Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biện pháp nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Giang
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
NGUYỄN VĂN DIỆN
LUẬN VĂN
ĐỀ TÀI:
BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO
TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN
TỈNH HÀ GIANG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 601405
Người hướng dẫn khoa học:
GS – TSKH: NGUYỄN VĂN HỘ
Thái Nguyên - 2011
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Đánh giá của cán bộ lãnh đạo, quản lý trung tâm về nội
dung cần thực hiện trong công tác tuyển sinh tại TTGDTX
tỉnh Hà Giang.
Bảng 2.2: Đánh giá của giảng viên cơ sở giáo dục đại học về mức độ
cần thiết thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh
tại TTGDTX tỉnh Hà Giang.
Bảng 2.3: Mức độ thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh
tại TTGDTX tỉnh Hà Giang.
Bảng 2.4: Đánh giá của giảng viên cơ sở đại học về mức độ thực hiện
các nội dung trong công tác tuyển sinh tại TTGDTX tỉnh
Hà Giang.
Bảng 2.5: Đánh giá của giảng viên cơ sở đại học về nội dung và
chương trình đào tạo đại họctại TTGDTX tỉnh Hà Giang.
Bảng 2.6: Đánh giá của học viên về hoạt động giảng dạy của giảng
viên tại TTGDTX tỉnh Hà Giang.
Bảng 2.7: Mức độ cần thiết phải thực hiện các nội dung quản lý quá
trình học tập của học viên tại TTGDTX tỉnh Hà Giang.
Bảng 2.8: Đánh giá của học viên về mức độ cần thiết thực hiện các
nội dung quản lý quá trình học tập của học viên tại
TTGDTX tỉnh Hà Giang.
Bảng 2.9: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình học tập
của học viên tại TTGDTX tỉnh Hà Giang.
Bảng 2.10: Đánh giá của học viên về mức độ thực hiện các nội dung
quản lý quá trình học tập của học viên tại TTGDTX tỉnh
Hà Giang.
Bảng 2.11: Mức độ cần thiết của các nội dung quản lý quá trình liên
kết đào tạo hệ đại học tại TTGDTX tỉnh Hà Giang.
Bảng 2.12: Đánh giá của giảng viên cơ sở đại học về mức độ cần thiết
của các nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo đại học
tại TTGDTX tỉnh Hà Giang.
Bảng 2.13: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình đào tạo
đại học tại TTGDTX tỉnh Hà Giang.
Bảng 2.14: Đánh giá của học viên về mức độ thực hiện các nội dung
quản lý quá trình liên kết đào tạo đại học tại TTGDTX tỉnh
Hà Giang.
Bảng 2.15: Đánh giá của cán bộ giáo viên cơ sở đại học về mức độ
thực hiện các nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo
đại học tại TTGD TX tỉnh Hà Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt: Xin đọc là:
TTGDTX: Trung tâm giáo dục thường xuyên.
GDTX: Giáo dục thường xuyên.
GDCQ: Giáo dục chính quy.
GDKCQ: Giáo dục không chính quy.
CQ: Chính quy.
KCQ: Không chính quy.
XHHT: Xã hội học tập.
QLGD: Quản lý giáo dục
ĐH,CĐ: Đại học, Cao đẳng.
GD - ĐT: Giáo dục – Đào tạo.
GV: Giảng viên.
CNH - HĐH: Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá.
TTGDCĐ Trung tâm giáo dục cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Lý do chọn đề tài.....................................................
2. Mục đích nghiên cứu...............................................
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.........................
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu..................................
5. Giả thuyết khoa học.................................................
6. Nhiệm vụ nghiên cứu...............................................
7. Phương pháp luận nghiên cứu.................................
8. Phương pháp nghiên cứu.........................................
9. Cấu trúc luận văn.....................................................
CHƢƠNG I Cơ sở lý luận và pháp lý của hoạt động liên kết
đào tạo tại Trung tâm giáo dục thƣờng xuyên.
