Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài viết số 7 lớp 9 đề 5: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh
MIỄN PHÍ
Số trang
51
Kích thước
579.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1136

Bài viết số 7 lớp 9 đề 5: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Tổng hợp: Download.vn 1

Dàn ý bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

I. Mở bài:

● Giới thiệu tác giả, tác phẩm: “Tức cảnh Pác Bó” là bài thơ nổi tiếng trong

thời gian hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh. ● Khái quát nội dung tác phẩm: Bài thơ khắc họa lại cuộc sống sinh hoạt

của Bác ở núi rừng Pác Bó và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung, tự

tại của người chiến sĩ cách mạng. II. Thân bài

Luận điểm 1: Cuộc sống sinh hoạt và làm việc của Bác ở núi rừng Pác Bó

● Phép đối chỉnh: sáng >< tối, ra >< vào thể hiện cuộc sống đều đặn, nhịp

nhàng, ngày nào cũng như ngày nào của Bác... ● Thức ăn của Bác thì đơn sơ, giản dị: cháo ngô với rau măng. Đây đều là

những thức ăn trong rừng, luôn có sẵn. Cụm từ “vẫn sẵn sàng” không chỉ

muốn nói về sự sẵn có, tự nhiên của thức ăn, mà đó dường như còn là tâm

thế luôn sẵn sàng đương đầu với thử thách, khó khăn của người chiến sĩ

cách mạng. ● Điều kiện làm việc thiếu thốn: bàn làm việc của Bác là những tảng đá

chông chênh. Trên chiếc bàn ấy, Bác đang làm những công việc vô cùng

quan trọng, liên quan đến vận mệnh của cách mạng Việt Nam. Luận điểm 2: Phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, sống hòa hợp với thiên

nhiên của Bác. ● Dù cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn về mọi thứ nhưng Bác vẫn

luôn giữ tinh thần lạc quan, giọng điệu hóm hỉnh, vui đùa khi kể về cuộc

sống của mình...

Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Tổng hợp: Download.vn 2

● Câu thơ cuối cùng như một lời thốt ra từ chính trái tim của Bác: “Cuộc

đời cách mạng thật là sang”. Cái sang của Bác không phải là sang trọng

về vật chất, mà cái sang ấy là cái sang khi được sống giữa thiên nhiên... Luận điểm 3: Nghệ thuật

● Thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc. ● Ngôn ngữ giản dị, chân thật, mộc mạc cùng giọng điệu vui đùa, hóm hỉnh

thể hiện tinh thần lạc quan của Bác. ● Phép đối chỉnh mang lại hiệu quả nghệ thuật cao. III. Kết bài:

● Khẳng định lại giá trị tác phẩm: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là một bài

thơ giản dị, mộc mạc, thể hiện lối sống cao đẹp, phẩm chất cách mạng

sáng ngời trong con người Bác. ● Liên hệ và đánh giá tác phẩm: Hồ Chí Minh không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới mà còn là một

nghệ sĩ tài năng, hội tụ được tinh hoa dân tộc, khí thế thời đại. Phân tích bài thơ "Tức cảnh Pác Bó"

Bài viết số 7 đề 5 - Mẫu 1

Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ toàn tài của dân tộc Việt Nam. Suốt cả chặng đường

dài ra đi tìm đường cứu nước, Người đã đi qua nhiều nơi, làm nhiều nghề khác

nhau. Ba mươi năm sau, mùa xuân năm 1941, Người trở về quê hương và nơi

đầu tiên Người đặt chân đến là Cao Bằng. Kể từ đấy, Người sống, làm việc tại

hang Pác Bó (Cao Bằng), trực tiếp tham gia chỉ đạo kháng chiến. Cũng tại nơi

đây, Người đã sáng tác ra nhiều tác phẩm đặc sắc và bài thơ “Tức cảnh Pác Pó”

là một trong số những tác phẩm như thế.

Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Tổng hợp: Download.vn 3

Trước hết, ba câu thơ mở đầu bài thơ như đã vẽ lên trong lòng người đọc cuộc

sống sinh hoạt và làm việc thường ngày của Bác nơi hang Pác Pó. Câu thơ đầu

tiên đã khái quát một cách rõ nét về cuộc sống sinh hoạt thường nhật mỗi ngày

của vị lãnh tụ Hồ Chí Minh. Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Với phép đối chuẩn chỉnh và độc đáo “sáng” - “tối”, “ra” - “vào” câu thơ đã cho

thấy nhịp sống thường nhật, cứ thế đều đặn lặp đi lặp lại mỗi ngày của Bác

trong những ngày sống ở hang Pác Pó. Cùng với đó, câu thơ cũng cho thấy nơi

sống và làm việc chủ yếu của Bác mỗi ngày đó chính là “hang” và “bờ suối”. Mỗi ngày, cứ thế, Bác ra suối để làm việc và vào hang để nghỉ ngơi, sinh hoạt

sau một ngày làm việc. Như vậy, có thể thấy, câu thơ đầu tiên đã giúp chúng ta

cảm nhận rõ cuộc sống hằng ngày của Bác, tuy có khó khăn, thiếu thốn song ở

Bác, chúng ta vẫn thấy luôn hiện lên sự ung dung, quy củ và luôn hòa mình với

thiên nhiên. Không chỉ tái hiện lại cuộc sống thường nhật, câu thơ thứ hai còn thể hiện rõ nét

chuyện ăn uống giản dị của Bác. Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng. “Cháo bẹ”, “rau măng” là những món ăn chính trong bữa cơm hằng ngày của

Bác. Dẫu bữa ăn chỉ có thế, đạm bạc và thiếu thốn nhưng tinh thần của Người

thật khiến chúng ta ngưỡng mộ - “vẫn sẵn sàng”. Dường như, với mình, Bác

xem việc ăn những món ăn dân dã, đời thường ấy là một thú vui, là sự thích

nghi và vượt lên trên sự khó khăn, thiếu thốn của hoàn cảnh. Nhưng có lẽ, hơn

tất cả, ẩn sau đó chính là tư thế chủ động, tinh thần lạc quan, bất chấp mọi khó

khăn, gian khổ của Bác.

Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Tổng hợp: Download.vn 4

Và nếu như hai câu thơ mở đầu đã thể hiện rõ nét cuộc sống thường ngày của

Bác thì câu thơ thứ ba cho người đọc thấy được những công việc hằng ngày Bác

làm. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng. Với từ láy “chông chênh” giàu sức gợi được đặt sau danh từ “bàn đá” đã cho

thấy điều kiện làm việc tạm bợ, thiếu thốn của Bác. Không chỉ làm việc ở nơi

bàn đá mà hơn thế còn là “bàn đá chông chênh” nó tạo cảm giác bấp bênh, không bằng phẳng, không vững vàng và vì vậy càng khắc sâu thêm sự khó khăn. Thế nhưng, dẫu khó khăn như thế nào đi nữa, Bác vẫn ngồi đấy, kiên trì với

công việc “dịch sử Đảng” của mình - công việc với ý nghĩa to lớn cho sự nghiệp

cách mạng của dân tộc. Tất cả những điều đó đã cho thấy sự tập trung cao độ, sự kiên trì, nỗ lực không ngừng nghỉ của Bác vì sự nghiệp cách mạng, vì cuộc

chiến vĩ đại của nhân dân ta. Để rồi, sau tất cả, vị lãnh tụ toàn tài ấy có những cảm nhận thật sâu sắc về cuộc

đời hoạt động cách mạng. Cuộc đời cách mạng thật là sang. Suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác đã phải trải qua bao khó

khăn, gian nan và vất vả nhưng có lẽ với Bác, được mang lại hạnh phúc, bình

yên cho nhân dân, độc lập cho đất nước là niềm hạnh phúc lớn lao, thiêng liêng

nhất. Phải chăng vì thế mà với Bác cuộc đời cách mạng ấy thật là “sang”, thật

giàu có biết bao. Từ “sang” như nhãn tự của bài thơ, từ đó làm bật lên phong

thái ung dung, tinh thần lạc quan và cả sự vững vàng, niềm tin vào cách mạng

Việt Nam. Tóm lại, bài thơ “Tức cảnh Pác Pó” với thể thơ thất ngôn tứ tuyệt cùng ngôn từ, hình ảnh thơ giản dị, tự nhiên và giọng thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh đã thể hiện một

Văn mẫu lớp 9: Phân tích bài thơ Tức cảnh Pác Bó của Hồ Chí Minh

Tổng hợp: Download.vn 5

cách rõ nét phong thái ung dung, tinh thần lạc quan, tư thế của động của Bác

trên con đường hoạt động cách mạng. Đối với Bác, được hoạt động cách mạng, được mang lại hạnh phúc, tự cho cho nhân dân, đất nước là niềm hạnh phúc lớn

lao và là sự giàu có tuyệt vời nhất. Bài viết số 7 đề 5 - Mẫu 2 “Người lãnh tụ, nhà nghệ sĩ

Của mỗi người của cả trăm quê

Trái tim lớn đập hoài không nghỉ

Những buồn vui, căm giận, say mê ...”

(Giang Nam) “Buồn vui, căm giận, say mê ...” của Bác xuất phát từ lòng yêu Tổ quốc, yêu

dân tộc nồng nàn. Bác hoạt động chính trị (người lãnh tụ), và làm thơ (nhà nghệ

sĩ) cũng là để thể hiện lòng yêu thương cao cả ấy. Nhiều lúc cả hai công việc

như hòa làm một trong con người Bác. Điều ấy đã được chứng tỏ ở những bài

thơ Người sáng tác ở núi rừng Việt Bắc khi từ nước ngoài về trực tiếp lãnh đạo

phong trào cách mạng trong nước mà bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một ví dụ. Bài thơ được làm theo thể Đường luật tứ tuyệt vời đúng niêm luật của thể loại

thơ này. Mở đầu là câu Khai, nhà thơ viết: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Câu

thơ giới thiệu thời gian, nơi chốn và việc thường làm được ngắt nhịp 4/3 bằng

dấu phẩy một cách rõ ràng, dứt khoát. Đọc câu thơ ta có cảm giác ngày ngày, mỗi sáng mỗi tối nhà thơ đều lặp lại hành vi “ra, vào” ấy. Tại sao?

Bác đang trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Công việc của

một lãnh tụ chính trị không giống công việc của một nhà thơ, nhất là với một

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!