Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Báo cáo thực tập cuối khóa Trường ĐHKTKTCN
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP
KHOA KINH TẾ
…………………..000……………………
BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA
ĐỀ TÀI: BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI
TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI
SINH VIÊN: LÝ HÙNG CƯỜNG
LỚP: ĐHLTQT2A1
Lớp ĐHLTQT2a1 SV: Lý Hùng Cường
1
Báo cáo thực tập cuối khóa Trường ĐHKTKTCN
LỜI MỞ ĐẦU:
Kinh tế nước ta trong những năm vừa qua đã có những thay đổi đáng kể
phần nào tạo ra những bước nhảy vọt, tăng trưởng cao và đang trên đà hội nhập với
nền kinh tế khu vực và thế giới. Nền tảng cơ bản chủ chốt để thúc đẩy nền kinh tế
nước ta Phát triển chính là sự năng động của các doanh nghiệp cộng thêm chính
sách thông thoáng, đúng đắn của nhà nước : Nghị định số 109/2007/NĐ-CP ngày
26/06/2007 của chính phủ về việc chuyển đổi doanh nghiệp 100% vốn nhà nước
sang công ty Cổ phần. Trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, các doanh nghiệp nhà
nước được nhà nước cấp phát vốn, sản xuất, kinh doanh theo kế hoạch, do đó bản
than doanh nghiệp chưa phải chịu trách nhiệm thực sự về hoạt động của mình, lợi
nhuận không cao, lợi nhuận đó chưa phản ánh đúng ý nghĩa kinh tế của nó. Nhiều
doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ kéo dài đã trở thành gánh nặng cho ngân
sách nhà nước, gây lãng phí, kìm hãm sự phát triển chung của đất nước. Các doanh
nghiệp có nhiều cơ hội thuận lợi để hội nhập nền kinh tế thế giới nhưng đồng thời
cũng đương đầu với không ít khó khăn do nền kinh tế thế giới mang lại mà khó
khăn nhất có lẽ là sự cạnh tranh gay gắt không những với các doanh nghiệp trong
nước mà còn cả doanh nghiệp nước ngoài. Để tồn tại và phát triển, nhiệm vụ của
doanh nghiệp không ngừng cố gắng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ
và giảm giá thành sản phẩm. Thước đo của sự cố gắng đó chính là lợi nhuận. Các
doanh nghiệp hoạt động trên thương trường đều hướng tới mục tiêu lợi nhuận, vì
lợi nhuận quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tổng công ty Dệt
May Hà Nội cũng như các doanh nghiệp khác, lợi nhuận là mục tiêu quan trọng mà
tổng công ty hướng tới.
Mặt khác, ngành dệt may là ngành chiếm tỷ trọng khá lớn trong GDP những
năm vừa qua. Trong đó Tổng Công ty Dệt May Hà Nội là công ty lớn trong ngành
Lớp ĐHLTQT2a1 SV: Lý Hùng Cường
1
Báo cáo thực tập cuối khóa Trường ĐHKTKTCN
này với mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là vải, sợi, sản phẩm dệt kim… Do đó nghiên
cứu về lợi nhuận của công ty là một vấn đề cần quan tâm.
Nhận thức được điều đó, trong thời gian Thực tập tại Tổng Công ty CP Dệt
May Hà Nội, được sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Nguyễn Thị Chi – Khoa kinh tế
Trường Đại học kinh tế kỹ thuật công nghiệp và sự quan tâm giúp đỡ của các anh
chị trong phòng kế toán tài chính,phòng kinh doanh, phòng tổ chức nhân sự em đã
lựa chọn đề tài: “ Lợi nhuận- các biện pháp nâng cao lợi nhuận tại Tổng
Công ty Dệt May Hà Nội”.
