Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bệnh do giun sán ở ống tiêu hóa trẻ em.pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
10
Kích thước
173.9 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1129

Bệnh do giun sán ở ống tiêu hóa trẻ em.pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bệnh do giun sán ở ống tiêu hóa trẻ em

BỆNH DO GIUN SÁN Ở ỐNG TIÊU HÓA TRẺ EM

Mục tiêu

1. Trình bày được các đặc điểm chính của chu kỳ sinh học, bệnh sinh của một số loại giun

(giun đũa, giun móc, giun kim), sán (sán dây bò, sán dây lợn, sán lá gan) và vận dụng được

những đặc điểm này vào thực tế trong việc phòng chống bệnh giun sán.

2. Nêu được các đặc điểm dịch tễ của từng loại giun sán.

3. Kể được các biến chứng của giun sán, phân tích và xử trí được các biến chứng chính: giun

chui ống mật, tắc ruột, apxe gan, thiếu máu.

4. Trình bày được các phương pháp phòng chống bệnh giun sán.

BỆNH DO GIUN ĐŨA

1.Chu kỳ của giun đũa

Trứng giun đũa sau khi thải ra ngoài theo phân là trứng chưa thụ tinh (chưa lây bệnh được) sẽ

phát triển thành ấu trùng giai đoạn I. Sau khi bị nuốt vào ruột, ấu trùng chui qua thành của

ruột non đến gan, vào tĩnh mạch trên gan, đến tim phải rồi đến phổi. Ở phổi, ấu trùng chui qua

thành mao mạch vào hệ khí quản, tiến đến nắp thanh quản sang thực quản rồi được nuốt

xuống lại ruột non để ký sinh vĩnh viễn ở đó. Tại ruột non 87.2% giun đũa trưởng thành sống

tại hỗng tràng và 11.9% tại hồi tràng.

2. Bệnh sinh

Nếu số ấu trùng di chuyển qua phổi với số lượng đáng kể thì sẽ dẫn đến viêm phổi không điển

hình (hội chứng Loeffler). Khi giun lưu hành trong cơ thể, chúng có thể gây bệnh cho cơ thể

theo 4 cơ chế :

- Tác động nhiễm độc và dị ứng: Giun đũa có thể tiết ra một chất kích thích niêm mạc đường

hô hấp trên, mắt, mũi, miệng và da.

- Tác động sinh học: Giun di chuyển hướng thượng theo đường xoắn và có khuynh hướng

chui vào các lỗ tự nhiên.

- Tác dụng cơ học: Giun có thể kết hợp thành búi gây tắc hoặc bán tắc ruột

- Gây suy dinh dưỡng: Giun sống trong lòng ruột ăn các chất dinh dưỡng

3. Dịch tễ

3.1. Đặc điểm chung về dịch tễ giun đũa

Nhiễm giun đũa là một nhiễm trùng chủ yếu lây qua đường đất một cách gián tiếp qua tay,

thức ăn, nước uống bị nhiễm đất. Có tỷ lệ hiện mắc ( prevalence) rất ổn định. Tuổi có tỷ lệ

hiện mắc bệnh cao nhất : 4 - 14 tuổi

3.2. Sự phân bố bệnh và tỉ lệ hiện mắcSự phân bổ bệnh và tỉ lệ hiện mắc của nhiễm giun đũa

trên toàn cầu theo số liệu 1979 của WHO là 1 tỉ trường hợp và đứng hàng thứ 3 trong 10 bệnh

nhiễm trùng phổ biến. Các nước châu âu, bệnh giun đũa hầu như không còn (dưới 1%); các

nước châu Phi có tỷ lệ nhiễm giun đũa 8%, châu Mỹ La Tinh 12%, châu Á tỷ lệ nhiễm giun

đũa rất cao, có nhiều nước lên đến hơn 50% dân số.

Tại Việt nam tỉ lệ nhiễm giun đũa ( Đỗ Dương Thái 1975) là: 77.38% - 17.4%. Nhiễm giun

đũa có tỉ lệ hiện mắc cao tại những nơi đông dân cư, nông thôn, ngoại ô thành phố, ở nơi thiếu

thốn cơ sở vệ sinh.

62

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!