Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản cá nhân, tổ chức vi phạm nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
ĐỖ HẰNG NGA
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Định hướng nghiên cứu
Mã số: 8380102
Người hướng dẫn khoa học: TS Thái Thị Tuyết Dung
Học viên: Đỗ Hằng Nga
Lớp: Cao học Luật, khóa 26
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Luật học với đề tài: “Biện pháp khấu trừ
một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá
nhân, tổ chức vi phạm nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành
chính” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học
của TS Thái Thị Tuyết Dung. Luận văn có sử dụng, trích dẫn các ý kiến và quan
điểm khoa học của một số tác giả; các thông tin được sử dụng trong luận văn đều
được trích dẫn từ nguồn cụ thể và chính xác; các số liệu, thông tin được sử dụng là
hoàn toàn khách quan và trung thực.
Tác giả
Đỗ Hằng Nga
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT Viết đẩy đủ Viết tắt
1 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Luật XLVPHC 2012
2 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1989 Pháp lệnh XPVPHC 1989
3 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 1995 Pháp lệnh XPVPHC 1995
4 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 Pháp lệnh XPVPHC 2002
5 Ủy ban nhân dân UBND
6 Vi phạm hành chính VPHC
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU......................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ
MỘT PHẦN LƯƠNG HOẶC MỘT PHẦN THU NHẬP, KHẤU TRỪ TIỀN
TỪ TÀI KHOẢN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VI PHẠM .................................6
1.1. Khái niệm, đặc điểm, mục đích của biện pháp khấu trừ một phần lương
hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi
phạm .....................................................................................................................6
1.1.1. Khái niệm khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ
tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm ..................................................6
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu
nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm ..........................9
1.1.3. Mục đích áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu
nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm ........................14
1.2. Quy định pháp luật về biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một
phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm ....15
1.2.1. Quá trình phát triển của các quy định pháp luật về biện pháp khấu trừ
một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá
nhân, tổ chức vi phạm.......................................................................................15
1.2.2. Đối tượng bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần
thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm ..................19
1.2.3. Nguyên tắc áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần
thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm ..................22
1.2.4. Tiền của cá nhân bị khấu trừ khi áp dụng biện pháp khấu trừ một phần
lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức
vi phạm .............................................................................................................25
1.2.5. Thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương
hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi
phạm.................................................................................................................26
1.2.6. Thủ tục tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp khấu
trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá
nhân, tổ chức vi phạm.......................................................................................30
1.2.7. Chi phí thực hiện biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu
nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm ........................34
Kết luận Chương 1 ................................................................................................37
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VÀ
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VỀ BIỆN PHÁP KHẤU TRỪ MỘT PHẦN
LƯƠNG HOẶC MỘT PHẦN THU NHẬP, KHẤU TRỪ TIỀN TỪ TÀI
KHOẢN CỦA CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VI PHẠM..............................................39
2.1. Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về các nội dung cụ thể của
biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền
từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm ......................................................39
2.1.1. Về thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế và thẩm quyền thực hiện quyết
định cưỡng chế áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu
nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm ........................39
2.1.2. Về thời hạn ban hành và thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế áp dụng
biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ
tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm............................................................46
2.1.3. Về xác minh lương hoặc thu nhập của cá nhân, xác minh tiền từ tài
khoản của cá nhân, tổ chức ..............................................................................48
2.1.4. Về xử lý đối với các cá nhân, tổ chức có liên quan không thực hiện nghĩa
vụ phối hợp thực hiện quyết định cưỡng chế áp dụng biện pháp khấu trừ một
phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ
chức vi phạm.....................................................................................................51
2.1.5. Về biểu mẫu, nội dung của quyết định cưỡng chế và các biên bản phục vụ
cho quá trình cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập,
khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm..................................56
2.1.6. Về báo cáo công tác, kết quả thực hiện quyết định cưỡng chế khấu trừ
một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá
nhân, tổ chức vi phạm.......................................................................................59
2.2. Một số giải pháp góp phần hoàn thiện biện pháp khấu trừ một phần
lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ
chức vi phạm ......................................................................................................62
2.2.1. Bổ sung, sửa đổi một số quy định của pháp luật.....................................62
2.2.2. Khắc phục tình trạng không xác định chính xác được lương hoặc thu
nhập, tiền trong tài khoản của tổ chức, cá nhân vi phạm .................................68
2.2.3. Nâng cao năng lực áp dụng pháp luật cho các chủ thể có thẩm quyền áp
dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ
tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm ................................................70
Kết luận Chương 2 ................................................................................................73
KẾT LUẬN............................................................................................................75
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xử phạt vi phạm hành chính là một trong những hình thức pháp lý quan trọng
trong công tác đấu tranh, phòng chống các hành vi vi phạm trật tự xã hội hiện nay.
