Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về nguyên nhân của tội phạm
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 11/2010 43
TS. TrÇn H÷u Tr¸ng *
rong nghiên cứu tội phạm học, nghiên
cứu nguyên nhân của tội phạm là vấn đề
vô cùng quan trọng, bởi vì suy cho cùng, mục
đích của tội phạm học nói riêng cũng như
mục đích của các lĩnh vực khoa học nghiên
cứu về tội phạm nói chung là góp phần làm
giảm đến mức thấp nhất số lượng tội phạm
xảy ra trong xã hội, bảo đảm an ninh, trật tự,
an toàn xã hội Mà muốn làm giảm tội phạm,
vấn đề quan trọng là phải phân tích làm rõ
nguyên nhân làm phát sinh tội phạm. Chỉ trên
cơ sở đó mới có thể xây dựng được hệ thống
biện pháp phòng ngừa hữu hiệu góp phần làm
hạn chế hoặc triệt tiêu các nguyên nhân này.
Với ý nghĩa quan trọng đó, tất cả các tài liệu
nghiên cứu về tội phạm học đều dành nhiều
trang viết về nguyên nhân của tội phạm. Tuy
nhiên, nhận thức về nguyên nhân của tội
phạm trong hầu hết các tài liệu nghiên cứu về
tội phạm học hiện nay vẫn chưa có sự thống
nhất. Qua bài viết này, chúng tôi mong muốn
góp thêm một cái nhìn rõ hơn về vấn đề vô
cùng quan trọng này trong nghiên cứu tội
phạm học.(1)
Thuật ngữ “nguyên nhân” được định
nghĩa tương đối thống nhất trong các từ điển
tiếng Việt hiện nay. Trong Đại từ điển tiếng
Việt, “nguyên nhân” được định nghĩa là:
“Điều gây ra một kết quả hoặc làm xảy ra
một sự việc, một hiện tượng”;(2) trong Từ điển
tiếng Việt, “nguyên nhân” được hiểu: “Hiện
tượng làm nảy sinh ra hiện tượng khác trong
quan hệ với hiện tượng khác đó”.(3) Như vậy,
nói đến nguyên nhân là đề cập những yếu tố
mà từ đó, theo cơ chế nhất định, đã tác động
để tạo thành những kết quả. Từ định nghĩa về
nguyên nhân, chúng ta có thể suy ra định
nghĩa về nguyên nhân của tội phạm. Theo đó,
nguyên nhân của tội phạm có thể hiểu là các
yếu tố đóng vai trò làm phát sinh tội phạm.
Tội phạm phát sinh không đơn thuần chỉ
do một nguyên nhân mà luôn do nhiều
nguyên nhân kết hợp với nhau. Trong hầu hết
các tài liệu nghiên cứu về tội phạm học hiện
nay, khi đề cập nguyên nhân của tội phạm,
các tác giả đều thống nhất cho rằng tội phạm
phát sinh là do nhiều yếu tố. Mặc dù vậy, các
tác giả vẫn chưa có sự thống nhất về các yếu
tố đóng vai trò là nguyên nhân làm phát sinh
tội phạm cũng như cơ chế tác động của những
yếu tố này. Có quan điểm cho rằng: “Các
nguyên nhân và điều kiện của tội phạm cụ thể
là những nhân tố xã hội thuộc về cá nhân và
những tình huống, môi trường bên ngoài
trong sự tương tác lẫn nhau của chúng quyết
định sự hình thành động cơ và sự quyết tâm
thực hiện tội phạm”.
(4)
Theo quan điểm này,
nguyên nhân làm phát sinh tội phạm là sự
tương tác giữa “Những nhân tố xã hội thuộc
về cá nhân” với “những tình huống, môi
trường bên ngoài”. Quan điểm khác khẳng
T
* Giảng viên Khoa luật hình sự
Trường Đại học Luật Hà Nội