Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài toán HIT đối với đại số đa thức năm biến và ứng dụng
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN KHẮC TÍN
BÀI TOÁN HIT ĐỐI VỚI ĐẠI SỐ ĐA THỨC
NĂM BIẾN VÀ ỨNG DỤNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TOÁN HỌC
BÌNH ĐỊNH, NĂM 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
NGUYỄN KHẮC TÍN
BÀI TOÁN HIT ĐỐI VỚI ĐẠI SỐ ĐA THỨC
NĂM BIẾN VÀ ỨNG DỤNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TOÁN HỌC
CHUYÊN NGÀNH: ĐẠI SỐ VÀ LÝ THUYẾT SỐ
MÃ SỐ: 62.46.01.04
Phản biện 1: ..................................................................................
Phản biện 2: ..................................................................................
Phản biện 3: ..................................................................................
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. NGUYỄN SUM
BÌNH ĐỊNH, NĂM 2017
Mục lục
Lời cam đoan iv
Lời cảm ơn v
Mở đầu 1
Chương 1. Kiến thức chuẩn bị 10
1.1 Đại số Steenrod . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2 Cấu trúc A-môđun của đại số đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.3 Hàm µ và véctơ trọng của đơn thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.4 Đơn thức chấp nhận được và đơn thức hit . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.5 Một số đồng cấu và ký hiệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
Chương 2. Một số vấn đề về bài toán hit đối với đại số đa thức 21
2.1 Tính đẳng cấu của đồng cấu Kameko lặp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.2 Bài toán hit đối với đại số đa thức năm biến tại một số dạng bậc . . . 24
2.2.1 Trường hợp d = 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.2.2 Trường hợp d = 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.2.3 Trường hợp d = 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
Chương 3. Ứng dụng của bài toán hit cho đồng cấu chuyển đại
số thứ năm của Singer 43
3.1 Giả thuyết của Singer về đồng cấu chuyển đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
3.2 Chứng minh Định lý 3.1.3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
3.2.1 Trường hợp d = 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
3.2.2 Trường hợp d = 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
ii
3.2.3 Trường hợp d = 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
3.3 Chứng minh Hệ quả 3.1.4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
Kết luận 61
Danh mục các công trình của tác giả liên quan đến Luận án 62
Tài liệu tham khảo 63
Phụ lục 69
iii
Lời cam đoan
Luận án này được hoàn thành tại trường Đại học Quy Nhơn, dưới sự hướng
dẫn của PGS. TS. Nguyễn Sum. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của tôi. Các kết quả trong Luận án là trung thực được các đồng tác giả cho
phép sử dụng và chưa từng được ai công bố trước đó.
Tác giả,
Nguyễn Khắc Tín.
iv
Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy tôi PGS.TS. Nguyễn Sum. Thầy
đã tận tình hướng dẫn tôi từ những bước đi đầu tiên trong nghiên cứu, khi tôi
làm luận văn thạc sỹ và giờ đây là luận án tiến sĩ, thầy luôn tạo cho tôi một
môi trường làm việc cởi mở, chân tình và đầy ấm cúng. Hơn thế nữa, như một
người cha, thầy luôn động viên, uốn nắn tôi để tôi hoàn thiện hơn trong cuộc
sống cũng như trong nghiên cứu khoa học và đặc biệt là sự quan tâm giúp đỡ
về mặt vật chất lẫn tinh thần để cho tôi an tâm trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu của mình.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến Ban Giám hiệu; Phòng Đào
tạo sau đại học; Khoa Toán-Trường Đại học Quy Nhơn, cùng các Thầy giáo,
Cô giáo đã giảng dạy, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian
học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu-Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi đi học. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến các đồng nghiệp trong Bộ môn Toán, Khoa Khoa học Ứng dụng
đã gánh vác công việc của tôi trong suốt thời gian tôi đi làm nghiên cứu sinh
tại trường Đại học Quy Nhơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn NCS. Liên Vương Lâm và các bạn bè gần xa đã
thăm hỏi, giúp đỡ tôi rất nhiều trong ba năm qua. Xin cảm ơn Cô Kim Phụng
đã dành cho tôi những lời khuyên chân tình, những lời động viên, khích lệ tinh
thần trong suốt thời gian tôi thực hiện luận án này.
Cuối cùng, tôi xin dành tình cảm đặc biệt của mình gửi đến tất cả những
người thân thương trong gia đình tôi, những người luôn bên cạnh động viên, an
ủi, chia sẻ mọi khó nhọc cùng tôi; đặc biệt là sự vất vả, hy sinh to lớn của vợ
và con gái tôi đã gánh vác mọi công việc gia đình, tạo mọi điều kiện tốt nhất
có thể để tôi chuyên tâm học tập.
Tác giả
Nguyễn Khắc Tín.
v
Mở đầu
Một trong những công cụ cơ bản được sử dụng để nghiên cứu bài toán phân
loại đồng luân của các không gian tôpô đó là các toán tử đối đồng điều được
Steenrod xây dựng. Các toán tử đối đồng điều được sinh bởi các phép biến đổi
tự nhiên bậc i
Sqi
: H
n
(X, F2) −→ H
n+i
(X, F2),
trong đó X là không gian tôpô và H∗
(X, F2) đối đồng điều kì dị của X với
hệ số trên trường F2 có 2 phần tử và n, i là các số nguyên không âm tùy ý.
Các toán tử Sqi được Steenrod xây dựng trong [38] và được gọi là bình phương
Steenrod bậc i hay toán tử Steenrod bậc i.
Cấu trúc của tập hợp các toán tử đối đồng điều được Serre [58] làm rõ vào
năm 1952. Serre chứng minh rằng, với phép cộng thông thường và phép hợp
thành các ánh xạ, các toán tử Steenrod sinh ra tất cả các toán tử đối đồng điều
ổn định. Đại số các toán tử đối đồng điều ổn định với hệ số trên trường F2 được
gọi là đại số Steenrod modulo 2 và được kí hiệu là A. Khi đó, với mỗi không
gian tôpô X, H∗
(X, F2) là một A-môđun.
Như vậy, đại số Steenrod có thể được định nghĩa một cách thuần túy đại số
như là đại số thương của F2-đại số phân bậc, kết hợp, tự do sinh bởi các ký
hiệu Sqi bậc i với i là số nguyên không âm, theo iđêan hai phía sinh bởi quan
hệ Sq0 = 1 và các quan hệ Adem
SqaSqb =
X
[a/2]
j=0
b − 1 − j
a − 2j
!
Sqa+b−jSqj
, 0 < a < 2b.
Ký hiệu Pk = H∗
((RP
∞)
k
) là đại số đối đồng điều modulo 2 của tích trực
tiếp k không gian xạ ảnh thực vô hạn chiều RP
∞. Khi đó, Pk đẳng cấu với một
đại số đa thức phân bậc F2[x1, x2, . . . , xk] với k biến, trong đó mỗi biến xj có
bậc bằng 1.
Cấu trúc A-môđun của Pk được xác định tường minh bởi công thức
Sqi
(xj ) =
xj
, i = 0,
x
2
j
, i = 1,
0, i > 1,
và công thức Cartan
Sqn
(xy) = Xn
i=0
Sqi
(x)Sqn−i
(y),
với x, y ∈ Pk.
Một trong những bài toán mà chúng tôi quan tâm là bài toán tìm tập sinh
cực tiểu của đại số đa thức Pk được xét như môđun trên đại số Steenrod A.
Bài toán này được gọi là bài toán hit đối với đại số đa thức. Nếu xét F2 như
một A-môđun tầm thường thì bài toán hit tương đương với bài toán tìm một
cơ sở của F2-không gian véctơ phân bậc
F2⊗APk
∼= Pk/A
+Pk
trong đó A+ là iđêan của A sinh bởi tất cả các toán tử Steenrod bậc dương.
