Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bao cao nghiep vu kinh te
PREMIUM
Số trang
100
Kích thước
802.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1260

Bao cao nghiep vu kinh te

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

………………

====***====

logo

BÁO CÁO

THỰC TẬP NGHIỆP VỤ KINH TẾ

Cơ sở thực tập :

NHÀ MÁY CƠ KHÍ 19 – 5 THÁI NGUYÊN

Giáo viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện :

Mã số sinh viên :

Lớp :

…………………, tháng năm 2013

Trường Khoa:

MỤC LỤC

2.7. Phòng bảo vệ - quân sự................................................................................87

2.8. Phòng y tế.....................................................................................................89

SV Lớp:

Trường Khoa:

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghiệp cơ khí là một trong những ngành then chốt, có vai trò đặc biệt

trong sự phát triển kinh tế - xã hội bởi vì đây là một ngành công nghiệp sản xuất ra

máy móc, thiết bị cung cấp cho toàn bộ các ngành kinh tế khác. Thực tế cho thấy,

trên thế giới không có bất kì quốc gia nào thực hiện thành công sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa mà lại không có nền cơ khí mạnh, sự phát triển của ngành

công nghiệp cơ khí vừa là nền tảng, vừa là động lực cho sự phát triển của tất cả các

ngành nghề khác nhau trong xã hội. Nó còn có tác động tích cực đến ngành dịch vụ

thông qua sự phát triển của mạng lưới phân phối, thu hút số lượng lao động xã hội

tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế.

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

với mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp, công nghiệp

hóa – hiện đại hóa nội dung là xây dựng nền kinh tế mà sản phẩm của nó chủ

yếu được sản xuất bằng máy móc thiết bị hiện đại do vậy ngành công nghiệp cơ

khí càng có vai trò quan trọng, hơn nữa Việt Nam lại là đất nước xuất phát điểm

thuần nông, có số dân lớn. Do đó, chúng ta không thể tiến hành sự nghiệp công

nghiệp hóa – hiện đại hóa bằng máy móc thiết bị của nước ngoài tức là không

thể bằng bàn tay của người khác, chính vì vậy phát triển công nghiệp cơ khí

càng trở nên có ý nghĩa và cấp thiết quốc gia hơn bao giờ hết.

Ngành công nghiệp cơ khí nước ta được hình thành và phát triển từ rất

sớm. Nhận thức được tầm quan trọng và phát triển của ngành, Đảng và Nhà

nước ta luôn đặt ngành ở vị trí quan trọng và từng bước ưu tiên phát triển.

Ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam đã có thời kì thuộc loại mạnh của khu vực

và đáp ứng đến hơn 50% nhu cầu của nền kinh tế. Tuy nhiên, do xuất phát từ

một nền kinh tế nông nghiệp, cơ sở vật chất kĩ thuật và nguồn nhân lực yếu nên

sản phẩm cơ khí của ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam nói chung đến nay vẫn

còn nhỏ bé, giá trị kim ngạch thấp, manh mún, thiếu vốn, thiếu nguồn cung cấp

nguyên vật liệu, máy móc thiết bị phần lớn lạc hậu và rất nhiều bất cập khác.

Cho nên chất lượng sản phẩm thấp, mẫu mã đơn điệu, giá trị gia tăng của sản

phẩm chưa cao, hạn chế về thị trường xuất khẩu và chưa đáp ứng được các yêu

cầu chuẩn so với ngành công nghiệp cơ khí thế giơi.

SV: Vũ Thị Thu Hà Lớp:Kế Toán DN B –K55 1

Trường Khoa:

Nhà máy cơ khí 19 – 5 Thái Nguyên hiện đang là một đơn vị trực thuộc

Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam – Vinacomin. Trải qua hơn 50 năm xây

dựng và trưởng thành, đến nay Nhà máy cơ khí 19 – 5 đang nỗ lực không ngừng

phát triển trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên trong một thị trường

tương đôi nhỏ và có rất nhiều các doanh nghiệp cùng cạnh tranh trực tiếp thì nhà

máy cũng còn gặp rất nhiều những khó khăn. Chính vì vậy, Nhà máy luôn xây

dựng cho mình những phương châm kinh doanh, những chiến lược kinh doanh

hợp lí nhằm khắc phục khó khăn để làm ăn có lãi.

