Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bàn về các biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
nghiªn cøu - trao ®æi
t¹p chÝ luËt häc sè 5/2011 29
Ths. TrÇn Ph-¬ng Th¶o *
hế định biện pháp khẩn cấp tạm thời
(BPKCTT) là một trong những chế
định pháp lí có ý nghĩa quan trọng trong việc
bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp của
đương sự trong tố tụng dân sự. Chế định pháp
lí này ghi nhận về biện pháp tố tụng tương đối
đặc biệt, được toà án sử dụng kết hợp với các
biện pháp tố tụng khác như chứng minh, hoà
giải... nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ
việc dân sự và thi hành án dân sự. Giải thích
một cách cụ thể hơn, chế định BPKCTT trong
pháp luật tố tụng dân sự (PLTTDS) ghi nhận
cách thức giải quyết tạm thời của toà án khi
vụ việc dân sự có tính khẩn cấp, theo đó toà
án sẽ nhanh chóng quyết định áp dụng ngay
giải pháp trước mắt theo quy định của pháp
luật trên cơ sở có yêu cầu khẩn cấp của các
chủ thể có quyền, lợi ích theo luật định hoặc
do chính toà án xét thấy cần thiết để tạm thời
giải quyết nhu cầu cấp bách của đương sự, để
bảo vệ ngay bằng chứng, tài sản, bảo đảm cho
việc bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích hợp pháp
của đương sự trong vụ việc dân sự. Quyết
định áp dụng BPKCTT không phải là quyết
định cuối cùng giải quyết về nội dung vụ việc
dân sự mà chỉ là quyết định tạm thời cho tình
trạng khẩn cấp của vụ việc dân sự. Quyết
định này sẽ hết hiệu lực pháp luật khi toà án
ra bản án, quyết định chính thức giải quyết
nội dung vụ việc dân sự.
Trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam
hiện nay, chế định BPKCTT chủ yếu được
quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự
(BLTTDS) năm 2004, tại Chương VIII, bao
gồm 28 điều luật, quy định về nhiều nội dung
khác nhau có liên quan đến việc áp dụng
BPKCTT trong khi giải quyết các vụ án dân
sự như quyền yêu cầu, thẩm quyền quyết định
áp dụng, trách nhiệm do áp dụng BPKCTT
không đúng, thủ tục, khiếu nại, kiến nghị...
Một nội dung cơ bản nữa được quy định
tương đối rõ trong BLTTDS là các BPKCTT
cụ thể mà đương sự được phép lựa chọn để
yêu cầu toà án áp dụng hoặc toà án có quyền
tự mình áp dụng. Trong phạm vi bài viết này,
tác giả chỉ bàn về các BPKCTT cụ thể được
quy định trong BLTTDS mà không đề cập tất
cả các nội dung của chế định BPKCTT trong
pháp luật tố tụng dân sự.
1. Cơ sở của việc pháp luật tố tụng
dân sự quy định về các biện pháp khẩn
cấp tạm thời
Bên cạnh các nội dung khác như quyền
yêu cầu áp dụng, thẩm quyền áp dụng, thủ tục
áp dụng, trách nhiệm do áp dụng không đúng....
các BPKCTT cụ thể là một trong những nội
dung không thể thiếu của chế định BPKCTT.
Việc PLTTDS phải quy định cụ thể về các
BPKCTT và điều kiện áp dụng từng biện
pháp cụ thể là nhằm đáp ứng đòi hỏi về mặt lí
luận cũng như thực tiễn của tố tụng dân sự.
Nếu trong các quy định của chế định
C
* Giảng viên Khoa pháp luật dân sự
Trường Đại học Luật Hà Nội