Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bệnh Ngũ Quan - Chương III - BÀI 1. VIÊM MŨI MẠN TÍNH (ĐƠN THUẦN) pps
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
CHƯƠNG III
BÀI 1. VIÊM MŨI MẠN TÍNH (ĐƠN THUẦN)
ĐẠI CƯƠNG
Phế khai khiếu ở mũi, phế khí thông ở mũi, bởi thế bệnh mũi và phế có quan hệ
mật thiết. Ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt đều từ mũi mà truyền vào phế, trong
phế có hoả (nhiệt), phế táo thơng âm, hoặc phế khí bất túc đều có thể dẫn đến
bệnh phế. Trọng điểm của biện chứng và phép chữa như sau:
Mũi tắc là phế khí úng tắc, chữa thì nên tuyên thông phế khí.
Chảy nước mũi trong là phong hàn, chữa thì lấy phát tán phong hàn.
Chảy nước mũi vàng là phong nhiệt, chữa thì lấy tán phong thanh nhiệt.
Chảy nước mũi có mủ mùi hôi là phế kinh nhiệt độc, chữa thì lấy thanh phế giải
độc.
Xoang mũi sưng đỏ vỡ loét là phế kinh có hoả, chữa thì nên thanh tiết phế hoả.
Thường xuyên hắt hơi mà chảy nước mũi trong không dứt là phế khí hư, chữa thì
nên bổ ích phế khí.<
Viêm mũi mạn tính Đông y gọi là "Tỵ chất", "Tỵ uyên". Do ở ngoại cảm phong
hàn hoặc phong nhiệt mà làm cho phế khí mất hoà khiến mũi không thể thông lợi
mà hình thành.
Bệnh này thường do cảm mạo hoặc phế thương phong lạnh mà chữa không triệt
để, làm cho phế khí úng trệ gây nên, nếu kéo dài lâu ngày không khỏi, khí trệ
huyết uất, có thể xuất hiện mũi tắc đêm đến càng nhiều, chứng trạng là khi nằm