Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài viết số 2 lớp 9 đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã học, đã nghe kể hoặc đã xem
MIỄN PHÍ
Số trang
34
Kích thước
177.8 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1915

Bài viết số 2 lớp 9 đề 3: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã học, đã nghe kể hoặc đã xem

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Văn mẫu lớp 9: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã học, đã nghe kể hoặc đã xem

Dàn ý Kể lại một trận chiến đấu ác liệt

a. Mở bài: Lịch sử đất nước với nhiều cuộc chiến đấu vô cùng ác liệt và ngoan

cường để bảo vệ đất đai, bờ cõi hoặc độc lập tự do; ấn tượng sâu sắc nhất về

trận đánh.

b. Thân bài

– Hoàn cảnh tiếp xúc với câu chuyện.

– Khái quát về trận chiến đấu.

– Diễn biến chính của cuộc chiến đấu (trọng tâm)

+ Bằng nhiều đoạn văn kể lại các giai đoạn của cuộc chiến đấu (phòng thủ –

cầm cự - tấn công – chiến thắng).

+ Cần thể hiện rõ sự cam go, ác liệt của cuộc chiến một mất một còn.

+ Nhân vật xuất hiện ở câu chuyện với một vai trò quyết định (người chỉ huy tài

giỏi hoặc người lính quả cảm, anh hùng,…).

+ Kết hợp miêu tả – biểu cảm khi kể (tả nét mặt cử chỉ, tác phong, tâm lí,… của

nhân vật; bộc lộ cảm xúc trực tiếp hoặc gián tiếp).

+ Xem miêu tả cảnh thiên nhiên phù hợp với câu chuyện.

+ Suy nghĩ của người kể chuyện (mến phục, quý trọng thành quả; học tốt để tiếp

bước cha anh dựng xây đất nước).

c. Kết bài: Tự hào về trang sử vẻ vang.

Tổng hợp: Download.vn 1

Văn mẫu lớp 9: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã học, đã nghe kể hoặc đã xem

Kể lại khởi nghĩa Lý Bí vào mùa xuân năm 542

Em đã từng được nghe rất nhiều những câu chuyện về lịch sử nước nhà, về

những người anh hùng hào kiệt. Một trong những câu chuyện đó là cuộc khởi

nghĩa của Lý Bí vào mùa xuân năm 542.

Lý Bí vốn là người gốc Trung Quốc nhưng sang nước ta lập nghiệp và từ lâu đã

có lòng căm ghét bọn đô hộ phương Bắc. Nhà Lương đô hộ nước ta và siết chặt

ách đô hộ bằng cách phân biệt đối xử với người Việt, chỉ có tôn thất nhà Lương

và những người dòng họ lớn mới được giữ chức vụ quan trọng. Trước những

chính sách cai trị hết sức tàn bạo cùng với hàng trăm thứ thuế vô lý, Lý Bí vốn

làm quan giữ chức chỉ huy quân đội ở Đức Châu (Nghệ An - Hà Tĩnh) vì căm

ghét đã từ quan về ở ẩn và ngấm ngầm lên kế hoạch cùng các hào kiệt trong

vùng để nổi dậy. Khi Lý Bí phất cờ khởi nghĩa ở quê hương Thái Bình (mạn

Sơn Tây) vào mùa xuân năm 542 đã được rất đông đảo hào kiệt khắp nơi hưởng

ứng, nhờ đó mà chỉ trong chưa đầy ba tháng quân ta đã giành lại chủ quyền

khắp các quận huyện. Trước sự hùng mạnh của nghĩa quân Lý Bí nhà Lương đã

phải đưa quân sang đàn áp, nhưng quân ta lại chủ động lật ngược tình thế chủ

động kéo quân lên phương bắc đánh bại quân Lương. Đến năm 543 quân Lương

lại tiếp tục kéo quân sang đàn áp và quân ta lại một lần nữa cho thấy sức mạnh

của mình, đánh một trận ác liệt khiến cho quân nhà Lương mười phần thì chết

đến bảy, tám phần. Cuối cùng các tướng địch đã bị giết gần hết, Lý Bí lên ngôi

vua lấy hiệu là Lý Nam Đế, thành lập nhà nước Vạn Xuân.

