Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bất cập và rủi ro trong thanh tóan, chuyển tiền bằng phương pháp điện tử pdf
MIỄN PHÍ
Số trang
92
Kích thước
452.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1111

Bất cập và rủi ro trong thanh tóan, chuyển tiền bằng phương pháp điện tử pdf

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Lời nói đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Đổi mới hoạt động Ngân hàng phục vụ phát triển kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế

quốc tế đã đặt ra những yêu cầu, thách thức về mở rộng các dịch vụ Ngân hàng. Trước

những yêu cầu về hội nhập nói chung và quá trình đàm phán gia nhập WTO nói riêng,

ngành ngân hàng cần phải xây dựng cho mình một chiến lược, chính sách thích hợp để

đảm bảo quá trình hội nhập thành công, mang lại lợi ích thật sự cho nền kinh tế Việt

Nam. Chiến lược ấy chắc chắn phải đặt vị thế của công tác thanh toán lên hàng đầu.

Bởi hoạt động của ngân hàng ở bất cứ hình thức nào cũng được kết thúc ở việc thanh￾quyết toán.

Trong tình hình mới, một trong những khó khăn, trăn trở nhiều nhất của các ngân hàng

là việc cải tạo hệ thống thanh toán đáp ứng được yêu cầu mới, theo kịp xu hướng phát

triển của quốc tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư, đẩy nhanh quá trình chu chuyển

vốn cho nền kinh tế. Thanh toán chuyển tiền điện tử ra đời là tất yếu của sự bùng nổ

công nghệ thông tin. Tuy còn mới mẻ nhưng nó đã khẳng định những tính năng ưu việt

nhất định, đồng thời đánh dấu một bước vươn mình mạnh mẽ trong công tác thanh

toán của ngành Ngân hàng.

Qua thời gian học tập và nghiên cứu tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa￾Hà Nội, em đã được tiếp cận khá đầy đủ các nghiệp vụ ngân hàng và đặc biệt quan tâm

đến hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử của Chi nhánh Ngân hàng Công thương

Đống Đa. Từ nhận thức tầm quan trọng của công tác thanh toán, em nhận thấy việc

nâng cao chất lượng hệ thống thanh toán chuyển tiền điện tử là một vấn đề đầy bức

xúc và cấp thiết. Điều này khiến em chọn đề tài: “Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng

công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống

Đa-Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2. Mục đích nghiên cứu đề tài.

Từ cơ sở lý luận và thực trạng hoạt động thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh

Ngân hàng Công thương Đống Đa-Hà Nội, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng

cao chất lượng hiệu quả công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại ngân hàng trong

thời gian tới.

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.

Chuyên đề tập trung trình bày những nội dung chủ yếu về hoạt động thanh toán

chuyển tiền điện tử tại CN NHCT Đống Đa Hà Nội từ năm 2003 đến nay.

4. Phương pháp nghiên cứu.

Chuyên đề sử dụng phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp, tiếp cận hệ thống lý

luận và thực tiễn, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và

duy vật lịch sử để phân tích và xử lý các vấn đề nghiên cứu.

5. Chuyên đề gồm ba chương.

Chương I: Lý luận chung về Ngân hàng thương mại và hệ thống thanh toán

chuyển tiền điện tử của Ngân hàng thương mại.

Chương II: Thực trạng công tác thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân

hàng Công Thương Đống Đa -Hà Nội trong thời gian qua.

Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác

thanh toán chuyển tiền điện tử tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa- Hà

Nội.

Do còn hạn chế về thời gian nghiên cứu, tài liệu thu thập cũng như trình độ hiểu biết,

đề tài nghiên cứu của em không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong các thầy cô

giáo cùng các bạn độc giả quan tâm, tham gia đóng góp ý kiến quý báu cho đề tài thêm

phong phú.

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2006

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thục Bình

Chương I: Lý luận chung về Ngân hàng Thương Mại và hệ Thống thanh toán chuyển

tiền điện tử của Ngân hàng Thương mại.

1.1 Ngân hàng thương mại và việc tổ chức thanh toán giữa các NHTM.

1.1.1 Vài nét khái quát về Ngân hàng thương mại (NHTM).

Ngân Hàng (NH) được hình thành và phát triển trải qua một quá trình lâu dài với nhiều

hình thái kinh tế xã hội khác nhau. Trong thời kỳ đầu vào khoảng thế kỷ thứ XV đến

thế kỷ thứ XVIII, các NH còn hoạt động độc lập với nhau. Đó là trung gian tín dụng,

trung gian thanh toán cho nền kinh tế và phát hành giấy bạc cho NH.

