều hạn chế nên đề tài của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót.

Kính mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn để đề

tài đƣợc hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 1 năm 2018

Sinh viên thực hiện

Lê Hồng Thuy

1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài

Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc hiện nay đòi hỏi

những con ngƣời có đủ năng lực, trí tuệ để góp phần vào công cuộc xây dựng và

phát triển đất nƣớc. Chính vì vậy, nâng cao chất lƣợng giáo dục là nhiệm vụ

hang đầu cần đƣợc quan tâm và đầu tƣ nhiều hơn. Trong hệ thống giáo dục quốc

dân Việt Nam, có thể nói bậc Tiểu học đóng vai trò là nền tảng ban đầu vô cùng

cần thiết nên cần được chú trọng, chăm lo để các em có vốn kiến thức vững

chắc làm cơ sở cho những bậc học sau.

Chƣơng trình ở tiểu học bao gồ nhiều phân môn khác nhau, trong đó môn

Tiếng Việt là một trong hai môn chủ đạo. Việc dạy học môn Tiếng Việt ở trƣờng

tiểu học với tƣ cách là dạy tiếng mẹ đẻ luôn là vấn đề đƣợc quan tâm chú ý.

Môn học này là cơ sở, là nền tảng giúp học sinh lĩnh hội tri thức, rèn luyện kĩ

năng, kĩ xảo và phát triển tƣ duy, giúp các em thành thạo bốn kĩ năng nghe, nói,

đọc, viết – điều kiện và phƣơng tiện cần thiết để học tập và giao tiếp. Ở Việt

Nam, Tiếng Việt chiếm 40% trong chƣơng trình Tiểu học. Điều này chứng tỏ

đây là môn học có vị trí vô cùng quan trọng, là cơ sở để học sinh có thể giao tiếp

và học tập các môn khác.

Trong môn Tiếng Việt, phân môn Kể chuyện nói chung và phân môn Kể

chuyện lớp 5 nói riêng là một nội dung mà học sinh yêu thích. Nó có vai trò

quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng tiếng Việt, giáo dục hình thành nhân

cách, đem lại cảm xúc thẩm mỹ, niềm vui thỏa mãn nhu cầu nghe kể của học

sinh. Ngoài ra, phân môn Kể chuyện còn góp phần phát triển tƣ duy, nâng cao

năng lực cảm thụ văn học, làm giàu thêm vốn sống cho các em. Hơn nữa, những

câu chuyện đó có tác dụng giáo dục đạo đức hết sức nhẹ nhàng về tình yêu gia

đình, bạn bè, thầy cô, tình yêu quê hƣơng đất nƣớc phù hợp đặc điểm tâm sinh lí

các em.

Do đó, để đáp ứng đƣợc mục tiêu của dạy học phân môn Kể chuyện và

môn Tiếng Việt nói riêng, giáo viên phải có đƣợc năng lực kể chuyện tốt. Bởi

khi dạy học môn Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Kể chuyện, giáo viên là ngƣời

2

kể mẫu, sau đó hƣỡng dẫn, chỉnh sửa lại cách kể chuyện cho học sinh. Thông

qua cách kể mẫu của giáo viên, học sinh nắm đƣợc cách kể chuyện một cách hấp

dẫn cùng với sự biểu hiện của các yếu tố phi ngôn ngữ, sâu xa hơn là hình thành

và phát triển ở các em năng lực cảm thụ văn học.

Tuy nhiên, năng lực kể chuyện của học sinh lớp 5 vẫn chƣa đáp ứng đƣợc

các mục tiêu do phân môn Kể chuyện đặt ra. Giáo viên còn lúng túng, chƣa ý

thức đƣợc đúng tầm quan trọng của phân môn, chƣa phát huy hết khả năng trong

việc tiếp cận các phƣơng pháp, hình thức dạy học mới. Bên cạnh đó còn một số

vấn đề liên quan đến ngƣời học. Chính vì vậy, để đáp ứng đƣợc những mục tiêu

của phân môn, phát huy đƣợc ở học sinh những năng lực cần thiết, nâng cao chất

lƣợng giáo dục thì việc nâng cao năng lực kể chuyện cho học sinh lớp 5 là điều

cấp thiết.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Biện pháp nâng

cao năng lực kể chuyện cho học sinh lớp 5” để tìm hiểu, nghiên cứu.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đọc và kể chuyện văn học là một loại hình nghệ thuật đã có từ lâu đời.