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu………………….
1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục thường xuyên ……
1.1.2. Những nghiên cứu về liên kết đào tạo đại học giữa cơ
sở giáo dục đại học và TTGDTX………………
1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài…….
1.2.3. Tổ chức liên kết đào tạo …………………………..
1.2.4. Giáo dục thường xuyên……………………………
1.2.5. Quản lí giáo dục và GDTX………………………..
1.2.5.2. Quản lí GDTX ……………………………………
1.2.6 Chất lượng đào tạo………………………………...
1.3. Cơ sở pháp lí của mô hình liên kết đào tạo đại học tại
các TTGDTX…………………………………..
1.3.2. Cơ sở pháp lí của liên kết đào tạo đại học tại
TTGDTX………………………………………….
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.3.3. Cơ sở khoa học của liên kết đào tạo đại học tại các
TTGDTX………………………………………….
1.4. Các yếu tố tác động tới chất lượng liên kết đào tạo đại
học ở TTGDTX……………………………….
Kết luận chương I
CHƢƠNG II Thực trạng về chất lƣợng của hoạt động liên kết
đào tạo hệ đại học tại TTGDTX Tỉnh Hà Giang
2.1. Khái quát về Giáo dục, đào tạo ở Hà Giang
2.2. Thực trạng đào tạo hệ Đại học tại TTGDTX
2.3. Thực trạng chất lượng đào tạo hệ Đại học tại
TTGDTX.................................................................
2.4. Đánh giá hiệu quả,tồn tại và nguyên nhân tồn tại
trong công tác đào tạo hệ Đại học tại TTGDTX Tỉnh
Hà Giang
Kết luận chương II
CHƢƠNG III Các biện pháp tổ chức hoạt động liên kết tại
TTGDTX Tỉnh Hà Giang
3.1. Các nguyên tắc cần quán triệt khi đề xuất các biện
pháp.
3.2. Các biện pháp liên kết đào tạo hệ Đại học ở TTGDTX
Tỉnh Hà Giang.
3.3. Thực nghiệm các biện pháp đào tạo hệ Đại học tại
TTGDTX Tỉnh Hà Giang
Kết luận chương 3
Kết luận
Kiến nghị
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá (CNH), hiện đại
hoá (HĐH) trong một bối cảnh khi mà điểm xuất phát chỉ là một nền kinh
tế nông nghiệp lạc hậu, nguồn nhân lực chất lượng thấp, chưa được đào tạo
cơ bản.
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác định mục tiêu
chiến lược xây dựng nước ta trở thành một quốc gia: Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đại hội cũng đã chỉ rõ “Muốn tiến
hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển giáo dục và
đào tạo, phát huy nguồn nhân lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát
triển nhanh và bền vững”. Phát triển giáo dục và đào tạo được coi là quốc
sách hàng đầu, là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực.
Theo đó, trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều biện
pháp đổi mới theo hướng đa dạng hóa phương thức đào tạo nhằm đáp ứng
nhu cầu giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân và để xây dựng một xã hội học
tập "mọi người được đi học, học thường xuyên, học suốt đời". Giáo dục
chính quy (GDCQ) được kết hợp với các hình thức giáo dục thường xuyên.
Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) là một trong những cơ
sở giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng. Mô hình liên kết đào tạo đại học
giữa các cơ sở giáo dục đại học và các TTGDTX nhằm đáp ứng nhu cầu về
nhân lực cho các địa phương, nông thôn, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía
Bắc, trong đó có Hà Giang nơi “phên dậu” của tổ quốc - nơi còn nhiều hạn
chế về các điều kiện để phát triển giáo dục đại học.