Sang thế kỷ XVIII, lưu thông hàng hoá ngày càng phát triển. Việc các NH cùng thực

hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng làm cho lưu thông có nhiều loại giấy bạc

khác nhau đã cản trở cho quá trình lưu thông hàng hóa phát triển kinh tế. Chính điều

này đã dẫn đến phân hoá hệ thống NH. Lúc này hệ thống NH đã phân làm hai nhóm:

thứ nhất là nhóm các NH được phép phát hành tiền, được gọi là NH phát hành sau đổi

thành NHTW. Thứ hai là các NH không được phép phát hành tiền, chỉ làm trung gian

tín dụng, trung gian thanh toán trong nền kinh tế được gọi là NH trung gian. Đây là

một mắt xích cực kỳ quan trọng nối giữa NHTW với nền kinh tế, cũng như là cầu nối

để những người có vốn và những người cần vốn gặp nhau.

Thời kỳ đầu khi mới thực hiện sự phân hoá hệ thống NH, các NH trung gian thực hiện

tất cả các hoạt động của nó như nhận tiền gửi, cho vay và làm các dịch vụ thanh toán.

Ban đầu, các NH chủ yếu nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn ngắn và cho vay ngắn

hạn. Về sau, nó thực hiện cả cho vay trung hạn, dài hạn bằng nguồn vốn trung hạn, dài

hạn do huy động tiền gửi trung hạn, dài hạn và phát hành trái khoán.

Hoạt động NH ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của thị trường chứng khoán

đòi hỏi hình thành nên những NH, những trung gian tài chính chuyên hoạt động trong

một lĩnh vực nào đó, phân chia NH trung gian thành các NH hoạt động trong lĩnh vực

riêng: NHTM, NH đầu tư, NH phát triển...

Đặc trưng NH được thể hiện rõ nhất thông qua các chức năng sau:

-Chức năng làm thủ quỹ cho xã hội.

-Chức năng trung gian thanh toán.

-Chức năng làm trung gian tín dụng.

-Chức năng “tạo tiền”.

NH làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách

hàng như: trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ

hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, tiền thu bán hàng và các khoản thu

khác theo lệnh của họ.

NH thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở nó thực hiện chức năng làm

thủ quỹ cho xã hội. Việc nhận tiền gửi và theo dõi các khoản thu, chi trên tài khoản

tiền gửi của khách hàng là tiền đề để NH thực hiện vai trò trung gian thanh toán. Mặt

khác, việc thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt giữa các chủ thể kinh tế có nhiều hạn chế

như rủi ro do phải vận chuyển tiền, chi phí thanh toán lớn, đặc biệt là với khách hàng ở

cách xa nhau.

Chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế.

Trước hết, thanh toán không dùng tiền mặt qua NH góp phần tiết kiệm chi phí lưu

thông tiền mặt và đảm bảo thanh toán an toàn. Khả năng lựa chọn hình thức thanh toán

thích hợp cho phép khách hàng thực hiện thanh toán chính xác hiệu quả. Điều này góp

phần tăng nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá, tốc độ luân chuyển vốn và hiệu quả của

quá trình tái sản xuất xã hội.

Mặt khác, việc cung ứng một dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt có chất lượng

làm tăng uy tín cho NH và do đó tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn tiền gửi.

Chu chuyển tiền tệ hiện nay chủ yếu thông qua hệ thống NHTM và do vậy, chỉ khi

chức năng trung gian thanh toán được hoàn thiện thì vai trò của NHTM mới được nâng

cao hơn với tư cách là người thủ quỹ cho xã hội.

1.1.2 Khái niệm, sự cần thiết và ý nghĩa thanh toán giữa các NHTM.

Khái niệm: Thanh toán giữa các NH là việc thanh toán vốn tiền tệ giữa các chi

nhánh NH trong cùng hệ thống hoặc giữa các NH khác hệ thống phát sinh trên cơ sở

đáp ứng yêu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ và điều chuyển của các đơn vị, tổ chức

kinh tế, cá nhân và nghiệp vụ điều chuyển tiền của chính bản thân NH.

