Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bệnh Ngũ Quan - Chương IV - BÀI 3. VIÊNI AMIDAN pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BÀI 3. VIÊNI AMIDAN
Viêm amidan là một trong những bệnh họng thường thấy, ưa phát ở mùa tiết đông,
xuân, có cấp tính, mạn tính khác nhau. Đông y gọi cấp tính là "Hầu nga", "Phong
nhiệt nhũ nga". Viêm amidan cấp tính thường bởi nhiệt độc ẩn náu ở trong phế vị,
lại bị phong tà mà thành, ưa phát ở trẻ em. Viêm amidan mạn tính thì thường bởi
sau khi phát cơn cấp tính lặp lại nhiều lần, phế khí và phế âm hao thương, hư hoả
viêm lấn đưa đến.
1. Điểm cần kiểm tra để chẩn đoán
1. Cấp tính thì bệnh nổi lên gấp dữ dội, sợ lạnh phát sốt, đầu đau, họng đau, nuốt
khó. Hạch dưới hàm sưng to, ấn đau.
Một bên hoặc 2 bên amidan sưng đỏ, bề mặt có giả mạc trắng vàng, dễ chùi đi mà
không ra máu, có thể phân biệt màng giả của bạch hầu là không dễ chùi đi mà dễ
ra máu.
2. Mạn tính thì thường không có chứng trạng toàn thân rõ rệt, có thể có sốt nhẹ, ho
khan. Amidan sng to hoặc không sưng to trụ trước sung huyết, ấn vào trụ trước
thấy mủ phòi ra từ amidan. Trẻ em viêm amidan mạn tính và amidan phì đại có thể
ảnh hưởng chức năng thở nuốt, khi ngủ có tiếng ngáy.
2. Phương pháp trị liệu
2.1. Biện chứng thí trị
2.1.1. Chữa theo bệnh cấp, mạn tính
a) Viêm amidan cấp tính
* Ngoại cảm phong nhiệt
Vùng họng có cảm giác khô táo và nóng rát, họng đau khi nuốt thì tăng. Toàn thân
khó chịu, có sợ lạnh phát sốt nhưng không nhiều dữ dội, đầu đau, mũi tắc, chảy