Với sự giúp đỡ của các thầy cô trong bộ môn – trường chất

cùng với sự giúp đỡ của các cô chú trong Nhà máy cơ khí 19 -5 mà em đã có

dịp được tiếp xúc với điều kiện sản xuất thực tế, vận dụng kiến thức lý thuyết đã

học vào điều kiện sản xuất cụ thể. Thực tập nghiệp vụ kinh tế là đợt tìm hiểu

nghiên cứu điều kiện sản xuất của công ty. Đợt thực tập đã giúp em hiểu biết

hơn về công tác hạch toán kế toán cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của

doanh nghiệp từ đó có cái nhìn toàn diện, đầy đủ hơn về ngành học.

Qua quá trình thực tập tại công ty em đã hoàn thành Báo cáo thực tập

nghiệp vụ kinh tế gồm 3 chương:

Chương I : Tổng quan về Nhà máy cơ khí 19 - 5

Chương II: Tìm hiểu chức năng nhiệm vụ các phòng ban.

Chương III: Thuận lợi, khó khăn của nhà máy nói chung và tình hình

thực hiện công tác kế toán trong nhà máy nói riêng và đề xuất các biện

pháp khắc phục khó khăn.

Do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên báo cáo còn nhiều thiếu sót,

em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn để bản báo

cáo được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

, ngày tháng năm 2013

Người viết:

SV: Vũ Thị Thu Hà Lớp:Kế Toán DN B –K55 2

Trường Khoa:

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN VỀ NHÀ MÁY CƠ KHÍ 19 – 5

THÁI NGUYÊN

1.1 Qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña Nhµ m¸y.

SV: Vũ Thị Thu Hà Lớp:Kế Toán DN B –K55 3

Trường Khoa:

Nhà máy cơ khí 19 – 5 được thành lập ngày 19/5/1960 với tên gọi ban đầu

là “Xưởng sửa chữa, bảo dưỡng xe, máy thuộc đoàn cơ giới, điện nước thi công,

công trường xây dựng khu liên hợp Gang Thép Thái Nguyên” với nhiệm vụ sửa

chữa, bảo dưỡng các loại xe, máy, thiết bị phục thi công công trường xây dựng

khu liên hợp Gang Thép Thái Nguyên.

Đầu năm1965 Xưởng được đổi tên là Xí nghiệp cơ khí 19 - 5 trực thuộc

Công ty Xây dựng công nghiệp ( nay là công ty Cổ phần Xây lắp và Sản xuất

công nghiệp).

Đến tháng 7 năm 1972, Bộ Cơ khí luyện kim ra quyết định tách xí nghiệp

Cơ khí 19 – 5 từ Công ty xây lắp cơ khí thành xí nghiệp độc lập thuộc Bộ, từ đó

xí nghiệp ngày càng được mở rộng và phát triển, phù hợp với yêu cầu nhiêm vụ

chính trị xây dựng đất nước và thống nhất hai miền Nam Bắc.

Ngày 25/9/1979 Nhà máy trở thành đơn vị thành viên của Xí nghiệp liên

hợp Luyện kim( Nay là Công ty TNHH NN MTV Kim loại màu Thái Nguyên).

Đến tháng 2 năm 1982 theo yêu cầu tổ chức quản lí tập trung, Xí nghiệp

giải thể và thàn lập 2 phân xưởng trực thuộc Liên hiệp Luyện Kim Màu ( nay là

Công ty Kim loại màu Thái Nguyên).

Vào tháng 3 năm 1987, từ 2 phân xưởng trực thuộc Liên hợp Luyện Kim

Màu, hợp nhất thành một phân xưởng Xưởng sửa chữa xe máy mỏ - được phân

cấp quản lí và hạch toán phụ thuộc Xí nghiệp Liên hợp Luyện Kim Màu.