Với các loại hình và phương thức đào tạo đa dạng, TTGDTX tỉnh Hà
Giang đã thực sự góp một phần không nhỏ vào việc giải bài toán về vấn đề
đào tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Đặc biệt là đã làm chuyển biến
được nhận thức của nhiều người về tầm quan trọng của việc học tập, coi
việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là việc làm thường xuyên và cần
thiết, khắc phục tâm lý ngại khó trong học tập. Từ đó, đã hình thành một
phong trào thi đua học tập, số người tham gia học tập ngày một đông hơn,
điều này thể hiện qua số lượng tuyển sinh tại TTGDTX trong thời gian gần
đây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
2
Những năm qua TTGDTX Tỉnh Hà Giang đã đóng vai trò tích cực
trong việc nâng cao trình độ cho nhân dân trong các thành phần kinh tế
cũng như thực hiện mục tiêu chuẩn hóa cán bộ. Có thể nói đây là phương
thức đào tạo có hiệu quả và vẫn còn thích hợp trong giai đoạn tới, với
phương châm: "Học, học nữa, học mãi", "học suốt đời", nhu cầu học tập
của nhân dân trong tương lai còn rất lớn, hệ thống các trường chính quy sẽ
không thể đảm đương nổi nếu không có sự tiếp sức của các TTGDTX.
Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, đào tạo ĐH tại chức ở
TTGDTX tỉnh Hà Giang cũng còn một số tồn tại như ý thức của nhiều
người học chưa cao, chương trình đào tạo chưa phù hợp với đối tượng
người học, bị cắt xén nhiều so với chương trình đào tạo chính quy cùng
trình độ. Việc tổ chức giảng dạy chưa chặt chẽ, nhiều giảng viên chưa có
kinh nghiệm trong giảng dạy người lớn, nhiều lớp thực hiện giảng dạy các
môn học theo kiểu cuốn chiếu, điều kiện phục vụ giảng dạy như thư viện,
phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành không đảm bảo theo yêu cầu của
chương trình đào tạo.
Từ những phân tích trên cho thấy cần thiết phải có một công trình
nghiên cứu có hệ thống về các biện pháp tổ chức hoạt động liên kết của
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Giang với các cơ sở giáo dục
đào tạo trong khu vực nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất
lượng cao của Tỉnh, tác giả chọn vấn đề: “Biện pháp nâng cao hiệu quả
liên kết đào tạo Tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Hà Giang"
làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn đề xuất các biện pháp góp phần
nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo hệ đại học tại TTGDTX tỉnh Hà Giang.
3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU:
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Hoạt động đào tạo hệ đại học tại chức ở TTGDTX tỉnh Hà Giang.
3.2. Đối tƣợng nghiên cứu:
Biện pháp nâng cao hiệu quả liên kết đào tạo tại Trung tâm Giáo dục
thường xuyên tỉnh Hà Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
3
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
- Triển khai nghiên cứu tại TTGDTX tỉnh Hà Giang.
- Thời gian nghiên cứu từ năm 2009 đến năm 2010.
- Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả liên kết của Nhà
trường trong những năm tiếp theo.
5. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC:
Trong những năm qua, hiệu quả công tác liên kết đào tạo tại Trung
tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Giang còn nhiều bất cập cần nghiên
cứu, xác lập một số biện pháp phù hợp với lí luận quản lý giáo dục, phù
hợp với điều kiện thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác liên kết đào tạo
tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Tỉnh Hà Giang, và yêu cầu phát triển
của Nhà trường.
6. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
- Hệ thống hoá phần lý luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động liên kết đào tạo hệ
đại học tại TTGDTX Tỉnh Hà Giang.
- Các biện pháp tổ chức hoạt động liên kết đào tạo hệ đại học tại
chức tại TTGDTX Tỉnh Hà giang.
7. PHƢƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu được dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và
duy vật lịch sử, quan điểm hệ thống - cấu trúc, quan điểm lịch sử - lôgic,
quan điểm thực tiễn và quan điểm phát triển.
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
8.1. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết:
Phân tích, so sánh, tổng hợp, hệ thống hoá và khái quát hoá các tài
liệu lí luận và pháp lý về giáo dục thường xuyên để xác định các khái niệm
công cụ và hình thành cơ sở lý thuyết cho đề tài.
