Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam
Biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương (dưới góc độ Luật hành chính)
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
PHẠM THỊ THUÝ HÀ
BIÊN CHẾ HÀNH CHÍNH TRONG CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG
(DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÀNH CHÍNH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HỒ CHÍ MINH
BIÊN CHẾ HÀNH CHÍNH TRONG CÁC
CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG
(DƯỚI GÓC ĐỘ LUẬT HÀNH CHÍNH)
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 60380102
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Huỳnh Văn Thới
Học viên: Phạm Thị Thúy Hà
Lớp: Cao học Luật, Thành ủy Khóa 7
TP.HỒ CHÍ MINH, NĂM 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của PGS.TS Huỳnh Văn Thới. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung
thực, có xuất xứ rõ ràng. Các trích dẫn trong luận văn đều được chú thích đầy đủ và
chính xác. Những kết luận trong luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam
đoan của mình.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Phạm Thị Thuý Hà
DANH MỤC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
Bảng số 2.1: Báo cáo số liệu biên chế được giao và sử dụng của các cơ
quan thuộc UBND quận Gò Vấp giai đoạn 2007 – 2014
38
Bảng số 2.2: Báo cáo số liệu giao biên chế từng cơ quan thuộc UBND
quận Gò Vấp giai đoạn 2007 – 2014
38
Bảng số 2.3: Báo cáo số liệu sử dụng biên chế từng cơ quan thuộc
UBND quận Gò Vấp giai đoạn 2007 – 2014
44
Bảng số 2.4: Báo cáo số liệu biên chế các phường thuộc UBND quận
Gò Vấp giai đoạn 2007 – 2014
45
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN, PHÁP LÝ VỀ BIÊN CHẾ HÀNH CHÍNH
TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG.......8
1.1. Khái niệm biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương........................................................................................................................................8
1.1.1. Cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương...............................................8
1.1.2. Biên chế hành chính......................................................................................9
1.1.3. Đặc điểm biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương ............................................................................................................12
1.2. Xác định biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương......................................................................................................................................16
1.2.1. Cơ sở xác định biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương................................................................................................17
1.2.2. Quy trình xác định biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương................................................................................................23
1.2.3. Cải cách hành chính và vấn đề tinh giảm biên chế hành chính trong các cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương.............................................................24
1.3. Quản lý biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương......................................................................................................................................26
1.3.1. Nguyên tắc quản lý biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương................................................................................................26
1.3.2. Nội dung quản lý biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương................................................................................................27
1.3.3. Thẩm quyền quản lý biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương.........................................................................................34
Kết luận chương 1 ...................................................................................................35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ BIÊN CHẾ HÀNH CHÍNH
TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở ĐỊA PHƯƠNG.....37
2.1. Thực trạng biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước
ở địa phương ..................................................................................................................................37
2.1.1. Thực trạng biên chế hành chính cấp tỉnh, huyện........................................37
2.1.2. Thực trạng biên chế hành chính cấp xã......................................................44
2.2. Thực trạng quản lý biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính
nhà nước ở địa phương .............................................................................................................46
2.2.1. Các phương diện quản lý............................................................................47
2.2.2. Đánh giá chung...........................................................................................57
Nguyên nhân hạn chế của pháp luật về quản lý biên chế.....................................63
2.3. Phương hướng, giải pháp về biên chế hành chính trong các cơ quan hành
chính nhà nước ở địa phương ................................................................................................65
2.3.1. Phương hướng ............................................................................................65
2.3.2. Giải pháp ....................................................................................................66
Kết luận chương 2 ...................................................................................................75
KẾT LUẬN..............................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biên chế là một trong những nội dung quan trọng của công tác cán bộ, công
chức (sau viết tắt là cán bộ). Từ khi ra đời đến nay, Đảng và Nhà nước đã đặc biệt
quan tâm đến vấn đề cán bộ, luôn coi cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của
cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ. Bằng kinh
nghiệm thực tiễn, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “Cán bộ là cái gốc của mọi công
việc, huấn luyện đào tạo cán bộ là công việc gốc của Đảng” [61; 269], “Công việc
thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [61; 73]. Cùng với sự phát triển
của đất nước, đội ngũ cán bộ luôn được quan tâm bồi dưỡng phát triển cả về chất
lượng, số lượng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng
(khóa VIII)
1
về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
(CNH, HĐH) đất nước khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta đã dày công
đào tạo, huấn luyện, xây dựng được một đội ngũ cán bộ tận tụy, kiên cường, hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ qua các giai đoạn cách mạng [6]. Đồng thời cũng nhận
định: Đội ngũ cán bộ tuy đông nhưng không đồng bộ, vẫn còn tình trạng "vừa thừa
vừa thiếu" [6]. Qua đó, xác định mục tiêu: Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức các
cấp từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt là cán bộ đứng đầu, có phẩm chất và năng lực,
có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo sự chuyển tiếp liên tục và vững vàng giữa các
thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ CNH, HĐH, giữ vững độc lập tự
chủ, đi lên chủ nghĩa xã hội [6]. Nghị quyết cũng đề ra nhiều nhiệm vụ giải pháp
trước mắt, lâu dài về công tác cán bộ và chủ trương tinh giản biên chế [6].