Tháng 10 năm 1988 theo quyết định 1392/ LMH3 ngày 30/9/1988 Nhà

máy tiếp tục được đổi tên thành Nhà máy cơ khí 19 – 5 trực thuộc Công ty Kim

loại màu Thái Nguyên.

Đầu năm 2009 nhà máy trở thành một đơn vị của Tổng Công ty Khoáng

sản_TKV( Nay là Tổng công ty khoáng sản_Vinacomin), được quyền tự chủ về

sản xuất và hạch toán kinh tế theo phân cấp.

Đặc điểm chung:

Trụ sở chính: Phường Tân Lập – Thành Phố Thái Nguyên – Tỉnh Thái Nguyên

Điện thoại liên hệ: 0280 3847 678

Fax: 0280 3847 675

SV: Vũ Thị Thu Hà Lớp:Kế Toán DN B –K55 4

Trường Khoa:

Mã số thuế: : 0100103087-010

Số hiệu TK ngân hàng: 102010000443029 Ngân hàng Công thương Lưu

Xá – Thành Phố Thái Nguyên.

Tổng diện tích của Nhà máy: 65.120 m²

Trong đó:

Diện tích nhà xưởng sản xuất, nhà điều hành là: 12.000 m²

Diện tích nhà ở tập thể: 7.000 m²

Diện tích cây xanh, mục đích khác: 46.000 m²

Ngêi ®¹i diÖn theo ph¸p luËt cña Nhà máy : Mạc Ngọc Bách

Chøc danh : Giám đốc

1.2. Chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, hàng hóa dịch vụ chủ

yếu của Nhà máy.

1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ

Dù bất cứ là doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ

phần hay hợp tác xã... doanh nghiệp nào cũng phải đứng trước nhiệm vụ chung

đó là:

- Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường.

- Bảo toàn và tăng trưởng vốn, phát triển vốn kinh doanh.

- Chấp hành pháp luật, thực hiện hạch toán thống kê thống nhất và thực

hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.

Tuy nhiên, vơi mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có những nhiệm vụ cụ thể

tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động, ngành nghề sản xuất kinh doanh....Nhà máy

cơ khí 19-5 là một nhà máy hạch toán độc lập thuộc sở hữu nhà nước, trực thuộc

Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam, có những nhiệm vụ riêng sau, do Công ty

giao nhiệm vụ:

- Đại tu, sửa chữa máy móc ( máy gạt, máy xúc các loại).

- Gia công chế tạo các thiết bị máy móc...

- Lắp đặt các thiết bị máy móc...

SV: Vũ Thị Thu Hà Lớp:Kế Toán DN B –K55 5

Trường Khoa:

- Tuyển khoáng...

Tổng công ty giao kế hoạch đại tu ô tô, xe máy gia công chế tạo phụ tùng

thiết bị trong phạm vi các xí nghiệp thành viên. Kế hoạch này được các đơn vị

thành viên căn cứ vào kế hoạch sản xuất hàng năm để xây dựng trong kế hoạch

của mình sau đó trình trình Tổng Công ty xem xét duyệt. Bên cạnh thực hiện

nhiệm vụ của Tổng Cong ty giao cho, Nhà máy còn cung cấp sản phẩm ra thị

trường bên ngoài.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có rất nhiều doanh nghiệp cơ khí

tư nhân mở ra, do đó Nhà máy có sự cạnh tranh rất lớn và gặp nhiều khó khăn

trong việc tìm kiếm nguồn hàng, Trong thời gian tới, Nhà máy phải không

ngừng chủ động tìm kiếm mặt hàng và có những chiến lược tốt phù hợp với yêu

cầu của thị trường, làm hài lòng khách hàng.

1.2.2. Ngành nghề kinh doanh

- Thiết kế chế tạo và lắp đặt các dây truyền thiết bị khai thác, tuyển

khoáng và chế biến khoáng sản: Máy nghiền bi, nghiền đứng, nghiền hàm,

nghiền trục, sàng quay, sàng rung, máy phân cấp ruột xoắn, máy rửa cánh

vuông, máy lắng màng, bàn đãi các loại…

- Thiết kế chế tạo, lắp đặt các thiết bị vận chuyển khoáng sản: Hệ thống

tời dây cự ly từ 500m đến 3.000m, năng xuất từ 10.000 tấn/năm đến 20.000

tấn/năm, hệ thống tời kéo giếng nghiêng, giếng đứng, băng tải B500 đến B1200

và các loại xe goòng…

- Đại tu, trung tu, sửa chữa các loại ô tô, máy xúc, máy gạt .

