Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Biến đổi fourier rời rạc, fourier nhanh và ứng dụng.
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ THU THỦY
BIẾN ĐỔI FOURIER RỜI RẠC,
FOURIER NHANH VÀ ỨNG DỤNG
Chuyên ngành: Phương pháp Toán sơ cấp
Mã số: 60.46.40
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Đà Nẵng - Năm 2015
Công trình được ho n thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Phan Đức Tuấn
Phản ện : TS. Lê Hải Trung
Phản ện : PGS. TS. Hu nh Th Phùng
Luận v n đ được ảo vệ tr c Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp thạc s ho h c h p tại Đại h c Đ Nẵng vào ngày
11 tháng 01 năm 2015
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - H c li u, i học Đà Nẵng
- Trung tâm Học liệu, Đại h c Đà Nẵng
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhiều vấn đề trong khoa học và công nghệ đưa đến việc giải phương trình
vi phân hay phương trình đạo hàm riêng. Những bài toán về tính độ lệch đứng
của dầm, các dao động của dây, sóng âm, sóng tạo ra do thủy triều, sóng đàn
hồi, sóng điện trường và tìm phương trình đường đi cho các phương trình sóng.
Vấn đề đặt ra ở đây là tìm lời giải cho các bài toán đó. Có nhiều phương pháp
khác nhau để giải quyết vấn đề, trong số đó không thể không nói đến vai trò đặc
biệt quan trọng của phép biến đổi Fourier.
Một khái niệm không kém tầm quan trọng của phép biến đổi Fourier là biến
đổi Fourier rời rạc (DFT). Trong toán học, biến đổi Fourier rời rạc còn được
gọi là phép biến đổi Fourier hữu hạn, là một biến đổi trong giải tích Fourier với
các tín hiệu trong thời gian rời rạc. Nó là công cụ lý tưởng để xử lý thông tin và
được sử dụng rộng rãi trong xử lý tín hiệu và các ngành liên quan đến phân tích
tần số, tìm hình dạng đi lý tưởng cho phương trình truyền sóng, các bài toán sơ
cấp, ma trận và các phép toán như tích chập.
Việc ứng dụng hiệu quả biến đổi Fourier rời rạc trong thực tế đặc biệt là
việc phân tích phổ như trong các ngành xử lý tín hiệu tiếng nói, địa chất, vật lý,
y tế, sóng âm, các bài toán về ma trận,phép nhân đa thức. . . người ta đã quan
tâm đến việc rút ngắn thời gian và độ phức tạp tính toán. Năm 1965, Cooley và
Tukey đã tìm ra thuật toán tính các biến đổi Fourier rời rạc nhanh chóng và hiệu
quả hơn được gọi là biến đổi Fourier nhanh (FFT). Biến đổi Fourier nhanh là
thuật toán cho phép tính DFT nhanh chóng bằng cách giảm độ phức tạp và thời
gian tính toán. Kể từ khi ra đời, biến đổi FFT đã tạo ra một bước ngoặc lớn và
thực sự đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc xử lý tín hiệu, các bài
toán ma trận và bài toán sơ cấp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là nhằm giúp người đọc hiểu đúng bản chất của biến đổi
2
Fourier rời rạc, hiệu quả của biến đổi Fourier rời rạc và thuật toán FFT của nó.
Qua đó có thể áp dụng để tìm lời giải cho một số bài toán sơ cấp, những bài
toán liên quan đến ma trận và phương trình truyền sóng. Một số điểm cố gắng
đưa vào trong luận văn là:
- Một số định nghĩa liên quan đến biến đổi DFT, chứng minh chặt chẽ các
định lí liên quan.
- Làm rõ tính hiệu quả của biến đổi nhanh FFT, đi sâu một số thuật toán cụ
thể.
- Đưa nhiều ví dụ và bài tập áp dụng để làm nổi bật tính hiệu quả, tính nhanh
chóng của biến đổi DFT và FFT.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là phép biến đổi Fourier. Phạm vi nghiên
cứu của đề tài là biến đổi Fourier rời rạc, Fourier nhanh và ứng dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Thu thập các bài báo khoa học và tài liệu của các tác giả nghiên cứu liên
quan đến biến đổi DFT, vấn đề quan trọng trong khi áp dụng biến đổi DFT và
FFT vào giải toán.
Tham gia các buổi seminar của thầy hướng dẫn để trao đổi các kết quả đang
nghiên cứu. Trao đổi qua email, blog, forum với các chuyên gia về các ứng dụng
của biến đổi DFT và FFT trong giải toán.
5. Bố cục của đề tài
Luận văn gồm phần mở đầu, hai chương, kết luận và phụ lục.
Chương 1 trình bày một số tích chất cơ bản của biến đổi Fourier rời rạc,
Fourier nhanh.
Chương 2 đưa ra một số ứng dụng cơ bản của biến đổi Fourier rời rạc và
biến đổi Fourier nhanh.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Luận văn đã tham khảo một số tài liệu khoa học tiếng Việt và tiếng Anh về
biến đổi Fourier đặc biệt là biến đổi Fourier rời rạc và Fourier nhanh. Hiện tại
trong và ngoài nước đã có các công trình nghiên cứu về biến đổi Fourier rời rạc,
biến đổi Fourier nhanh và các ứng dụng thực tế hữu ích của chúng.
Tuy nhiên các công trình khoa học vẫn chưa tổng hợp được nhiều các ứng
3
dụng của biến đổi Fourier rời rạc, biến đổi Fourier nhanh trong sơ cấp và trong
thực tế hoặc có nhưng vẫn còn hạn chế.