Nó xuất hiện cả trwosc khi con ngƣời tìm ra chữ viết. Điều này đƣợc chứng

minh bằng một kho tàng văn học khổng lồ mà các bậc tiền nhân để lại cho

chúng ta. Kể chuyện đã ddwwocj đƣa vào chƣơng trình giảng dạy trong trƣờng

tiểu học. Nó đã đƣợc các em đón nhận rất hào hứng vì đây là một môn học lí

thú. Tuy nhiên để giảng dạy tốt phân môn, ngƣời giáo viên cần có những hiểu

biết một số các lí luận cơ bản về phƣơng pháp và kĩ thuật dạy phân môn này.

Xuất phát từ những yêu cầu trên, các nhà khoa học đã nghiên cứu về vấn đề này.

Đầu tiên trong số đó, chúng ta phải nhắc đến là quyển “Đọc và kể chuyện

văn học ở vườn trẻ” của MK Bogliuxkaia.V.V. Sepstenkô do Lê Đức Mẫn dịch.

Trong cuốn sách này, tác giả đã đề cập đến ba vấn đề lớn là: nghệ thuật đọc văn

học và những thủ thuật khi đọc, kể chuyện văn học và phƣơng pháp đọc, kể

chuyện văn học cho học sinh. Bàn về nghệ thuật đọc văn học, tác giả chủ yếu

nói đến tầm quan trọng của nghệ thuật đọc văn học: “Nhiệm vụ của ngƣời đọc là

giúp cho ngƣời nghe nhìn thấy cái đã nghe đƣợc, làm cho những bức tranh và

3

những hình ảnh tƣơng ứng nổi lên chân thực và đập vào mắt, gợi lên những tình

cảm và cảm xúc nhất định”. Bàn về thủ thuật đọc, ông phân tích một số thủ thuật

cơ bản sau: thanh điệu cơ bản, ngữ điệu, tính logic trong đọc truyện, cách ngắt

giọng, nhịp điệu, cƣờng độ của giọng và tƣ thế, nét mặt, cử chỉ.

Trong cuốn “Dạy học Kể chuyện ở trường tiểu học” (NXB Giáo dục

2006) của Chu Huy, theo tác giả, nhu cầu kể chuyện của học sinh tiểu học là rất

lớn. Ngoài việc xác định vị trí, nhiệm vụ rất quan trọng của phân môn Kể

chuyện, ông còn đề ra phƣơng pháp và kĩ thuật lên lớp với những bài soạn mẫu

rất cụ thể.

Các tác giả Lê Phƣơng Nga và Nguyễn Trí trong giáo trình “Phương pháp

dạy học Tiếng Việt 2” đã đề cập đến vấn đề phƣơng pháp dạy học Kể chuyện các

tác giả đã vạch ra mục đích quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc dạy học Kể

chuyện. Đồng thời, các tác giả cũng đã xây dựng cách thức tổ chức cũng nhƣ

các hoạt động chủ yếu trong tiết Kể chuyện. Đặc biệt, các tác giả đã nhấn mạnh

đến việc rèn kĩ năng nghe và kể cho học sinh.

Tác giả Nguyễn Trí trong cuốn “Luyện tập văn kể chuyện ở tiểu học”

(NXB Giáo dục 2001) đã đƣa ra các phƣơng pháp chung đối với từng kiểu bài

kể chuyện và phần luyện tập gắn với từng đề bài cụ thể, những hình thức kể

chuyện khác nhau…

Nhƣ vậy, có thể nói, đã có nhiều tác giả quan tâm tìm hiểu vấn đề dạy học

phân môn Kể chuyện trong chƣơng trình tiểu học. Nhƣng hầu hết các tác giả

mới chỉ đề cập đến phƣơng pháp dạy học phân môn Kể chuyện nói chung, trình

là tiền đề lý luận để chúng tôi có thể kế thừa và xác định hƣớng đi đúng cho

công trình nghiên cứu của đề tài.

Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đi sâu nghiên cứu thực tiễn nhằm

đề xuất biện pháp nâng cao năng lực kể chuyện của học sinh lớp 5, nhằm bồi

dƣỡng cho các em có đƣợc những kĩ thuật kể chuyện góp phần nâng cao chất

lƣợng dạy học phân môn Kể chuyện nói riêng và môn Tiếng Việt nói chung.

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!