Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài viết số 7 lớp 9 đề 6: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Văn mẫu lớp 9: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng
Tổng hợp: Download.vn 1
Dàn ý Suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh Trăng
A. Mở bài:
- Dẫn dắt vào đề tài ánh trăng. - Giới thiệu phong cách thơ của Nguyễn Duy và bài thơ " Ánh trăng". - Khổ thơ cuối mang ý nghĩa triết lí sâu sắc. B. Thân bài: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài thơ. 1. Hình ảnh Trăng cứ tròn vành vạnh:
● Thể hiện một quá khứ đẹp đẽ của ánh trăng
● Ánh trăng quá khứ trọn vẹn, chung thủy và không phai màu
● Ánh sáng và trăng vẫn như xưa, không thay đổi
2. Hình ảnh “ánh trăng im phăng phắc":
● Dù trăng rất đẹp, rất chung tình. ● Nhưng dù đẹp hay lung linh đến đâu thì cũng nghiêm khắc. ● Sự hờn trách của ánh trăng đối với con người. 3. Hình ảnh “ta giật mình”:
● Nhớ lại quá khứ đẹp đẽ
● Tác giả tự vấn lương tâm mình
● Ân hận và xót xa bản thân mình
● Nhắc nhở tự hoàn thiện bản thân hơn
4. Hình ảnh qua khổ thơ cuối. ● Tác giả trân trọng và muốn giữ gìn những giá trị truyền thống đẹp đẽ
Văn mẫu lớp 9: Trình bày suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng
Tổng hợp: Download.vn 2
● Lãng quên quá khứ và sống cho riêng mình quên đi người bạn chân thành. ● Nhắc nhở chính mình phải sống ân nghĩa, chung tình. C. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ cuối của bài thơ Ánh trăng. - Liên hệ từ ánh trăng đến bản thân con người. Suy nghĩ về khổ thơ kết thúc bài Ánh trăng của Nguyễn Duy
Bài viết số 7 đề 6 - Mẫu 1
Trăng là một đề tài không còn xa lạ trong thơ ca. Trong các tác phẩm văn học, vầng trăng luôn xuất hiện như một người bạn tâm tình gắn bó với thi sĩ. Đặc
biệt trong những năm tháng kháng chiến, vầng trăng như người đồng đội cùng
kề vai sát cánh chiến đấu như nhà thơ Chính Hữu đã xây dựng hình ảnh “Đầu
súng trăng treo”. Thế nhưng khi chiến tranh qua đi, khi con người dần quen với
ánh điện sáng trưng thì lại quên đi vầng trăng, quên đi quá khứ nghĩa tình. Bài
thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy đã khắc họa thành công điều đó đặc biệt là
khổ thơ cuối gây cho ta nhiều điều đáng suy ngẫm:
Trăng cứ im phăng phắc
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình. Nguyễn Duy đã mở ra một câu chuyện trước mắt người đọc. Những năm tháng
tuổi thơ đẹp đẽ gắn liền với hình ảnh ánh trăng. Trăng khi ấy là bạn, luôn cùng
ta tạo nên những kỉ niệm êm đềm. Đến khi đất nước gặp chiến tranh, khi ta cầm
súng bảo vệ quê hương, trăng như người đồng chí cùng kề vai sát cánh chiến