Vì vậy việc nghiên cứu, tổng hợp các ứng dụng của phép biến đổi Fourier
rời rạc, Fourier nhanh một cách rõ ràng, hệ thống là cần thiết. Kết quả nghiên
cứu của đề tài sẽ giúp người học toán dễ dàng hơn trong việc hình dung tính
hữu ích của phép biến đổi Fourier trong toán học cũng như trong thực tiễn.
4
CHƯƠNG 1
KIẾN THỨC CHUẨN BỊ
1.1 BIẾN ĐỔI FOURIER RỜI RẠC
1.1.1 Định nghĩa
Định nghĩa 1.1.1. Cho dãy x(n),n = 0,1,..,N −1. Khi đó biến đổi Fourier
rời rạc của dãy x(n), viết tắt là DFT được xác định bởi công thức:
X(k) =
N−1
∑
n=0
x(n)Wkn
N
, k = 0,1,...,N −1. (1.1)
Biến đổi Fourier rời rạc ngược viết tắt là IDFT được xác định bởi công thức:
x(n) = 1
N
N−1
∑
k=0
X(k)W−kn
N
, n = 0,1,...,N −1. (1.2)
Ở đây Wkn
N = e
−i2π.kn
N và e
ia = cosa+isina.
Ví dụ 1.1.1.
1.1.2 Biểu diễn DFT dưới dạng ma trận
Định nghĩa ma trận Fourier
Một ma trận vuông cấp N mà phần tử thứ (k,n) là Wkn(0 ≤ k,n ≤ N − 1)
được gọi là ma trận Fourier cấp N, ký hiệu WN. Tức là:
WN =
1 1 1 ... 1
1 W1
N W2
N
... WN−1
N
.
.
.
.
.
.
.
.
. ...
.
.
.
1 WN−1
N W
2(N−1)
N
... W
(N−1)(N−1)
N
.
5
Biến đổi DFT dưới dạng ma trận
Đặt: xN =
x(0)
x(1)
.
.
.
x(N −1)
; XN =
X(0)
X(1)
.
.
.
X(N −1)
W∗
N =
1 1 1 ... 1
1 W−1
N W−2
N
... W
−(N−1)
N
.
.
.
.
.
.
.
.
. ...
.
.
.
1 W
−(N−1)
N W
−(2(N−1))
N
... W
−(N−1)(N−1)
N
.
Khi đó biến đổi DFT của XN và biến đổi ngược IDFT được viết lại:
XN = WN.xN; xN =
1
N
W∗
N
.XN.
Mệnh đề 1.1.1. Gọi W−1
N
là ma trận nghịch đảo của ma trận WN. Khi đó:
W−1
N =
1
N
.W∗
.
Ví dụ 1.1.2.
Ví dụ 1.1.3. Giải Ví dụ 1.1.1 bằng cách sử dụng ma trận Fourier.
Mệnh đề 1.1.2. Cho vectơ x(n,1)
, tích WN.x được gọi là phép biến đổi Fourier
rời rạc của vectơ x và W−1
N
.x là phép biến đổi nghịch đảo của x. Phần tử ở vị trí
k trong WN.x và W−1
N
.x được xác định bởi công thức:
[WN.x]k =
N−1
∑
i=0
xiw
ik; [W−1
N
.x]k =
1
N
N−1
∑
i=0
xiw
−ik
.
Ví dụ 1.1.4.
1.1.3 Biến đổi DFT cho toán tử unita
Trước kia, biến đổi DFT và biến đổi ngược IDFT của dãy x(n) được viết
dưới dạng:
X(k) = 1
√
N
N−1
∑
n=0
x(n)Wkn
N
, k = 0,1,...,N −1. (1.5)
6
x(n) = 1
√
N
N−1
∑
k=0
X(k)W−kn
N
, n = 0,1,...,N −1. (1.6)
1.1.4 Tính chất của biến đổi DFT
Tính tuần hoàn
Cho X(k) ↔ x(n), khi đó X(k) và x(n) tuần hoàn với chu kỳ N tức là:
X(k +N) = X(k),∀k = 0,1,...,N −1.
x(n+K) = x(n),∀n = 0,1,...,N −1.
Ví dụ 1.1.5.
Tính tuyến tính
Cho x1(n) ↔ X1(k) và x2(n) ↔ X2(k) thì với mọi a1,a2 ta có:
a1x1(n) +a2x2(n) ↔ a1X1(k) +a2X2(k).
Dịch vòng
Cho x(n) ↔ X(k) thì x(n + h) ↔ X(k).W−hk
. Khi đó x(n + h) được dịch
chuyển theo vòng tròn về bên trái bởi khoảng thời gian h trong miền thời gian.
Ở đây xn+k = (xh, xh+1,...,xN−1, x0,...,xh−1).
Ví dụ 1.1.6.
Độn không
Về nguyên tắc, chiều dài L và chiều dài N của biến đổi DFT có thể khác
nhau. Hầu hết các vấn đề về DFT đều giả sử L = N. Tuy nhiên không nhất thiết
điều này luôn xảy ra.
Nếu L < N ta có thể độn N - L số 0 ở cuối của bản ghi dữ liệu để nó có chiều
dài N. Độn bất kỳ số 0 nào vào phần đuôi của tín hiệu đều không ảnh hưởng gì
đến biến đổi DFT.
Nếu L > N ta có thể giảm chiều dài của bản ghi thành N theo kỹ thuật rút
gọn modN.
Để có được phép chập không tròn hoặc không tuần hoàn của hai dãy (một
dãy có chiều dài L và dãy khác có chiều dài M) bằng cách sử dụng phương pháp