Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bất cập của pháp luật hiện hành về mua bán doanh nghiệp tại Việt Nam và giải pháp hoàn thiện
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 6/2011 3
Ths. TrÇn ThÞ B¶o ¸nh *
iện nay, ở Việt Nam, xu hướng chung
của hoạt động mua bán doanh nghiệp
ngày càng gia tăng về số lượng, đặc biệt tập
trung trong các ngành ngân hàng, chứng
khoán, ngành phân phối bán lẻ.
(1) Mua bán
doanh nghiệp giúp các nhà đầu tư tiết kiệm
thời gian, chi phí để gia nhập thị trường; tận
dụng được những lợi thế và thành quả kinh
doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ tiền ra để
mua. Bên cạnh mặt tích cực đó, mua bán
doanh nghiệp cũng có mặt trái vì đây là con
đường ngắn nhất để hình thành các doanh
nghiệp độc quyền, có vị trí thống lĩnh thị
trường. Những doanh nghiệp này có thể dùng
sức mạnh thị trường của mình để cản trở, thủ
tiêu cạnh tranh trên thị trường. Vì vậy, các
quốc gia trên thế giới đều phải ban hành pháp
luật điều chỉnh hoạt động mua bán doanh
nghiệp nhằm đảm bảo quyền tự do kinh
doanh mua bán doanh nghiệp của các nhà đầu
tư đồng thời bảo vệ cạnh tranh lành mạnh trên
thị trường. Tuy nhiên, ở Việt Nam, các quy
định pháp luật doanh nghiệp hiện hành về
mua bán doanh nghiệp chưa thống nhất, chưa
đầy đủ nên cần phải có giải pháp để hoàn
thiện pháp luật về mua bán doanh nghiệp.
1. Các quy định pháp luật hiện hành
về mua bán doanh nghiệp chưa thống nhất,
chưa đầy đủ
Mua bán doanh nghiệp được hiểu là hoạt
động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp,
bộ phận doanh nghiệp thông qua việc sở hữu
một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó.
Mua bán doanh nghiệp không chỉ làm thay
đổi tình trạng sở hữu của doanh nghiệp đối
với tài sản doanh nghiệp mà còn làm thay
đổi hoạt động quản trị, điều hành hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp được mua (gọi
chung là doanh nghiệp mục tiêu).
Mua bán doanh nghiệp được quy định rải
rác trong rất nhiều văn bản pháp luật như:
Luật cạnh tranh năm 2004, Bộ luật dân sự
năm 2005, Luật đầu tư năm 2005, Luật doanh
nghiệp năm 2005, pháp luật về chứng khoán,
ngân hàng… Tuy nhiên, các quy định pháp lí
về hợp đồng mua bán doanh nghiệp và quy
định về thủ tục mua bán toàn bộ doanh
nghiệp chưa đầy đủ, không nhất quán. Do
vậy, trong một số trường hợp, các nhà đầu tư
bị hạn chế quyền mở rộng đầu tư kinh
doanh; các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
lúng túng trong việc áp dụng pháp luật để
giải quyết quan hệ mua bán doanh nghiệp.
1.1. Pháp luật về thủ tục mua bán doanh
nghiệp chưa đầy đủ
a) Pháp luật chưa có các quy định về thủ
tục mua bán toàn bộ doanh nghiệp thuộc sở
hữu của nhiều thành viên khi bên mua là các
nhà đầu tư trong nước
H
* Giảng viên Khoa pháp luật kinh tế
Trường Đại học Luật Hà Nội