Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của người bị buộc tội trong giai đoạn điều tra bằng pháp luật tố
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
LƢƠNG ĐỨC ANH
B¶o vÖ tù do vµ an ninh c¸ nh©n
cña ng-êi bÞ buéc téi trong giai ®o¹n ®iÒu tra
b»ng luËt tè tông h×nh sù ViÖt Nam
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2023
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
LƢƠNG ĐỨC ANH
B¶o vÖ tù do vµ an ninh c¸ nh©n
cña ng-êi bÞ buéc téi trong giai ®o¹n ®iÒu tra
b»ng luËt tè tông h×nh sù ViÖt Nam
Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số: 8380101.03
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS ĐỖ THỊ PHƢỢNG
HÀ NỘI - 2023
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm
bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các
môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định
của Trường Đại học Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
Lƣơng Đức Anh
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ TỰ DO VÀ AN
NINH CÁ NHÂN CỦA NGƢỜI BỊ BUỘC TỘI TRONG GIAI
ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ BẰNG LUẬT TỐ TỤNG
HÌNH SỰ......................................................................................................6
1.1. Khái niệm, đặc điểm về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của
ngƣời bị buộc tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bằng luật
tố tụng hình sự.............................................................................................6
1.1.1. Khái niệm về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của ngƣời bị buộc tội
trong giai đoạn điều tra bằng luật tố tụng hình sự.........................................6
1.1.2. Đặc điểm về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của ngƣời bị buộc tội
trong giai đoạn điều tra bằng luật tố tụng hình sự.......................................13
1.2. Những nguyên tắc và tiêu chuẩn cơ bản về bảo vệ tự do và an
ninh cá nhân của ngƣời bị buộc tội trong giai đoạn điều tra vụ án
hình sự bằng luật tố tụng hình sự ............................................................15
1.3. Nội dung về bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của người bị buộc tội
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bằng luật tố tụng hình sự............18
1.4. Ý nghĩa của bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của người bị buộc tội
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bằng luật tố tụng hình sự............20
1.4.1. Ý nghĩa chính trị..........................................................................................20
1.4.2. Ý nghĩa xã hội .............................................................................................22
1.4.3. Ý nghĩa pháp lý ...........................................................................................26
1.5. Những yếu tố ảnh hƣởng đến bảo vệ tự do và an ninh cá nhân
ngƣời bị buộc tội trong giai đoạn điều tra VAHS ..................................28
1.5.1. Thể chế, chính sách .....................................................................................28
1.5.2. Pháp luật......................................................................................................29
1.5.3. Cách thức tổ chức hoạt động của cơ quan điều tra theo các mô hình tố tụng .....29
1.5.4. Yếu tố con ngƣời.........................................................................................31
1.5.5. Các yếu tố khác ...........................................................................................32
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ
BẢO VỆ TỰ DO VÀ AN NINH CÁ NHÂN CỦA NGƢỜI BỊ
BUỘC TỘI TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ......35
2.1. Lịch sử lập pháp tố tụng hình sự Việt Nam với việc bảo vệ tự do
và an ninh cá nhân của ngƣời bị buộc tội trong giai đoạn điều tra
vụ án hình sự..............................................................................................35
2.1.1. Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trƣớc pháp
điển hóa lần thứ nhất – BLTTHS Việt Nam năm 1988 ..............................35
2.1.2. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự Việt Nam năm
1988 đến trƣớc năm 2015............................................................................37
2.2. Sự thể hiện nội dung bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của ngƣời
bị buộc tội trong giai đoạn điều tra bằng luật tố tụng hình sự Việt
Nam hiện hành...........................................................................................39
2.2.1. Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của ngƣời bị buộc tội trong giai đoạn
điều tra bằng các nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự.....................40
2.2.2. Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của ngƣời bị buộc tội trong giai đoạn
điều tra bằng việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, cƣỡng chế của
luật tố tụng hình sự......................................................................................59
2.2.3. Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của ngƣời bị buộc tội trong giai đoạn
điều tra bằng các trƣờng hợp áp dụng thủ tục tố tụng đặc biệt ...................61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..........................................................................................64
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG BẢO
VỆ TỰ DO VÀ AN NINH CÁ NHÂN CỦA NGƯỜI BỊ BUỘC TỘI
TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ BẰNG
LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ ....................................................................65
3.1. Thực tiễn thi hành các quy định pháp luật tố tụng hình sự Việt
Nam nhằm bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của ngƣời bị buộc tội
trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bằng luật tố tụng hình sự ........65
3.1.1. Kết quả đạt đƣợc .........................................................................................65
3.1.2. Những vƣớng mắc, hạn chế và nguyên nhân trong giai đoạn điều tra............70
3.2. Các giải pháp nhằm tăng cƣờng bảo đảm tự do và an ninh cá
nhân của ngƣời bị buộc tội trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
bằng luật tố tụng hình sự..........................................................................80
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..........................................................................................92
KẾT LUẬN..............................................................................................................93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................94
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự
CHXHCN: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
CQĐT: Cơ quan điều tra
TTHS: Tố tụng hình sự
VAHS: Vụ án hình sự
VKS: Viện kiểm sát
VKSND: Viện kiểm sát nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 3.1 Các trƣờng hợp CQĐT đình chỉ điều tra bị can 65
Bảng 3.2 Tình hình bị can bị cơ quan điều tra đề nghị truy tố, VKS
truy tố từ năm 2020 đến năm 2022 67
Bảng 3.3 Bảng số liệu thể hiện kết quả công tác của VKS trong giai
đoạn 2020 - 2022 67
Bảng 3.4 Tình hình bị can phạm tội xâm phạm hoạt động tƣ pháp bị
khởi tố giai đoạn 2020-2022 69
Bảng 3.5 Tổng hợp hành vi dùng nhục hình, số lần vi phạm quy định
về bào chữa trong giai đoạn điều tra 71
Bảng 3.6 Tình hình đình chỉ điều tra của Cơ quan điều tra giai đoạn
2020 -2022 73
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế thừa những thành tựu của khoa học về quyền con ngƣời và kinh nghiệm
bảo vệ quyền con ngƣời trong lịch sử, xã hội ngày nay thừa nhận chế độ pháp quyền
là chế độ xã hội dân chủ và có khả năng bảo vệ quyền con ngƣời, quyền công dân
hiệu quả. Điều này đã đƣợc Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền khẳng định: “Điều
cốt yếu là các quyền con ngƣời phải đƣợc bảo vệ bởi một chế độ pháp quyền để cho
con ngƣời không buộc phải nổi dậy chống lại sự tàn bạo và áp bức, nhƣ là phƣơng
sách cuối cùng”.