Bài toán này được nghiên cứu đầu tiên bởi Peterson [27, 28], Singer [36],
Wood [54], Priddy [30]. . . những người đã chỉ ra mối liên hệ của bài toán hit
với một số bài toán cổ điển trong lý thuyết đồng luân như lý thuyết đồng biên
của các đa tạp, lý thuyết biểu diễn modular của các nhóm tuyến tính, dãy phổ
Adams đối với đồng luân ổn định của mặt cầu và bài toán phân tích ổn định
các không gian phân loại của nhóm hữu hạn.
Trong [27], Peterson đã đưa ra giả thuyết rằng, như một môđun trên đại
số Steenrod, đại số đa thức Pk được sinh bởi các đơn thức bậc n thỏa mãn
α(n + k) 6 k, trong đó α(n) là số hệ số 1 trong khai triển nhị phân của n và
chứng minh điều này với k 6 2. Giả thuyết này được Wood [54] chứng minh
một cách tổng quát vào năm 1989. Đây là một công cụ cơ bản đối với bài toán
xác định tập sinh cực tiểu của A-môđun Pk. Sau đó kết quả này được phát
triển xa hơn bởi Singer [36] và Silverman [33, 34].
Đến nay, tích tenxơ F2⊗APk đã được xác định tường minh với k = 1, 2 bởi
Peterson, với k = 3 bởi Kameko [22, 23]. Trường hợp k = 4 được xác định
2
hoàn toàn bởi N. Sum [39, 42, 44]. Trong trường hợp tổng quát tại một số dạng
bậc nào đó, bài toán được sự quan tâm nghiên cứu bởi nhiều tác giả trong và
ngoài nước (chẳng hạn như: Boardman [2], Bruner-Hà-Hưng [3], Carlisle-Wood
[4], Crabb-Hubbuck [5], Giambalvo-Peterson [11], Hưng-Nam [15, 16], HưngPeterson [17], Janfada-Wood [20, 21], Mothebe [25], T. N. Nam [56], Phúc-Sum
[29], Repka-Selick [32], Silverman [33], Silverman-Singer [35], Singer [37], N.
Sum [40, 41, 44], Walker-Wood [51, 52, 53], Wood [54, 55] và một số tác giả
khác). Tuy nhiên, các kết quả đạt được vẫn còn hạn chế, ngay cả trong trường
hợp k = 5 với sự hỗ trợ của máy tính điện tử.
Ký hiệu GLk là nhóm tuyến tính tổng quát cấp k trên trường F2. Nhóm này
tác động tự nhiên lên đại số đa thức Pk bằng các phép thế biến tuyến tính (xem
Dickson [10]). Vì các tác động của A và GLk trên Pk giao hoán với nhau nên
có một tác động cảm sinh của GLk trên F2⊗APk.
Một công cụ khác được sử dụng để nghiên cứu bài toán hit là đồng cấu của
Kameko Sqf
0
∗
: F2⊗APk −→ F2⊗APk. Đồng cấu này là một đồng cấu GLkmôđun cảm sinh bởi một ánh xạ F2-tuyến tính φ : Pk −→ Pk và được xác định
như sau:
φ(x) =
y, nếu x = x1x2 . . . xky
2
,
0, các trường hợp khác ,
với mọi đơn thức x ∈ Pk. Tuy φ không phải là một đồng cấu A-môđun nhưng
ta có các hệ thức sau: φSq2j = Sqjφ, φSq2j+1 = 0 với mọi số nguyên không
âm j. Với n là một số nguyên dương, ta ký hiệu
µ(n) = min{u ∈ Z : α(n + u) ≤ u}.
Kameko đã chứng minh trong [22] kết quả sau (định lý này cũng được đánh số
là Định lý 2.1.1).
Định lý 1 (Kameko [22]). Cho m là một số nguyên dương. Nếu µ(2m+k) = k
thì
(Sqf
0
∗
)(k,m)
: (F2⊗APk)2m+k −→ (F2⊗APk)m
là một đẳng cấu của các GLk-môđun.
3