Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

bài văn hay đạt điểm 10 đại học năm 2008
MIỄN PHÍ
Số trang
13
Kích thước
103.5 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
1948

bài văn hay đạt điểm 10 đại học năm 2008

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Bài văn đạt điểm 10 duy nhất trong kỳ thi ĐH năm 2008

Trong kỳ tuyển sinh đại học năm 2008, Nguyễn Trung Ngân dự

thi trường ĐH Cần Thơ là thí sinh trong cả nước đạt 9,75 (làm tròn

thành 10).

Câu 1 (2 điểm): Anh/ chị hãy nêu những nét chính trong quan

điểm nghệ thuật của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám.

Nam Cao là một nhà văn lớn của nền văn học hiện thực phê phán nói

riêng và là một nhà văn lớn của văn học Việt Nam nói chung. Sở dĩ Nam

Cao có một vị trí xứng đáng như vậy bởi cả cuộc đời cầm bút của mình,

ông luôn trăn trở để nâng cao "Đôi Mắt" của mình. Tất cả những gì Nam

Cao để lại cho cuộc đời chính là tấm gương của một người "trí thức trung

thực vô ngần" luôn tự đấu tranh để vươn tới những cảnh sống và tâm hồn

thật đẹp. Với những nét tiêu biểu như vậy, Nam Cao đã thể hiện qua một

hệ thống các quan điểm sáng tác của mình trước cách mạng tháng Tám.

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám được thể

hiện qua "Trăng Sáng" và "Đời Thừa". Trong "Trăng Sáng", nhà văn quan

niệm văn chương nghệ thuật phải "vị nhân sinh", nhà văn phải viết cho

hay, cho chân thực những gì có thật giữa cuộc đời, giữa xã hội mà mình

đang sống. Ông viết "Chao ôi! Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối,

không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ

kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than". Đó chính là quan điểm nghệ

thuật của Nam Cao. Trước cách mạng, Nam Cao mang tâm sự u uất, đó

không chỉ là tâm trạng của một người nghệ sĩ "tài cao, phận thấp, chí khí

uất" (Tản Đà) mà đó còn là tâm sự của người người trí thức giàu tâm

huyết nhưng lại bị xã hội đen tối bóp nghẹt sự sống. Nhưng Nam Cao

không vì bất mãn cá nhân mà ông trở nên khinh bạc. Trái lại ông còn có

một trái tim chan chứa yêu thương đối với người dân nghèo lam lũ. Chính

vì lẽ đó mà văn chương của ông luôn cất lên "những tiếng đau khổ kia

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!