Chúng ta đang xây dựng nhà nƣớc pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì
dân [15]. Một nhà nƣớc mà ở đó, quyền con ngƣời đƣợc tôn trọng và bảo vệ không
chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn
đƣợc bảo vệ trong thực tế. Quyền con ngƣời là một giá trị thiêng liêng bất khả xâm
phạm, nó thể hiện trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh vực Tố
tụng hình sự. Không phổ biến, không rộng lớn, không diễn ra hàng ngày hàng giờ
nhƣ các lĩnh vực hành chính, kinh tế, môi trƣờng…, nhƣng có thể nói quyền con
ngƣời trong Tố tụng hình sự lại là quyền dễ bị xâm phạm và bị tổn thƣơng nhất và
hậu quả để lại cũng nghiêm trọng nhất khi nó động chạm đến quyền đƣợc sống,
quyền tự do, anh ninh cá nhân và sinh mệnh chính trị của một cá nhân.
Ở Việt Nam, quyền con ngƣời, quyền công dân đã xác định khá đầy đủ các
quyền riêng tƣ của con ngƣời, các quyền tự do an ninh cá nhân và đƣợc thể chế hóa
tái Chƣơng 2 Hiến pháp Việt Nam năm 2013. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013
đã quy định: “Mọi ngƣời có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật
bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục
hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm
danh dự, nhân phẩm…” [19, Điều 20, Khoản 1]. Trên tinh thần đó, hệ thống pháp
luật nƣớc ta đã quy định việc bảo đảm quyền con ngƣời, bảo đảm tự do và an ninh cá
nhân trong pháp luật hình sự nói chung và trong Tố tụng hình sự nói riêng làm cơ sở
cho quá trình tiến hành tố tụng đƣợc diễn ra công bằng, theo đúng pháp luật.
2
Tuy nhiên, có nơi, có lúc chƣa thực sự bảo đảm tốt các quyền này, còn có
hiện tƣợng oan, sai, bắt, tạm giữ, tạm giam không đúng pháp luật, hiện tƣợng bức
cung, nhục hình... vẫn còn xảy ra trong hoạt động tƣ pháp, qua đó, làm giảm hiệu
quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng nhƣ xâm phạm đến quyền, tự
do và an ninh của con ngƣời. Trên tinh thần đó, ngày 27/11/2015, Quốc hội đã
thông qua Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2015 với nhiều sửa đổi, bổ sung
quan trọng so với Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.
Trong xã hội ngày nay, mặc dù tự do, an ninh cá nhân của ngƣời bị buộc tội
trong giai đoạn điều tra đã đƣợc xác định khá đầy đủ và thể hiện xuyên suốt trong
các điều luật của BLTTHS năm 2015 nhƣng trong thực tế vẫn đang gặp rất nhiều
thách thức và hạn chế: Khi tiến hành các hoạt đồng điều tra, quyền của bị can về
việc tiếp cận hồ sơ, gặp gỡ ngƣời bào chữa còn khó khăn, hoạt động điều tra còn
mang tính phiến diện của cơ quan tiến hành tố tụng, áp dụng các biện pháp ngăn
chặn còn thiếu căn cứ, khi bị tạm giam, tạm giữ bị can bị cáo chƣa đƣợc đối xử theo
đúng quy định của pháp luật. Một trong những quyền cơ bản và quan trọng của
ngƣời bị buộc tội bảo đảm tự do và an ninh cá nhân trong giai đoạn điều tra đó là
quyền về an toàn thân thể, danh dự, nhân phẩm của ngƣời bị buộc tội trong quá
trình điều tra chƣa đƣợc bảo đảm.
Đó là lý do vì sao tác giả chọn đề tài “Bảo vệ tự do và an ninh cá nhân của
người bị buộc tội trong giai đoạn điều tra bằng luật tố tụng hình sự Việt Nam”
làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật hình sự và Tố tụng hình sự.
2. Mục tiêu, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
2.1.1. Mục tiêu tổng quát
Luận văn nhằm nghiên cứu làm rõ nội dung ý nghĩa của việc bảo vệ tự do và an
ninh cá nhân của ngƣời bị buộc tội trong giai đoạn điều tra bằng luật tố tụng hình sự Việt
Nam. Từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm xây dựng phát triển nội dung trên.
2.1.2. Mục tiêu cụ thể
Luận văn tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau: