Siêu thị PDFTải ngay đi em, trời tối mất

Thư viện tri thức trực tuyến

Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật

© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài tập sự  điện ly lớp 11 năm 2015
MIỄN PHÍ
Số trang
9
Kích thước
108.2 KB
Định dạng
PDF
Lượt xem
842

Bài tập sự điện ly lớp 11 năm 2015

Nội dung xem thử

Mô tả chi tiết

Chương I: SỰ ĐIỆN LI

I. SỰ ĐIỆN LI

Sự điện li là quá trình các chất tan trong nước tách ra thành các ion dương và âm. Sự điện li

làm tăng tính dẫn điện của dung dịch và nước nguyên chất hầu như không dẫn điện được.

Chất điện li mạnh: là chất khi tan trong nước, các phân tử hòa tan đều phân li ra ion.

Những chất điện li mạnh: Các axit mạnh: HCl, HNO3, H2SO4, . . . các bazơ mạnh: KOH,

NaOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, . . . và hầu hết các muối.

Chất điện li yếu: là chất khi tan trong nước chỉ có một số phần tử hòa tan phân li ra ion, phần

tử còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch.

Chất điện li yếu: là các axit yếu và bazơ yếu.

Độ điện li α: là tỉ lệ giữa số phân tử điện li so với số phân tử ban đầu tan trong dung dịch.

Đối với chất điện li yếu thì 0 < α < 1. Đối với chất điện li mạnh α = 1. Độ điện li tăng khi pha loãng

dung dịch.

II. AXIT, BAZƠ, MUỐI

1. Axit

Theo Areniut: axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+

.

Theo Bronsted: axit là chất có khả năng cho proton.

2. Bazơ

Theo Areniut: bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–

.

Theo Bronsted: bazơ là chất có khả năng nhận proton.

3. Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể

phân li như bazơ.

Thí dụ: Zn(OH)2; Al(OH)3; ... là hidroxit lưỡng tính

4. Muối: Muối là hợp chất khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4

+

) và anion

là gốc axit.

III. SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC. Chỉ số pH. CHẤT CHỈ THỊ AXIT, BAZƠ.

Tích số ion của nước là [H+

].[OH–

] = 10–14 (ở 25°C). Một cách gần đúng, có thể coi giá trị

tích số này là hằng số trong dung dịch loãng của các chất điện li.

Các giá trị [H+

] và pH = –log [H+

] đặc trưng cho các môi trường. Chất chỉ thị axit, bazơ gồm

quỳ tím và dung dịch phenolphthalein (có công thức phân tử C20H14O4).

Quỳ tím đổi sang màu đỏ trong môi trường axit (pH ≤ 4,5) và chuyển sang màu xanh nếu

môi trường mang tính bazơ (pH ≥ 8,3). Tuy nhiên nếu tính axit hay bazơ yếu thì quỳ tím không thể

chỉ thị và gần như không đổi màu.

Dung dịch phenolphtalein có màu hồng trong môi trường bazơ (8,2 ≤ pH ≤ 12,0) và không

màu trong môi trường axit hoặc trung tính (0 < pH ≤ 8,2). Nếu môi trường có tính axit quá mạnh,

pH < 0, thì dung dịch lại có màu cam. Nếu tính bazơ quá mạnh (pH > 13,0) thì dung dịch lại mất

màu. Hai huống sau ít gặp trong chương trình phổ thông nên hầu như không được xét đến.

Môi trường trung tính có [H+

] = 10–7 M (pH = 7). Môi trường axit có [H+

] > 10–7 M (pH < 7).

Môi trường kiềm có [H+

] < 10–7 M (pH > 7).

Hằng số axit hay bazơ là hằng số cân bằng của phương trình điện li thuận nghịch của các

chất axit hay bazơ không phải là chất điện li mạnh. Do đó hằng số axit hay bazơ cũng phụ thuộc

nhiệt độ giống như hằng số cân bằng. Hằng số axit hay bazơ cho biết tính axit hay bazơ mạnh yếu.

IV. PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI

1. Điều kiện xảy ra phản ứng

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp lại với

nhau tạo thành ít nhất một trong các chất kết tủa, chất bay hơi hoặc chất điện li yếu.

2. Bản chất phản ứng

Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion.

3. Định luật bảo toàn điện tích

Tải ngay đi em, còn do dự, trời tối mất!