Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BCKH cấu trúc vốn doanh nghiệp nhìn từ hiệu quả phần vốn nhà nước một số kết quả nghiên cứu thực
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
Cấu trúc vốn doanh nghiệp nhìn từ hiệu quả phần vốn nhà nước - Một số kết quả
nghiên cứu thực tiễn trên thế giới
ThS. Phạm Nguyễn Hoàng - Từ Australia
Nghiên cứu về cơ cấu vốn doanh nghiệp và ảnh hưởng của cấu trúc vốn đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là một trong những vấn đề quan trọng trong phân tích
tài chính doanh nghiệp và quản trị công ty. Sở hữu Nhà nước là một phần trong cơ cấu vốn và
đã có nhiều nghiên cứu về hiệu quả của phần vốn Nhà nước trong doanh nghiệp. Bài viết này
giới thiệu một số kết quả nghiên cứu chính trên thế giới về vấn đề này, nhưng trong phạm vi
hiệu quả tài chính mà phần vốn góp/cổ phần Nhà nước có thể mang lại cho công ty cổ phần
(CtyCP).
Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của doanh nghiệp
Trước hết, việc sử dụng các công cụ nào để đánh giá về hiệu quả tài chính doanh
nghiệp có vai trò quan trọng. Có rất nhiều các chỉ tiêu đo lường hiệu quả tài chính doanh
nghiệp, nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng nhất trong các nghiên cứu có thể chia thành
hai loại chính: i) Các hệ số giá trị kế toán, còn gọi là các hệ số về lợi nhuận; ii) Các hệ số giá
trị thị trường, còn gọi là các hệ số về tăng trưởng tài sản.
Các chỉ tiêu lợi nhuận được dùng nhiều nhất bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản
(ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Một số nghiên cứu sử dụng lợi suất cổ tức -
DY , lợi nhuận trên doanh thu - ROS , hoặc lợi nhuận trên vốn đầu tư - ROI . Tuy nhiên,
trong một số trường hợp, cách sử dụng ROI thực ra chính là ROA, như trong nghiên cứu của
Shah, Butt & Saeed (2011). Nhìn chung, ROA và ROE là hai hệ số được sử dụng phổ biến
nhất. Đáng chú ý là giá trị của hai hệ số này có thể phụ thuộc vào cách tính lợi nhuận. Mặc dù
lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) được nhiều nhà nghiên cứu chọn để tính hai hệ số
trên , một số nghiên cứu khác sử dụng lợi nhuận thuần cộng với lãi vay (trước hoặc sau thuế)
, hoặc đơn giản chỉ là lợi nhuận thuần ; trong khi đó, có nghiên cứu lại cho rằng lợi nhuận
trước thuế, lãi vay, hao mòn và khấu hao (EBITDA) nên được dùng. Ngoài ý nghĩa tài chính
khác nhau, lý do của những cách tính khác nhau như vậy có thể là do hạn chế về cơ sở dữ
liệu; trong nhiều trường hợp, sự không đầy đủ của cơ sở dữ liệu sẽ khiến cho một số nghiên
cứu buộc phải có cách tính khác nhau.
Đối với nhóm hệ số giá trị thị trường, hai hệ số Marris và Tobin’s Q rất thông dụng
như là công cụ đánh giá tốt về hiệu quả tài chính doanh nghiệp; trong đó hệ số đầu được tính
là tổng giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu so với giá trị sổ sách của vốn chủ sở hữu, và hệ
số sau được tính là giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu cộng với giá trị sổ sách các khoản nợ
phải trả so với giá trị sổ sách của tổng tài sản. Do đó, các hệ số này hoàn toàn có thể được sử
dụng để đánh giá hiệu quả của phần vốn sở hữu của Nhà nước, bởi vì nó có thể phản ánh trực
tiếp mức độ tăng trưởng giá trị vốn chủ sở hữu trong cơ cấu vốn doanh nghiệp.
1