Cuộc khởi nghĩa của Lý Bí em cảm nhận được sự đồng lòng, ý chí đấu tranh

kiên cường của nhân dân ta, vì căm ghét bọn đô hộ mà quyết tâm đi theo khởi

nghĩa, quyết tâm giành lại độc lập, tự chủ.

Kể lại chiến thắng Bạch Đằng

Tổng hợp: Download.vn 2

Văn mẫu lớp 9: Kể lại một trận chiến đấu ác liệt mà em đã học, đã nghe kể hoặc đã xem

Năm 1288 đã xảy ra trận chiến ác liệt trên sông Bạch Đằng. Đây là một trận

đánh quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông của dân tộc ta do

Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo cùng Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông

và vua Trần Nhân Tông chỉ huy chống lại quân Nguyên do Ô Mã Nhi chỉ huy.

Sau thất bại tại Trúc động, ngày 8 tháng 3 (9 tháng 4 năm 1288), Ô Mã Nhi

không cho quân rút về bằng đường biển mà đi theo sông Bạch Đằng. Trần Hưng

Đạo đã quyết định đánh một trận lớn chống quân Mông Cổ xâm lược đi vào Đại

Việt. Sau cả đêm trằn trọc suy nghĩ, ông nghĩ ra việc vận dụng lối đánh của Ngô

Quyền trên sông Bạch Đằng năm 938.

Trần Hưng Ðạo chỉ huy quân dân Đại Việt chuẩn bị một trận địa mai phục lớn

trên sông Bạch Ðằng, là nơi đoàn thuyền của quân Nguyên sẽ phải đi qua trên

đường rút chạy. Ông cho người đốn ngã các loại gỗ lim, gỗ táu trên rừng kéo về

bờ sông và đẽo nhọn cắm xuống lòng sông ở các cửa lớn dẫn ra biển tạo nên

những bãi chông ngầm lớn, kín đáo dưới mặt nước. ông còn cho người mai

phục phía sau Ghềnh Cốc, Ðồng Cốc, Phong Cốc, sông Khoai, sông Thái, sông

Gia Ðước, Ðiền Công, còn bộ binh bố trí ở Quảng Yên, dọc theo bờ bên trái

sông Bạch Ðằng Kết hợp giữa bãi chông và mai phục ngăn chặn thuyền địch rút

lui khi thủy triều xuống. . Trần Hưng Đạo đã nghiên cứu kỹ lưỡng quy luật thủy

triều của con sông này để vạch ra thế trận cọc để mai phục quân Mông Nguyên.

Khi Ô Mã Nhi dẫn đoàn thuyền tiến vào sông Bạch Đằng nhân lúc nước lớn,

thủy quân nhà Trần tràn ra giao chiến, rồi giả thua chạy vào sâu bên trong. Ô

Mã Nhi trúng kế khích tướng nên thúc quân ra nghênh chiến rồi bị Nguyễn

Khoái dẫn quan nhử vào vùng đóng cọc. Quân Trần chờ trên bờ phục kích, đợi

thủy triều xuống rồi đánh thẳng vào đội quân địch.

Thủy quân Đại Việt từ Hải Đông - Vân Trà nhanh chóng tiến ra sông Bạch

Đằng, với hàng trăm chiến thuyền cùng quân lính các lộ dàn ra trên sông và dựa

vào Ghềnh Cốc thành một dải thuyền chặn đầu thuyền địch ngang trên sông.

Cùng lúc đó, đoàn thuyền do hai vua Trần chỉ huy cũng tấn công từ phía sau

Tổng hợp: Download.vn 3

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!