Để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, pháp luật quy định về
các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đây là
những hoạt động cụ thể, chủ yếu nhằm tổ chức thi hành trên thực tế các hình thức
trách nhiệm hành chính được áp dụng với cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành
chính, Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định các biện pháp
cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính trong trường hợp cá nhân, tổ
chức bị xử phạt không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt. Theo đó, khoản 2
Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định về 04 biện pháp cưỡng
chế khác nhau, và đáng lưu ý nhất là biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một
phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản cá nhân, tổ chức vi phạm để đảm bảo thi
hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính
Nhằm chi tiết hóa Điều 86 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Chính
phủ đã ban hành Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng11 năm 2013 quy
định về các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi
phạm hành chính. Và trong đó, quy định về biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần
lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản cá nhân, tổ chức vi phạm
đã được quy định một cách khá đầy đủ; tuy nhiên trên thực tế, số lượng quyết định
xử phạt vi phạm hành chính bị trì hoãn hoặc không thể thi hành vẫn còn rất nhiều.
Điều này, một phần xuất phát từ những bất cập trong các quy định pháp luật của các
biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính nói chung và
biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài
khoản cá nhân, tổ chức vi phạm nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu, phân tích các
quy định của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng biện pháp cưỡng chế khấu trừ
một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản cá nhân, tổ chức
vi phạm nhằm chỉ ra những bất cập và đưa ra kiến nghị hoàn thiện đối với biện pháp
cưỡng chế này là việc làm hết sức cần thiết. Chính vì lý do đó, tác giả quyết định
lựa chọn đề tài: “Biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu
trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm nhằm bảo đảm thi hành quyết
định xử phạt vi phạm hành chính” để làm luận văn Thạc sĩ Luật học.
2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thông qua quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy liên quan trực tiếp đến
biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài
khoản cá nhân, tổ chức vi phạm đã có một số công trình nghiên cứu sau đây:
Thứ nhất, sách chuyên khảo Bình luận khoa học Luật Xử lý vi phạm hành
chính năm 2012 tập 2 do PGS.TS Nguyễn Cảnh Hợp làm chủ biên, Nxb. Đại học
Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2015;
Thứ hai, bài viết “Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính”
của Tác giả Đỗ Văn Cương trên tạp chí Dân chủ và Pháp luật số 7 năm 2007;
Thứ ba, luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh
“Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng” của
tác giả Tế Ngọc Đức năm 2016;
Thứ tư, bài viết “Bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính –
một số bất cập và hướng hoàn thiện” của Tác giả Thái Thị Tuyết Dung và Nguyễn
Nhật Khanh trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4 năm 2017;
Thứ năm, luận văn Thạc sỹ Luật học, ĐH Luật TP.HCM “Biện pháp kê biên
tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá nhằm đảm bảo thi hành
quyết định xử phạt vi phạm hành chính” của tác giả Nguyễn Nhật Khanh năm 2017;
Thứ sáu, bài biết “Những nội dung cần sửa đổi trong Luật xử lý vi phạm
hành chính năm 2012” của tác giả Cao Vũ Minh trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật
số 1 năm 2019;
Thứ bảy, bài viết “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế - Một số
bất cập và kiến nghị hoàn thiện” của tác giả Nguyễn Nhật Khanh trên tạp chí Nhà
nước và Pháp Luật số 2 năm 2019.
Trên tinh thần tiếp thu các kết quả nghiên cứu về các biện pháp cưỡng chế thi
hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính ở trên, tác giả sẽ tiếp tục phát triển, mở
rộng để phân tích, đánh giá một cách đầy đủ, chi tiết hơn các quy định của pháp luật
có liên quan về sự cần thiết, những vướng mắc bất cập của các biện pháp cưỡng chế
thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, mà cụ thể là biện pháp khấu trừ
một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản cá nhân, tổ chức
vi phạm nhằm bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.