Ngày 26 tháng 02 năm 1998, Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh
Cán bộ, công chức. Pháp lệnh này, có nhiều quy định đề cập đến biên chế như: Cán
bộ, công chức quy định tại Pháp lệnh này là công dân Việt Nam, trong biên chế và
hưởng lương từ ngân sách nhà nước; khi tuyển dụng cán bộ, công chức, cơ quan, tổ
chức tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc, vị trí công tác của các chức
danh cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao;
về thẩm quyền quyết định biên chế và quản lý cán bộ, công chức. Pháp lệnh sửa đổi,
bổ sung một số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003 và Luật Cán bộ,
công chức năm 2008 có nhiều quy định mới về việc xác định, quản lý biên chế công
1 Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 18 tháng 6 năm 1997 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII
2
chức so với Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 1998 như: phạm vi, đối tượng là biên
chế công chức; nguyên tắc xác định và quản lý biên chế công chức thống nhất với
quản lý cán bộ, công chức; xác định biên chế công chức trên cơ sở xác định vị trí
việc làm; phân công và thực hiện thẩm quyền quyết định biên chế công chức. Đây
là những văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất từ trước tới nay
và đã tạo hành lang pháp lý, cơ sở giúp cho việc xác định, phân giao và sử dụng
biên chế công chức được thống nhất và có tính khoa học hơn.
Tuy nhiên, thực tế thời gian qua biên chế hành chính ngày càng phình to,
ngân sách chi trả lương chiếm tỷ lệ lớn, hiệu quả công việc chưa cao, chưa đáp ứng
kịp thời công tác quản lý, gây lãng phí và bức xúc trong xã hội. Trong khi, rất nhiều
cơ quan hành chính khi lập kế hoạch biên chế hàng năm đều đề nghị bổ sung thêm
biên chế để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước ngày càng nhiều, hầu như không
có cơ quan nào đề nghị giảm bớt biên chế. Như vậy, từ quy định của pháp luật đến
quá trình thực hiện việc phân bổ và sử dụng biên chế đang đặt ra nhiều vấn đề như:
cơ sở, căn cứ để xác định biên chế hành chính; giao biên chế hành chính cho các cơ
quan hành chính nhà nước ở địa phương dựa theo những tiêu chí nào thì phù hợp?
Quản lý và sử dụng biên chế như thế nào thì đạt hiệu quả? Do vậy, nghiên cứu biên
chế hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương nhằm tìm đến
giải pháp có thể tháo gỡ những vướng mắc về biên chế hành chính góp phần xây
dựng nền hành chính tinh gọn, chuyên nghiệp, có hiệu lực, hiệu quả là rất cần thiết.
Để biên chế hành chính trong các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương
phù hợp và hiệu quả là vấn đề phức tạp, cần được xác định và làm rõ trên nhiều mặt
vì nó liên quan và bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mặt khác, nền hành chính
Việt Nam đến nay đang ở ngưỡng cửa cải cách mạnh mẽ theo hướng hiện đại và
phù hợp. Trong đó, cải cách tổ chức và biên chế hành chính nói chung và từng cơ
quan, từ trung ương đến địa phương nói riêng đòi hỏi phải làm rõ các cơ sở luận cứ
để việc quản lý và sử dụng biên chế hành chính nhà nước ngày càng chặt chẽ và
hiệu quả hơn.
Do đó, việc nghiên cứu những quy định của pháp luật về biên chế hành
chính, những khó khăn trong việc xác định, phân bổ, sử dụng, quản lý biên chế hành
chính hiện nay và đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật về biên chế hành chính,
đảm bảo cho bộ máy nhà nước, nhất là các cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương hoạt động hiệu quả, góp phần xây dựng nền công vụ tinh gọn, chính quy,
hiện đại là rất cần thiết. Vậy nên, tôi chọn đề tài “Biên chế hành chính trong các cơ