8.2. Nhóm các phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
8.2.1. Phương pháp điều tra:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4
- Khảo sát thực trạng thu thập thông tin.
- Điều tra bằng bảng hỏi và trao đổi trực tiếp với cán bộ quản lí,
giảng viên, học viên.
8.2.2. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Các biện pháp tổ chức
hoạt động liên kết tại TTGDTX tỉnh Hà Giang.
8.2.3. Phương pháp thực nghiệm:
8.3. Nhóm các phƣơng pháp hỗ trợ:
Luận án sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý các số liệu
thu được từ các phương pháp kể trên.
9. CẤU TRÚC LUẬN VĂN:
- Mở đầu:
Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và pháp lý của hoạt đông liên kết đào tạo
tại Trung tâm giáo dục thường xuyên.
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động liên kết đào tạo hệ Đại học tại
Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Hà Giang.
Chƣơng 3: Các biện pháp tổ chức hoạt động liên kết đào tạo hệ đại
học tại chức tại TTGDTX Tỉnh Hà Giang.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA BIỆN PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG LIÊN KẾT
TẠI TRUNG TÂM GDTX TỈNH HÀ GIANG
1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.1.1. Những nghiên cứu về giáo dục thƣờng xuyên:
Giáo dục thường xuyên (GDTX) là một vấn đề luôn được các nhà
khoa học giáo dục quan tâm. Thực tiễn cho thấy khi nghiên cứu về giáo dục
thường xuyên các tác giả thường đề cập đến các vấn đề có liên quan mật
thiết đó là xây dựng một xã hội học tập và giáo dục cho mọi người. Bởi vì
mục tiêu xây dựng xã hội học tập và thực hiện giáo dục cho mọi người đặt
ra nhiệm vụ tổ chức và thực hiện giáo dục thường xuyên.
GDTX được thế giới quan tâm đến từ Hội nghị giáo dục người lớn
thế giới lần thứ nhất được tổ chức tại Elsimor – Đan Mạch (1949). Từ đó
đến nay nhiều Hội nghị thế giới về GDTX đã được tổ chức nhằm đánh giá
tình hình, chỉ ra xu thế phát triển và những vấn đề đặt ra cho GDTX trên
phạp vi toàn cầu.
Vào giữa thế kỷ XX, do khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ
bão, nhà trường không thể cung cấp hết cho người học những tri thức mới
của nhân loại và càng không giữ được vai trò độc tôn trong việc giáo dục
thế hệ trẻ. Nhiều nhà nghiên cứu giáo dục đã thấy được sự khủng hoảng
trong giáo dục, nên đã phân tích vai trò của nhà trường, những hạn chế mà
nhà trường không thể khắc phục được như hạn chế và bó hẹp của giáo dục,
dưới sự áp đặt và trấn áp trong quá trình dạy và học, không cập nhật và
không được áp dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và đặc biệt là
không tạo cho mọi người có thể tiếp tục học tập, học thường xuyên, học
suốt đời. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng giáo dục không chính quy sẽ là
giải pháp duy nhất để thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng đó.
Hội nghị lầ thứ V tổ chức tại Hamburg – Cộng hoà Liên bang Đức
(1997) đã đưa ra bản tuyên bố nêu lên tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục
người lớn và học tập của người lớn đối với sự phát triển của mỗi quốc gia
cũng như trên toàn thế giới, khẳng định tính cấp thiết của việc học tập trong
cộng đồng và nơi làm việc.
Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đề cập đến xu thế học tập
suốt đời và XHHT trong quá trình đổi mới và chấn hưng nền giáo dục Việt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
6
Nam hiện nay. Có thể nêu một số các nhà nghiên cứu tiêu biểu về vấn đề
này như: Phạm Minh Hạc, Nguyễn Minh Đường, Vũ Ngọc Hải, Phạm Tất
Dong, Đặng Quốc Bảo, Đặng Thành Hưng…
GDKCQ và GDTX có lịch sử phát triển lâu dài, có nhiều biến đổi và
khá đa dạng. Vì vậy GDKCQ và GDTX được nghiên cứu và triển khai
trong thực tiễn dưới nhiều góc độ, nhưng tựu trung lại là ngành giáo dục
dành cho người lớn.
Ngay từ những năm 70, 80 của thế kỷ trước đã có nhiều công trình
nghiên cứu về giáo dục theo phương thức tại chức, chẳng hạn: Công trình
của Thái Xuân Đào, Tô Bá Trượng và GDCQ và KCQ của Vũ Đình Duyệt,
Ngô Văn Cát về mô hình dạy văn hoá, BTVH kết hợp với dạy nghề và hỗ
trợ phát triển giáo dục tiếp tục…Đặc biệt là công trình mang tầm vóc tổng
kết lĩnh vực GDTX của Viện khoa học giáo dục và Vụ GDTX. Các công
trình này đã đề cấp đến các vấn đề cơ bản của GDTX như: Chương trình
xoá mù, chương trình tương đương, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo thu
nhập hướng tới tương lai; cơ sở hạ tầng của GDTX; định hướng phát triển
GDTX ở Việt Nam trong những tiếp theo. Có thể nói đây là công trình đã
đưa ra nhiều vấn đề lí luận và thực tiễn cho nghiên cứu sâu về GDTX nói
chung về TTHTCĐ nói riêng.
Trong thực tiễn vấn đề giáo dục không chính quy, GDTX được triển
khai ngay từ những năm 1945 và phát triển khá mạnh mẽ. Với nhiều mục
tiêu khác nhau qua các thời kỳ nhưng tựu trung lại là giúp hoà nhập giáo
dục bổ túc với đào tạo bồi dưỡng tại chức thành hệ thống giáo dục và đào
tạo thường xuyên, cung cấp cơ hội học tập cho mọi người.
Về cơ sở pháp lý, vấn đề học tập suốt đời và xây dựng XHHT, vấn
đề GDKCQ và GDTX đã được thể chế hoá trong Luật giáo dục và nhiều
văn bản quy phạm pháp luật khác.
1.1.2. Những nghiên cứu về liên kết đào tạo đại học giữa cơ sở
giáo dục đại học và TTGDTX:
Vấn đề phát triển giáo dục thường xuyên tuỳ theo điều kiện và khả
năng của từng quốc gia và có cách làm khác nhau, nhưng các công trình
nghiên cứu đều có chung quan điểm là giáo dục liên tục, giáo dục suốt đời,
giáo dục cộng đồng là hướng chủ đạo, chi phối sự phát triển. Các nước đều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7
mở rộng quy mô, hình thức đào tạo, chuyển hướng giáo dục từ chỗ phục vụ
chủ yếu cho số ít sang nền giáo dục đại chúng.
Các công trình nghiên cứu đều đã nhấn mạnh cộng động phải coi
GDTX là điều kiện để nâng cao dân trí, là trách nhiệm của mọi người, mọi
địa phương chứ không phải riêng của ngành giáo dục.
Các nghiên cứu này cũng chỉ ra các xu thế sau của hệ thống GDTX:
- Từ tập trung hoá sang phi tập trung hoá;
- Từ xu thế áp đặt từ trên xuống dưới sang xu thế hoạt động từ dưới
lên trên;
- Từ xu thế rà soát Nhà nước sang xu thế cộng đồng hoá;
- Từ xu thế chính quy sang xu thế phi chính quy;
- Từ cứng nhắc mềm dẻo sang linh hoạt;
- Từ chỗ ngành giáo dục phải chủ động sang cộng đồng phải chủ
động.
Vấn đề liên kết đào tạo là nội dung và cũng là một trong những hình
thức của xu thế phát triển GDTX.
