Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BÁO CÁO MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (2)
MIỄN PHÍ
Số trang
34
Kích thước
289.7 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1733

BÁO CÁO MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ (2)

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Họ và tên: Nguyễn Văn Thiệu

Mã sinh viên: 0951010324

Nhóm: 16

Lớp: TAM301(1-1112).1_LT

BÁO CÁO MÔN CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

A/ Lời nói đầu

Khi mỗi nước có lợi thế tuyệt đối so với các nước khác về một loại hàng hóa, lợi

ích của ngoại thương là rõ ràng. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu một nước có thể sản

xuất có hiệu quả hơn nước kia trong hầu hết tất cả các mặt hàng? Hoặc những nước

không có lợi thế tuyệt đối nào cả thì chỗ đứng của họ trong phân công lao động

quốc tế là ở đâu? David Ricardo đã đưa ra những câu hỏi này và trả lời trong tác

phẩm nổi tiếng của mình: ”những nguyên lý của kinh tế chính trị, 1817”. Trong tác

phẩm này, D.ricardo đã đưa ra một lý thuyết tổng quát chính xác hơn về cơ chế

xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế. Đó là lý thuyết về lợi thế so sánh. Bài

báo cáo môn chính sách thương mại quốc tế này, xin được trình bày vấn đề lợi thế

so sánh do đâu mà có và nó có thay đổi được không?

B/ Nội dung

Câu hỏi: Câu 4 chương 2

Lợi thế so sánh do đâu mà có? Lợi thế so sánh có thể thay đổi được không? Nếu có

thì thay đổi theo hướng nào?

Phần 1: Câu trả lời của nhóm 13

*) Lợi thế so sánh do sản xuất và xuất khẩu của một nước có hiệu quả hơn quốc gia

khác. Một nước có thể sản xuất hiệu quả hơn các nước khác trên tất cả các mặt

hàng nhưng các quốc gia đó vẫn chỉ sản xuất một số mặt hàng nhất định- có hiệu

quả sản xuất tương đối cao hơn.

Nhóm 13 đưa ra mô hình

Gạo (kg) Vải (mét)

Việt Nam 5 4

Hàn Quốc 9 10

Rõ ràng Hàn Quốc có lợi thế tuyệt đối trên cả 2 mặt hàng là gạo và vải, nhưng trên

thực tế vẫn có quá trình trao đổi 2 mặt hàng này giữa hai quốc gia.

Vì 5/9 > 4/10 nên Việt Nam có lợi thế so sánh về mặt hàng gạo, còn Hàn Quốc có

lợi thế so sánh về mặt hàng vải. Nên mỗi nước tập trung sản xuất mặt hàng nước

mình có lợi thế so sánh. Sau đó họ trao đổi hàng hóa cho nhau.

*) Lợi thế so sánh có thể thay đổi được, khi hiệu quả hoặc sản xuất của các nước

thay đổi. Nó thay đổi theo hướng hiệu quả sản xuất tăng lên

Phần 2: Nhận xét, bổ sung:

Nhận xét: Câu trả lời của bạn nhóm 13 là sai, chưa đi đúng vào trọng tâm

câu hỏi. Ý trả lời thứ hai còn chung chung, chưa nêu rõ, cụ thể thay đổi như thế

nào?

Bổ sung:

*) Lợi thế so sánh của D.Ricardo được xây dựng dựa trên lý thuyết về giá trị lao

động; xuất phát từ hiệu quả sản xuất tương đối. Lợi thế so sánh được bổ sung, mở

rộng từ lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith.

*) Lợi thế so sánh có thể thay đổi được. Các quốc gia vẫn thường chuyên môn hóa

sản xuất mặt hàng có lợi thế so sánh, trao đổi mặt hàng bất lợi thế so sánh, làm

tăng sản lượng thế giới. Tuy nhiên, trên thực tế ngày nay, các quốc gia không phải

sản xuất một mà là nhiều mặt hàng. Các mặt hàng không có lợi thế so sánh cũng

đang được chú trọng đầu tư, cạnh tranh với hàng nhập khẩu.

Phần 3: Câu hỏi của thầy giáo.

“Theo các lý thuyết cổ điển, tại sao các quốc gia lại trao đổi buôn bán với nhau?”

Trả lời: Theo chủ nghĩa trọng thương thi các quốc gia trao đổi buôn bán với nhau

để gia tăng khối lượng vàng, còn theo các lý thuyết cổ điển khác thì trao đổi và

buôn bán giữa các quốc gia nhằm làm tăng khối lượng hàng hóa.

C/ Kết luận:

Qua bài báo cáo trên ta thấy, lợi thế so sánh có thể thay đổi được bổ sung, mở rộng

từ lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith. Rõ ràng lợi thế so sánh có thể thay đổi

được, tuy nhiên, lý thuyết về lợi thế so sánh của D. Ricardo vẫn được các nhà kinh

tế chấp nhận như một tuyên bố có căn cứ về những lợi ích tiềm tàng của thương

mại quốc tế.

D/ Tài liệu tham khảo:

1. http://vi.wikipedia.org/wiki

2. http://tailieu.vn/xem-tai-lieu

3. - Giáo trình “ Kinh tế ngoại thương” GS. TS Bùi Xuân Lưu – PGS.TS . Nguyễn

Hữu Khải.

Họ tên : Đào Minh Hoàng

Lớp : TAM301(1-1112).1_LT

Mã sinh viên : 0951010090

Nhóm : 16

BÁO CÁO CÂU HỎI

MÔN : Chính Sách Thương Mại Quốc Tế

Câu hỏi:

Hãy nêu mặt hạn chế của các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế?

(Câu 2_chương 2, giáo trình Kinh tế ngoại thương)

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!