Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về phương pháp tư duy Hồ Chí Minh: vận dụng "ngũ tri" trong nghiên cứu đối ngoại
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Nghiên cứu Quốc tế số 2 (93) Đối ngoại Việt Nam
6/2013 23 1 24 6/2013
BÀN VỀ PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY HỒ CHÍ MINH:
VẬN DỤNG “NGŨ TRI” TRONG NGHIÊN CỨU
ĐỐI NGOẠI
TS. Đặng Đình Quý*
Tóm tắt
Trong quá trình tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về đối ngoại, phần
lớn các nghiên cứu đều tập trung xem xét nguồn gốc, quá trình hình
thành và nội dung chính của tư tưởng Hồ Chí Minh trong lĩnh vực này,
tuy nhiên, chưa có nhiều công trình tìm hiểu về phương pháp tư duy đối
ngoại của Người. Bài viết này xin tập trung bàn về phương pháp vận
dụng “Ngũ tri” của Hồ Chí Minh, một phương pháp tư duy phương
Đông được Người vận dụng rất nhuần nhuyễn và sáng tạo để đánh giá
tình hình hình thế giới và xác định chiến lược, sách lược cách mạng nước
ta cũng như trong hoạt động đối ngoại.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh không
viết, không nói nhiều về lý luận, về phương pháp tư duy nói chung và tư
duy đối ngoại nói riêng. Trong chỉ đạo cách mạng, Hồ Chí Minh luôn
đánh giá đúng những bước chuyển của cục diện thế giới và khu vực, tiên
đoán đúng về thời cơ cách mạng, về chiến lược, sách lược của đối
* Giám đốc Học viện Ngoại giao. Tác giả xin chân thành cám ơn Ths. Đinh Thị Thu, cán
bộ nghiên cứu, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao đã giúp khảo cứu các tư liệu Hán
Việt và Hán văn trong quá trình hoàn thành bài viết này.
phương và đề ra chiến lược, sách lược đưa sự nghiệp của dân tộc ta đi từ
thắng lợi này đến thắng lợi khác. Vấn đề đặt ra là Người đã sử dụng
phương pháp tư duy nào để đi đến những đánh giá đó? Đồng thời, bên
cạnh và cùng với phương pháp luận Mác-xít,1 Người còn sử dụng
phương pháp tư duy nào để đánh giá tình hình thế giới và hoạch định
đường lối, chính sách đối ngoại?
Ngũ tri trong phương pháp tư duy phương Đông
Ngũ tri là gì? Đó là tri kỷ (biết mình), tri bỉ (biết người), tri thời
(biết thời thế, hoàn cảnh), tri chỉ (biết dừng lại đúng lúc, biết chờ đợi) và
tri biến (biết thích ứng với mọi diễn biến, thay đổi).
Giới học giả phương Đông thường cho rằng “Ngũ tri” là một
phương châm xử thế của Khổng Tử, liên quan đến phẩm chất cá nhân,
hành vi ứng xử của con người. Đồng thời, chúng cũng quan hệ với thuật
trị quốc, bình thiên hạ. Các bậc đại nho của Trung Quốc qua các thời kỳ
cũng phát triển từ Khổng Tử, hoặc độc lập sáng tạo để tạo nên những
luận thuyết của mình về các mặt của chính trị, xã hội Trung Hoa cổ đại.
Tri kỷ, tri bỉ được trích từ câu kinh điển thuộc thiên thứ 3 “Công
Mưu” trong tổng 13 thiên của Binh pháp Tôn Tử: “Tri kỷ tri bỉ, bách
chiến bất đãi; Bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ; Bất tri bỉ, bất tri
kỷ, mỗi chiến tất đãi”,2
có nghĩa là: trong các cuộc chinh chiến, vừa hiểu
rõ bản thân lại nắm chắc kẻ địch, trăm trận không thất bại; chỉ hiểu bản
thân mà không nắm chắc kẻ địch, khả năng thắng bại phân đôi; không
hiểu bản thân lại không nắm chắc kẻ địch, trận chiến nào cũng thua.3 Như
1 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng Toàn tập, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
2001, t.12, tr. 174.
2 http://www.baike.com/wiki/%E3%80%8A%E5%AD%99%E5%AD%90%E5%85%
B5%E6%B3%95%E3%80%8B.
3 http://baike.baidu.com/view/1439413.htm.
, 6/2013: 23-34.