Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về tổ chức và vai trò kiểm toán nhà nước tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
LỜI MỞ ĐẦU
Hoạt động kiểm toán ra đời từ rất lâu trên thế giới ,đến nay kiểm toán phát
triển mạnh đặc biệt là ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ bằng sự xuất hiện nhiều loại
hình kiểm toán ,nhiều mô hình tổ chức và bằng sự thâm nhập sâu vào đời sống
xã hội . Đất nước ta với cơ chế hành chính, bao cấp kéo dài nhiều năm đã để lại
hậu quả là:Nguồn ngân sách sử dụng lãng phí, ranh giới giữa lãi và lỗ đối với
các tổ chức sử dụng nguồn ngân sách .Không có hoạt động kiểm toán mà nếu có
thì nó chỉ được coi theo một nghĩa đơn giản là kiểm tra kế toán . Kiểm toán Nhà
nước là một hình thức của hoạt động kiểm toán, là việc kiểm toán do cơ quan
quản lí chức năng của Nhà nước tiến hành nhằm xem xét việc chấp hành các
chính sách chế độ nguyên tắc quản lí kinh tế của Nhà nước ở các đơn vị sử dụng
vốn nhà nước và kinh phí do nhà nước cấp, đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả
trong các hoạt động của đơn vị. Có thể khẳng định cơ quan kiểm toán Nhà nước
là một cơ quan công quyền, thực hiện chức năng kiểm tra tài chính công cao
nhất của nhà nước ta. Chính vì vậy mà việc nâng cao bộ máy tổ chức củng như
hiệu quả hoạt động của kiểm toán nhà nước có ý nghĩa rất quan trọng trong quá
trình xây dựng một nhà nước pháp quyền "của dân, do dân, vì dân". Nay nền
kinh tế nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ sang cơ chế mới, cơ chế thị trường
với nhiều thành phần tham gia,đồng thời phải nhanh chóng hoà nhập với nền
kinh tế giới . Do đó KTNN hình thành ở nước ta là sản phẩm tất yếu của công
cuộc đổi mới,đồng thời cũng thể hiện sự gia tăng đáng kể của công tác kiểm
tra,kiểm soát trên bình diện vĩ mô của Nhà Nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
Sau hơn mười lăm năm thành lập, kiểm toán nhà nước đã từng bước lớn
mạnh tạo ra những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên ngoài những thành tựu ấy cũng
có không ít những bất cập chưa có hướng giải quyết hoặc giải quyết chưa triệt
để về tổ chức củng như hoạt động kiểm toán. Xuất phát từ tính cấp thiết vấn đề
trên nên em đã chọn đề tài: “Bàn về tổ chức và vai trò kiểm toán nhà nước tại
Việt Nam ”.
1
Phần I : Cơ sở lý luận về kiểm toán nhà nước
1.1. Khái quát chung về kiểm toán
1.1.1. Khái niệm :
Kiểm toán là xác minh bày tỏ và bày tỏ ý kiến về thực trạng hoạt động cần
được kiểm toán bằng hệ thống phương pháp kỹ thuật của kiểm toán chứng từ và
kiểm toán ngoài chứng từ do các kiểm toán viên có trình độ nghiệp vụ tương
cứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý có hiệu lực.
Theo quan điểm của các chuyên gia Mỹ :
“Kiểm toán là một quá trình mà qua đó một người độc lập, có nghiệp vụ tập
hợp và đánh giá rõ rang về thông tin có thể lượng hóa có liên quan đến một thực
thể kinh tế riêng biệt nhằm mục đích xác định và báo cáo mức độ phù hợp giữa
thông tin có thể lượng hóa với những tiêu chuẩn đã được thiết lập”
Cũng tương tự như vậy là quan điểm trong giáo dục và đào tạo kiểm toán ở
cộng hòa Pháp :
“ kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ
chức do một người độc lập, đủ đủ danh nghĩa gọi là một kiểm toán viên tiến
hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng đắn tình hình tài
chính thực tế , không che dấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu
chính thức của luật định “
1.1.2. Chức năng :
Kiểm toán có hai chức năng là xác minh và bày tỏ ý kiến :
1.1.2.1. Chức năng xác minh :
Nhằm khẳng định mức độ trung thực của tài liệu , tính pháp lý của việc thực
hiện các nghiệp vụ hay lập các bản khai tài chính.
Xác minh là chức năng cơ bản nhất gắn liền với sụ ra đời, tồn tại và phát triển
của hoạt động kiểm toán. Bản thân chức năng này không ngừng phát triển và
được thể hiện khác nhau thùy đối tượng cụ thể :
+ Đối với bản khai tài chính : việc thực hiện chức năng xác minh thường
do các kiểm toán viên bên ngoài tiến hành và hướng tới hai mục tiêu kiểm toán
thông tin : xác minh độ tin cậy, tính trung thực của các con số . Kiểm toán quy
tắc : xác định tính hợp thức của các biểu mẫu phản ánh tình hình tài chính.
2
+ Đối với các thông tin khác đã được lượng hóa : việc thực hiện chức
năng xác minh sẽ được do hệ thống kiểm soát nội bộ tiến hành , kết quả cuối
cùng sẽ được dùng để điều chỉnh trực tiếp các hoạt động đó , các thông tin đó để
có các bản khai tài chính tin cậy
Theo thông lệ quốc tế : chức năng xác minh được cụ thể hóa thành các mục
tiêu trong quá trình tiến hành kiểm toán, 6 mục tiêu trong kiểm toán “ bản khai
tài chính “ :
1 . Xác minh tình hiệu lực : mục tiêu này nhằm hướng tới yêu cầu các
con số , các khoản mục được ghi trên bản khai tài chính là có thật
2 . Xác minh tính trọn vẹn : mục tiêu này đề cập đến tính đầy đủ trong
việc phản ánh các khoản mục và số dư trên báo cáo tài chính.
3 . Xác minh tính phân loiaj và trình bày ; mục tiêu này hướng tới các
số tiền được ghi phải phân loại đúng đắn theo các khoản mục trên bản khai tài
chính và thuyết minh rõ rang.
4 . xác minh tính định giá : các khoản mục trên bản khai tài chính phải
được ghi theo đúng giá trị.
5 . Xác minh tính chính xác máy móc : các phép tính phải được thực
hiên chính xác. Các chi tiết trong số dư tài khoản phải thống nhất với số phụ liên
quan và số cái tổng hợp.
6 . Xác minh quyền và nghĩa vụ : mục tiêu này đề cập tới mọi tài sản
phản ánh trên bảng cân đối kế toán đều thuộc quyền sở hửu và quyền sửu dụng
lâu dài của doanh nghiệp và mọi khoản nợ phải trả đều là nghĩa vụ thanh toán
của đơn vị.
1.1.2.2. Chức năng bày tỏ ý kiến :
Có thể được hiểu rộng với ý nghĩa cả kết luận về chất lượng thông tin và cả
pháp lý , tư vấn qua xác minh.nếu kết luận thông tin có quá trình phát triển lâu
dài từ chổ chỉ có từ “ xác nhận “ đến hình thành báo cáo kiểm toán theo chuẩn
mực chung thì kết luận về pháp lý hoặc tư vấn củng có quá trình phát triển lâu
dài.
3