Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BÀI TIỂU LUẬN “ TÍNH TOÁN TIỀN LƯƠNG” pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Họ và tên : ĐINH THÀNH CÔNG
MSSV : 40900124
Lớp : 090F0201
BÀI TIỂU LUẬN “ TÍNH TOÁN TIỀN LƯƠNG”
I. Định nghĩa và ý nghĩa:
Tiền lương là phần thù lao lao động được biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp trả
cho người lao động căn cứ vào thời gian, khối lượng và chất lượng công việc của họ.
Về bản chất, tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao
động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối
cùng. Mặt khác, tiền lương là đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần hăng hái lao
động, kích thích và tạo mối quan tâm của người lao động đến kết quả công việc của
họ. Nói cách khác, tiền lương có ý nghĩa chính là một nhân tố thúc đẩy năng suất lao
động, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi thành viên trong xã hội.
II. Cơ sở,phương pháp tính lương và những tồn tại trong từng cách:
II.1. Hình thức tiền lương theo thời gian:
- Là tiền lương tính trả cho người lao động theo thời gian làm việc, cấp bậc công việc
và thang lương của người lao động. Tiền lương tính theo thời gian có thể tính theo
tháng, ngày hoặc giờ làm việc của người lao động của doanh nghiệp.
- Hình thức tính lương này thường áp dụng cho nhân viên văn phòng và công nhân
viên làm việc hành chánh.
- Công thức tính lương:
Đối với công nhân viên chức nhà nước:
Mức lương tháng = Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ số lương+ tổng hệ số
các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định) .
Đối với người lao động các đơn vị khác:
Mức lương tháng = [(Mức lương tối thiểu theo ngạch bậc * (hệ số lương + hệ số các
khoản phụ cấp được hưởng theo quy định)/ số ngày làm việc trong tháng theo quy
định ] * số ngày làm việc thực tế trong tháng.
Mức lương tuần = (mức lương tháng * 12)/52
Mức lương ngày = mức lương tháng/số ngày làm việc (22 hoặc 26)
Mức lương ngày = mức lương ngày/ số giờ làm việc một ngày (8)
- Hạn chế tồn tại: vì chưa tính đến đầy đủ chất lượng lao động nên ít có tác dụng kích
thích và phát triển năng lực khả năng sẵn có của người lao động. Vì thế cần có nhiều
biện pháp tạo sự tự giác, tính kỷ luật cho người lao động.
>>>1<<<