- Thiết kế, chế tạo lắp đặt các thiết bị cơ khí, các công trình công nghiệp

và dân dụng.

- Đúc gang, đúc thép, kim loại màu, chế tạo phụ tùng cơ khí

- Các thiết bị luyện kim: Hệ thống lò luyện quay 600x10.000 đến 2.500x

50.000 hệ thống lò điện hò quang, lò phản xạ …

SV: Vũ Thị Thu Hà Lớp:Kế Toán DN B –K55 6

Trường Khoa:

1.2.3 Các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu hiện tại của Nhà máy

- Các sản phẩm đúc

- Các thiết bị vận chuyển: Băng tải cao su, Băng tải cào, Băng tải xích, Hệ

thống tời dây cự ly 500m đến 3000m năng suất 10000 tấn/năm đến 20000

tấn/năm, Xe goong, Tời kéo (giếng nghiêng, giếng đứng).

- Các thiết bị nghiền tuyển: Máy nghiền bi, Máy nghiền búa văng trục

đứng, Sàng quay, Sàng rung, Máy phân cấp ruột xoắn, Máy rửa cánh vuông,

Máy lắng màng, Bàn đãi quặng.

- Các thiết bị luyện kim: Hệ thống lò quay từ 600x10000 đến2500x50000,

hệ thống lò điện hồ quang, lò phản xạ, lò sấy quay…

- Các thiết bị phục vụ tuyển khoáng: Các loại bi nghiền, tấm lót máy

nghiền, hộp giảm tốc các loại.

1.3 Quy trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy

1.3.1 Quy trình sản xuất công nghệ

Nhà máy Cơ khí 19/5có 2 phân xưởng là phân xưởng đúc và phân xưởng

cơ điện. Trong đó phân xưởng đúc là phân xưởng sản xuất chính, phân xưởng cơ

điện là phân xưởng sản xuất phụ trợ, trực vận hành thiết bị và sửa chữa thiết bị

khi cần thiết. Sản phẩm chính mà Nhà máy đang sản xuất và đem lại nguồn

doanh thu chủ yếu cho Nhà máy là sản phẩm Bi nghiền. Sau đây là quy trình

công nghệ đúc Bi nghiền của Nhà máy.

Quy trình công nghệ đúc trong khuôn cát bao gồm 4 công đoạn, trong mỗi

công đoạn có các bước công việc được phối theo trình tự và nhịp nhàng:

- Công đoạn 1: Làm khuôn đúc: chuẩn bị cát và phối liệu -> trộn hỗn hợp -> làm

khuôn -> ghép khuôn.

- Công đoạn 2: chuẩn bị vật liệu nấu.

- Công đoạn 3: Nấu và rót nguyên liệu: nạp nguyên liệu nấu vào nồi->

-> nấu chảy-> khử tạp chất-> nâng nhiệt-> Điều chỉnh thành phần-> Rót vào nồi

chuyên-> rót kim loại vào khuôn.

SV: Vũ Thị Thu Hà Lớp:Kế Toán DN B –K55 7

Trường Khoa:

- Công đoạn 4: Phá khuôn và làm sạch: phá dỡ khuôn-> cắt đậu ngót-> làm

sạch-> kiểm tra và nhiệt luyện-> kiểm tra và nhập kho

.

Sơ đồ 1.1 : Quy trình sản xuất bi nghiền.

SV: Vũ Thị Thu Hà Lớp:Kế Toán DN B –K55

ChuÈn bÞ nguyªn liÖu

Phèi liÖu vµ n¹p liÖu

N©ng nhiÖt

§iÒu chØnh thµnh phÇn

Rãt ra nåi chuyªn

Khö t¹p chÊt

NÊu ch¶y

8

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!