Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về các mô hình tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ tại Việt Nam
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự phát triển và tiến bộ của xã hội, cơ chế thị trường ra đời đã
làm cho các hoạt động tài chính và sở hữu ngày càng trở nên đa dạng và phức
tạp. Vì thế chức năng kiểm tra của kế toán dần dần không đáp ứng được nhu
cầu của người sử dụng thông tin. Chính vì vậy, kiểm toán ra đời như một đòi
hỏi tất yếu khách quan để đáp ứng nhu cầu đó. Càng ngày, kiểm toán càng trở
nên có vai trò quan trọng và phát triển mạnh mẽ, khẳng định mình là một môn
khoa học, một lĩnh vực nghiên cứu riêng. Cơ chế thị trường cạnh tranh gay
gắt đòi hỏi các doanh nghiệp (DN) phải nỗ lực vươn lên từ chính bản thân
mình. Điều này đòi hỏi các nhà quản trị phải có những quyết định và phương
pháp quản lý đúng đắn để bảo đảm cho việc kinh doanh có hiệu quả. Đó cũng
là lý do xuất hiện loại hình kiểm toán nội bộ (KTNB). Với sự hiện diện của
mình, KTNB giúp cho các nhà quản trị DN có đầy đủ các thông tin chính xác
về tình hình hoạt động của DN mình, về các báo cáo tài chính được lập cũng
như nhiều báo cáo khác để làm cơ sở cho việc quản trị DN.
KTNB đã được tổ chức ở nhiều DN Việt Nam ở nhiều quy mô khác
nhau. Bước đầu KTNB đã đóng góp tích cực vào hoạt động quản lý cũng như
hoạt động kiểm soát nói chung trong DN Việt Nam. Tuy nhiên, hoạt động
KTNB trong các DN Việt Nam đã phát sinh những vấn đề trong tổ chức bộ máy
KTNB. Chính vì thế, em đã thực hiện đề tài: “Bàn về các mô hình tổ chức bộ
máy kiểm toán nội bộ tại Việt Nam” với mục đích tìm hiểu thực tế tổ chức bộ
máy KTNB ở Việt Nam. Nội dung chính của Đề án bao gồm 3 chương:
Chương I: Khái quát chung về tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ
Chương II: Thực trạng tổ chức bộ máy kiểm toán nội bộ trong các
doanh nghiệp Việt Nam
Chương III: Nhận xét và một số ý kiến đề xuất về tổ chức bộ máy kiểm
toán nội bộ trong các doanh nghiệp Việt Nam
SV: Phan Đức Tân GVHD: TS: Đinh Thế Hùng 1
Đề án môn học
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY
KIỂM TOÁN NỘI BỘ
1.1 Bản chất và ý nghĩa của kiểm toán nội bộ
1.1.1. Bản chất của kiểm toán nội bộ
Kiểm toán là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về đối tượng được
kiểm toán do các KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện trên cơ sở
hệ thống pháp lý có hiệu lực.Có nhiều cách phân loại kiểm toán, trong đó
phân loại theo chủ thể kiểm toán người ta chia thành kiểm toán nhà nước,
kiểm toán độc lập và kiểm toán nội bộ(KTNB). So với hai loại hình kiểm toán
khác là kiểm toán độc lập và kiểm toán nhà nước, KTNB xuất hiện muộn hơn
nhưng có bước phát triển nhanh chóng cả về nhận thức và thực hành kiểm toán.
Quá trình phát triển của loại hình KTNB nằm trong xu hướng phát triển chung
của các loại hình kiểm toán khác nhau song có bản chất và chức năng chung.
Từ khi mới xuất hiện đến nay thì đã có nhiều định nghĩa khác nhau về
KTNB. Trước khi IIA đưa ra định nghĩa về KTNB lần đầu tiên vào năm 1978,
các nhà quản lý tại nhiều công ty ở Hoa Kỳ và Châu Âu đã nhận thức được
những đặc trưng cơ bản của loại hình kiểm toán này. Đến năm 1978, lần đầu
tiên IIA đưa ra định nghĩa về KTNB. Theo IIA: “KTNB là một chức năng
thẩm định độc lập được thiết lập bên trong một tổ chức để xem xét và đánh
giá các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách là một sự trợ giúp đối với tổ
chức đó”. Năm 1988, IIA đã bổ sung thêm vào định nghĩa này một số nội
dung và giải thích rõ hơn về KTNB: “Mục tiêu của KTNB là giúp đỡ cho
thành viên của tổ chức thực hiện một cách hiệu quả nhiệm vụ; Kết thúc kiểm
toán, KTNB phải thực hiện việc phân tích, đánh giá, đưa ra đề xuất, tư vấn và
cung cấp thông tin về hoạt động đã kiểm tra”.
Đồng quan điểm với IIA về KTNB còn có một số quan điểm khác.
SV: Phan Đức Tân GVHD: TS: Đinh Thế Hùng 2