Sự cần thiết thanh toán giữa các NH: Hoạt động kinh tế ngày càng phát triển, theo đó

là sự phát triển của thanh toán tiền tệ trong nước và quốc tế. Mối quan hệ ngày càng đa

dạng, điều đó không chỉ đòi hỏi sự gia tăng hoạt động của hệ thống ngân hàng nói

chung mà còn làm cho hoạt động thanh toán vốn giữa các NH ngày càng trở nên cần

thiết. Điều đó thể hiện như sau:

Nền kinh tế ngày càng phát triển thì việc trao đổi hàng hoá dịch vụ không chỉ bó hẹp ở

một địa phương mà nó còn mở rộng ra mọi miền đất nước. Hiện nay, nhiều hệ thống

NHTM và các tổ chức tín dụng khác nhau có mạng lưới chi nhánh trong toàn quốc.

Bên cạnh đó, khách hàng được quyền lựa chọn NH để mở tài khoản cho mình. Do đó,

thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ giữa người mua và người bán qua hai NH khác nhau

là rất cần thiết. Nó giúp cho việc thanh toán các khoản nợ giữa các tác nhân trong nền

kinh tế một cách dễ dàng, nhanh chóng, đem lại hiệu quả to lớn cho kinh tế-xã hội.

Việc cấp chuyển vốn, kinh phí, chuyển tiền thực hiện nghĩa vụ ngân sách diễn ra

thường xuyên, liên tục đòi hỏi phải có nghiệp vụ thanh toán giữa các NH để đáp ứng

yêu cầu của việc chuyển vốn trong nền kinh tế.

Ngân hàng, tổ chức tín dụng không chỉ là nơi cung ứng các dịch vụ thanh toán mà còn

là chủ thể tổ chức tham gia vào hệ thống thanh toán, thực hiện việc thanh toán trong

phạm vi nội bộ của chính hệ thống các NH như: điều chuyển vốn, cấp vốn, chuyển

nhượng tài sản, nộp khấu hao, chuyển lãi lỗ...đảm bảo cho việc quản lý và sử dụng vốn

được khép kín trong toàn hệ thống NHTM.

Để làm tốt các nghiệp vụ trên, thanh toán giữa các NH ra đời là một tất yếu.

ý nghĩa:

Thanh toán giữa các NH là hành lang cho thanh toán không dùng tiền mặt phát triển.

Thanh toán giữa các NH góp phần phục vụ sản xuất, lưu thông hàng hoá phát triển, bởi

nếu tổ chức tốt nghiệp vụ thanh toán giữa các NH sẽ đảm bảo cho thanh toán nhanh,

chính xác, an toàn. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp, cá nhân thu hồi vốn nhanh, đầy

đủ để tiếp tục chu kỳ sản xuất kinh doanh tiếp theo.

Thể hiện chức năng tập trung vốn trong thanh toán của NH trong nền kinh tế quốc dân

là NH đã phát huy được vai trò giám đốc đối với nền kinh tế, nâng cao uy tín, góp

phần tăng cường vai trò làm trung gian thanh toán cho nền kinh tế.

Thực hiện thanh toán giữa các NH giúp cho NH và các TCTD thu hút được lượng vốn

tiền tệ tạm thời nhàn rỗi của các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư để cho vay phục vụ

phát triển kinh tế, tăng trưởng nguồn vốn cho NH. Ngoài ra, thông qua các dịch vụ

thanh toán, NH đã tiết kiệm được chi phí trong lưu thông, chi phí bảo quản, hạn chế

tham ô, lợi dụng, bảo vệ an toàn tài sản...Trong quá trình thanh toán, người mua không

phải mang một lượng tiền mặt rất lớn để thanh toán cho người bán mà thực hiện thanh

toán thông qua các dịch vụ thanh toán qua NH.

Thanh toán giữa các NH không chỉ tạo điều kiện cho các NH tổ chức quản lý vốn và

điều hoà vốn có hiệu quả trong cả nước mà còn tạo điều kiện nối liền các cơ sở NH

thành một hệ thống chặt chẽ và điều hoà vốn trong nội bộ hệ thống NH. Điều đó làm

tăng tốc độ vòng quay vốn, tăng hiệu quả sử dụng vốn, tránh tình trạng có NH thừa

vốn mà vẫn phải trả lãi tiền gửi cho khách hàng, trong khi đó lại có NH thiếu vốn phục

vụ sản xuất kinh doanh, bỏ lỡ các cơ hội kinh doanh có thể thu được nguồn lợi lớn.

Thông qua điều chuyển vốn, NH thiếu vốn vẫn giữ được khách hàng và tiến hành hoạt

động kinh doanh trôi chẩy, chi nhánh thừa vốn vẫn có thu nhập từ nguồn vốn thừa do

hưởng lãi suất điều hoà.