Trong Hội thảo “Chƣơng trình giáo dục cho mọi ngƣời” ở Châu á –
Thái Bình Dương tổ chức tại thủ đô Australia tháng 11 năm 1987,
UNESCO đã định nghĩa “GDTX là một khái niệm rộng lớn, bao gồm tất cả
các cơ hội học tập mà mọi người đều mong muốn hoặc cần có sau mù chữ
cơ bản và giáo dục tiểu học”. Định nghĩa trên bao hàm những nội dung
sau:
- GDTX là dành cho người lớn đã biết chữ;
- GDTX đáp ứng nhu cầu, mong muốn của mọi người;
- GDTX có thể bao hàm những kinh nghiệm do GDCQ, KCQ và phi
chính quy cung cấp;
- GDTX được quy định là cơ hội tham gia vào quá trình học tập suốt
đời sau khi kết thúc tiểu học hoặc tương đương.
Vấn đề liên kết đào tạo nói chung, liên kết đào tạo Đại học nói riêng
giữa các cơ sở đào tạo giáo dục và đại học và các TTGDTX chưa được
nghiên cứu một cách có hệ thống mặc dù đây là vấn đề rất đáng được quan
tâm. Đã có những ý kiến khác nhau về chất lượng đào tạo của GDTX, về
chất lượng của liên kết đào tạo, đã có những hội thảo khoa học về phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
8
GDTX ở những góc độ khác nhau nhưng lại có quá ít các ý kiến về vấn đề
xây dựng và phát triển mô hình liên kết đào tạo đại học như thế nào cho có
hiệu quả và đảm bảo chất lượng.
Những vấn đề của mô hình liên kết đào tạo thì có nhiều và đã được
đề cập ít nhiều dười gó độ quản lý giáo dục. Có thể kể đến một số kết quả
nghiên cứu về vấn đề này như: “Các biện pháp quản lý hệ đào tạo KCQ tại
TTGDTX Tỉnh Thanh Hoá” của Phạm Ngọc Thành; “Một số biện pháp đổi
mới quản lí công tác liên kết đào tạo tại chức ở TTGDTX Hải phòng” của
Đỗ Văn Hạ…
Rõ ràng nhiều vẫn đề lí luận và thực tiễn về liên kết đào tạo, về mô
hình liên kết đào tạo đại học vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ
thống, trong khi sự tồn tại của mô hình này là một tất yếu, một xu hướng
trong sự phát triển của giáo dục nói chung và của GDTX nói riêng.
1.2. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI:
1.2.1. Giáo dục:
Trong thực tiễn, hai thuật ngữ giáo dục và đào tạo nhiều khi được sử
dụng với nghĩa tương đương nhau, thay thế lẫn nhau hoặc kết hợp với nhau
tạo thành cụm từ kép “Giáo bục và Đào tạo”. Theo chúng tôi giáo dục và
đào tạo là hai khái niệm của cùng một thiết chế nhưng chúng không đồng
nhất với nhau.
Khái niệm giáo dục theo nghĩa rộng ở cấp độ xã hội là khái niệm
được dùng để chỉ một hoạt động xã hội. Phương hướng của giáo dục là do
mục đích của xã hội quy định. Mục đích của giáo dục là sự phát triển cá
nhân và cộng đồng.
Khái niệm giáo dục được hiểu như trên đương nhiên nhằm chỉ giáo
dục với tư cách là một bộ phận của hiện thực khách quan – mảng hiện thực
khách quan ấy có những thuộc tính sư phạm (dạy học, truyền đạt – lĩnh hội).
Tuy nhiên khái niệm giáo dục không bao hàm hết tất cả mảng hiện thực đó
(hiện thức giáo dục). Điều đó có nghĩa là khái niệm giáo dục chỉ đề cập đến
những yếu tố của hiện thực giáo dục đã được con người nhận thức, được
con người tổ chức và vận hành trong thực tế.
Theo nghĩa này, giáo dục có những chức năng cơ bản sau: