Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bất cập trong quy định về người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
THỤC TIẾN - KINH NGHIỆM
B T C P TRONG Q T B NH V NG I
KHÔNG B BI U KI N BÉU KHI N PHUONG TI N
THAM GIA GIAO THÔNG NG B
NGÔ VĂN L* ƯỢNG
*Thạc sĩ, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
nhân dân huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp.
Thực tiễn áp dụng quy định của Tội giao cho người không đủ điều
kiện điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ (Điều
264 Bộ luật Hình sự năm 2015) còn phát sinh vướng mắc như: Tình
tiết “gây thiệt hại cho người khác”, “biết rõ” trong cấu thành cơ bản
của tội phạm còn nhiều cách hiểu khác nhau; hậu quả thiệt hại trong
khung hình phạt tại khoản 2, khoản 3 còn chưa thực sự phù họp,
công bằng...
! Từ khóa: Tội giao cho người không đủ điều kiện điều khiển phương tiện
tham gia giao thông đường bộ; Điều 264; Bộ luật Hình sự năm 2015.
ỵ Nhận bài: 30/11/2020; biên tập xong: 10/12/2020; duyệt bài: 15/12/2020.
1. Các dấu hiệu pháp lý của Tội giao
cho người không đủ điều kiện điều
khiển phương tiện tham gia giao thông
đường bộ
- Chủ thể:
Chủ thể của tội phạm này vừa là chủ
thể thường, vừa phải đáp ứng điều kiện họ
là chủ sở hữu hoặc người quản lý phương
tiện giao thông đường bộ.
Người phạm tội phải đủ 16 tuổi trở lên
và khi thực hiện hành vi giao phương tiện
không mắc bệnh tâm thần hay một bệnh
khác làm mất khả năng nhận thức hoặc
khả năng điều khiển hành vi của mình.
Theo khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự
(BLHS) năm 2015 thì người từ đủ 14 tuổi
đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách
nhiệm hình sự về tội phạm này.
- Khách thể:
Khách thể của tội phạm này là trật tự an
toàn trong hoạt động giao thông đường bộ và
Tạp chí
58 KIÊM SÁT—/ Số 02/2021