1.1.3 Điều kiện thanh toán giữa các NH.

Như ta đã biết, thanh toán giữa các NH là việc thanh toán vốn tiền tệ giữa các

chi nhánh NH trong cùng hệ thống hoặc giữa các NH khác hệ thống phát sinh trên cơ

sở đáp ứng yêu cầu thanh toán hàng hoá, dịch vụ và điều chuyển của các đơn vị, tổ

chức kinh tế, cá nhân và nghiệp vụ điều chuyển tiền của chính bản thân NH. Vì vậy,

điều kiện thanh toán giữa các NH là:

Điều kiện pháp lý: Phải xây dựng được hệ thống pháp lý ổn định và tin cậy, thể

lệ và chế độ đồng bộ, tạo cơ sở vững chắc để tổ chức nghiệp vụ thanh toán. Hệ thống

pháp lý chặt chẽ là cơ sở để giải quyết các tranh chấp nẩy sinh và ngăn ngừa các sai

phạm trong thanh toán.

Thực hiện thanh toán qua tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng khác phải có sự thoả

thuận bằng văn bản của hai ngân hàng chủ quản, đồng thời, phải theo đúng nguyên tắc

mở và sử dụng tài khoản. Thanh toán kịp thời, cập nhật chính xác, an toàn tài sản,

không được chiếm dụng vốn lẫn nhau.

Đối với uỷ nhiệm chi hộ, thu hộ phải có văn bản thoả thuận và cam kết chặt chẽ giữa

hai ngân hàng bảo đảm sự tín nhiệm trong thanh toán. Định kỳ, hai bên phải đối chiếu,

thanh toán sòng phẳng với nhau.

Đối với thanh toán bù trừ: Các NHTM, TCTD, Kho Bạc Nhà Nước muốn tham gia

thanh toán bù trừ phải có đơn xin tham gia thanh toán bù trừ, phải chấp hành nội quy

trong thanh toán như: giới thiệu người giao dịch, mẫu chữ ký, chấp hành giờ truyền

nhận dữ liệu hay phiên giao dịch.

Điều kiện về tổ chức và kỹ thuật: Thanh toán giữa các ngân hàng phải được tổ

chức một cách khoa học, áp dụng kỹ thuật hiện đại đảm bảo thanh toán chính xác,

nhanh chóng, an toàn, chi phí thấp; phải có trung tâm xử lý thông tin nhanh nhậy,

thông suốt theo các chuẩn mực quy định của NHNN nhằm đáp ứng được các phương

thức thanh toán giữa các NH. Thông tin phải được cập nhật và lưu trữ, bảo quản cẩn

trọng, đảm bảo tính bảo mật cao. Phải bố trí những người có trách nhiệm cao, trung

thực và thành thạo nghiệp vụ thanh toán giữa các NH, đẩy nhanh tốc độ và sự an toàn

trong thanh toán.

Điều kiện về vốn: Các NHTM thực hiện thanh toán giữa các NH phải có đủ khả

năng cân đối nguồn và sử dụng vốn, phải chuẩn bị được đủ lượng vốn đảm bảo khả

năng thanh khoản, đáp ứng nhu cầu về vốn trong thanh toán. Trường hợp làm mất khả

năng thanh toán phải chịu phạt theo quy định.

Các NHTM khi thực hiện thanh toán qua thanh toán bù trừ phải luôn duy trì tồn quỹ

tiền mặt và số dư trên tài khoản tiền gửi cần thiết tại NHNN để đảm bảo cho khả năng

thanh toán, sẵn sàng chi trả cho khách hàng. Trường hợp thiếu vốn thanh toán thì vay

Ngân hàng chủ trì hoặc Ngân hàng thành viên.

1.1.4 Các nghiệp vụ thanh toán của NH và sự phát triển của chúng.

1.1.4.1 Các hình thức thanh toán (Means of payment).

Sản xuất hàng hoá càng phát triển thì các hoạt động nghiệp vụ của NH cũng

không ngừng mở rộng và phát triển. Các nghiệp vụ này ngày càng được cải tiến phù

hợp với xu hướng phát triển chung về khoa học công nghệ trên thế giới, trong đó lĩnh

vực thanh toán đặc biệt quan trọng với điều kiện và trình độ phát triển của mỗi nưóc.

Nhìn chung, các nước có nền kinh tế thị trường thì hình thức thanh toán qua NH phổ

biến sau đây:

Hình thức thanh toán séc:

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!