Trong quá trình thực tập tại công ty em đã được sự giúp đỡ tận tình của các
cán bộ phòng Kế toán tài vụ, Phòng kinh doanh, phong nhân sự Tổng công ty, đặc
biệt sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Chi – Khoa kinh tế Trường Đại học
kinh tế kỹ thuật Công nghiệp. Nhưng do thời gian và trình độ kiến thức bản thân
còn hạn chế, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong muốn và xin chân
thành tiếp thu những ý kiến đóng góp bổ xung nhằm hoàn thiện hơn nữa đề tài
nghiên cứu này.
Bản báo cáo thực tập này được chia làm 3 phần:
Phần I: Giới thiệu về Tổng Công ty Cổ Phần Dệt May Hà Nội.
Phần II: Tình hình lợi nhuận của Tổng Công ty CP Dệt May Hà
Nội.
Phần III: Một số biện pháp, đề xuất nhằm nâng cao lợi nhuận tại
Tổng công ty CP Dệt May Hà Nội.
Lớp ĐHLTQT2a1 SV: Lý Hùng Cường
2
Báo cáo thực tập cuối khóa Trường ĐHKTKTCN
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty.
Công ty dệt may Hà Nội là một công ty lớn thuộc Tổng Công ty dệt may
Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ về tài chính, có
con dấu riêng và hoạt động theo luật doanh nghiệp.
Tên Tiếng Việt : Công ty dệt may Hà Nội
Tên Tiếng Anh : Hà NỘI Textile and Garment Company
Tên Viết Tắt : Hanosimex
Địa Điểm : Số 1 – Mai Động, Quận Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội
Số điện thoại : 84-04-8621024 ; 8621470; 8624611.
Số Fax : 84-04-8622334.
Website : www.hanosimex.com.vn.
Tên gọi trước đây của công ty dệt may Hà Nội là nhà máy sợi Hà Nội hoặc
xí nghiệp liên hiệp sợi dệt kim Hà Nội, công ty dệt Hà Nội.
- Ngày 7 tháng 4 năm 1978 tổng công ty nhập khẩu thiết bị Việt Nam và hãng
Unionmatex (Cộng Hoà Liên Bang Đức) chính thức ký hợp đồng xây dựng nhà
máy sợi Hà Nội .
- Tháng 2 năm 1979 khởi công xây dựng nhà máy .
- Tháng 1-1982: lắp đặt thiết bị.
- Ngày 21 tháng 11 năm 1984 chính thức bàn giao công trình cho nhà máy quản lý
điều hành (gọi tên là nhà máy sợi Hà Nội).
- Tháng 12 năm 1989 đầu tư xây dựng dây chuyền Dệt Kim số I. Tháng 6 năm
1990 đưa vào sản xuất.
- Tháng 4 năm 1990 Bộ Kinh Tế Đối Ngoại cho phép nhà máy được kinh doanh
xuất nhập khẩu trực tiếp (tên giao dịch viết tắt là HANOSIMEX).
Lớp ĐHLTQT2a1 SV: Lý Hùng Cường
3
Báo cáo thực tập cuối khóa Trường ĐHKTKTCN
- Tháng 4 năm 1991 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định chuyển tổ chức và hoạt động
nhà máy Sợi Hà Nội thành Xí Nghiệp Liên Hiệp Sợi –Dệt Kim Hà Nội
- Tháng 6 năm 1993 xây dựng dây chuyền dệt kim số II, tháng 3 năm 1994 đưa vào
sản xuất .
- Ngày 19 tháng 5 năm 1994 khánh thành Nhà máy Dệt Kim (cả hai dây chuyền I
và II).
- Tháng 10 năm 1993 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập nhà máy sợi Vinh
(tỉnh Nghệ An) và Xí Nghiệp Liên Hợp .
- Tháng 1 năm 1995 khởi công xây dựng nhà máy may thêu Đông Mỹ .
- Tháng 3 năm 1995 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định sáp nhập công ty dệt Hà
Đông và Xí Nghiệp Liên Hợp .
- Tháng 6 năm 1995 Bộ Công Nghiệp nhẹ quyết định đổi Xí Nghiệp Liên Hợp
thành Công ty dệt Hà Nội .
- Ngày 2 tháng 9 năm 1995 khánh thành nhà máy may thêu Đông Mỹ .
- Trong năm 2000 một lần nữa công ty dệt Hà Nội được Bộ Công Nghiệp nhẹ đổi
tên thành công ty dệt may Hà Nội (theo quyết định số 103/QĐ/HĐQT ngày
28/2/2000 của chủ tịch hội đồng quản trị tổng công ty dệt may Việt Nam).
- Công ty sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực: sợi, dệt, nhuộm, in, trao đổi và
buôn bán hàng dệt, may. Bao gồm các loại sản phẩm có chất lượng cao:
Sợi Cotton, Sợi Peco, Sợi PE.
Các loại vải dệt kim : Rib, Interlok, Single.
Các sản phẩm may mặc lót, mặc ngoài bằng vải dệt kim.
Các loại vải dệt thoi, các sản phẩm may mặc bằng vải dệt thoi.
Các loại khăn bông.
Mũ và lều vải.
- Công ty chuyên nhập các loại bông, xơ, phụ tùng thiết bị chuyên ngành, hoá chất,
thuốc nhuộm.
Lớp ĐHLTQT2a1 SV: Lý Hùng Cường
4
Báo cáo thực tập cuối khóa Trường ĐHKTKTCN
- Các hoạt động thương mại - dịch vụ .
- Sản phẩm của công ty được xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore, ÚC, Thái Lan, Hồng Kông, Đài Loan, Thụy Điển, Tiệp Khắc, Nam Phi,
khu vực EU. Trong đó nhiều nhất là Nhật Bản chiếm 50% doanh thu xuất khẩu.
Đại lý bán buôn bán lẻ của công ty có mặt khắp cả nước đặc biệt là các thành phố
lớn như Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng. Công ty dệt may Hà Nội
coi chất lượng là mục tiêu hàng đầu trong quá trình sản xuất kinh doanh, luôn đặt
ra cho mình có nhiệm vụ thoả mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Duy trì nâng cao
chất lượng đã đặt ra. Công ty áp dụng tiêu chuẩn ISO- 9002 tại nhà máy sợi, nhà
máy dệt nhuộm, nhà máy may I, nhà máy may II và các phòng ban chức năng của
công ty. Công ty luôn duy trì và sản xuất, đạt hiệu quả kinh tế cao. Luôn mở rộng
các hình thức kinh doanh mua bán, gia công, trao đổi hàng hoá, sẵn sàng hợp tác cùng
các bạn hàng trong nước và ngoài nước để đầu tư thiết bị hiện đại, khoa học công nghệ
mới nhằm nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm . Với thiết bị hiện đại,
công nghệ tiên tiến trình độ quản lý giỏi, đội ngũ cán bộ có năng lực cao, đội ngũ công
nhân lành nghề, sản phẩm của công ty luôn đạt chất lượng cao, được tặng nhiều huy
chương vàng và bằng khen tại các hội chợ triển lãm kinh tế .
- Qua hơn 10 năm sản xuất kinh doanh, công ty đã đạt được công xuất thiết kế
10.000 tấn sợi/ năm, 7 triệu sản phẩm may/ năm, 6,5 triệu khăn bông/ năm. Chất
lượng sản phẩm được nâng cao và duy trì được tiêu chuẩn quốc tế ISO 9002.
1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty; chức năng nhiệm vụ của
công ty và các phòng ban .
- Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của công ty.
Công ty có tổng số nhân viên 4988 người hoạt động tại các trụ sở, các nhà
máy, các đại lý bán hàng, chủ yếu tập trung tại Hà Nội, Hà Tây và Vinh với tổng
diện tích mặt bằng là 24ha. Văn phòng chi nhánh ở Thành Phố Hồ Chí Minh mới
Lớp ĐHLTQT2a1 SV: Lý Hùng Cường
5