Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG 1 HÌNH LỚP 11
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Ôn chương 1 – Hình 11 – Phép biến hình
Phan Ngọc Thạnh 0914.234.978 & (059)3.828264 1
ÔN TẬP HÌNH CHƯƠNG 1 – LỚP 11 – PHÉP BIẾN HÌNH
Bài 1: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ v
(-3 ; 2 ), điểm A( 2 ; 1 ) và đường thẳng d có
phương trình 2x – y – 3 = 0.
1/ Tìm ảnh của điểm A qua phép tịnh tiến theo vectơ v
.
2/ Tìm phương trình của đường thẳng d’ là ảnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến theo vectơ
v
.
Bài 2: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường tròn tâm I(2;-1) bán kính R=2.
1/ Viết phương trình đường tròn (I,2).
2/ Viết phương trình đường tròn ảnh của đường tròn (I,2) qua phép đối xứng trục Ox.
3/ Viết phương trình ảnh của đường tròn (I,2) qua phép đồng dạng có được từ việc thực hiện liên
tiếp phép vị tự tâm O tỉ số 3 và phép đối xứng qua trục Oy.
Bài 3: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho vectơ v
(-2 ; 1 ), điểm A(1 ; -2 ) và đường thẳng d
có phương trình 2x – y – 4 = 0.
1/ Tìm ảnh của điểm A qua phép tịnh tiến theo vectơ v
.
2/ Tìm phương trình của đường thẳng d’ là ảnh của đường thẳng d qua phép tịnh tiến theo
vectơ v
.
Bài 4: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường tròn tâm I(1;-1) bán kính R=2.
1/ Viết phương trình đường tròn (I,2).
2/ Viết phương trình ảnh của đường tròn (I,2) qua phép đối xứng trục Oy.
3/ Viết phương trình ảnh của đường tròn (I,2) qua phép đồng dạng có được từ việc thực hiện liên
tiếp phép vị tự tâm O tỉ số 2 và phép đối xứng qua trục Ox.
Bài 5: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho A (3; -1) và đường thẳng d có phương trình:
x + 2y – 1 = 0. Tìm ảnh của A và d qua:
1/ Phép đối xứng qua trục Ox
2/ Phép tịnh tiến theo véc tơ v (2;1)
Bài 6: Trong mặt phẳng tọa độ cho đường tròn (I,2) Trong đó I(1;-1)
1/ Viết phương trình đường tròn (I,2).
2/ Viết phương trình đường tròn là ảnh của đường tròn (I,2) qua việc thực hiện liên tiếp phép đối
xứng tâm O và phép vị tự tâm O tỉ số 3.
Bài 7: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, cho A (3; -1) và đường thẳng d có phương trình:
x + 2y – 1 = 0. Tìm ảnh của A và d qua:
1/ Phép đối xứng qua trục Oy.
2/ Phép vị tự tâm O tỉ số k=-2.
Bài 8: Trong mặt phẳng tọa độ cho đường tròn (I,3) Trong đó I(-2;3)
1/ Viết phương trình đường tròn (I,3).
2/ Viết phương trình đường tròn là ảnh của đường tròn (I,3) qua việc thực hiện liên tiếp phép đối
xứng tâm O và phép tịnh tiến theo véc tơ v (-3,2)
www.MATHVN.com
www.MATHVN.com
Ôn chương 1 – Hình 11 – Phép biến hình
Phan Ngọc Thạnh 0914.234.978 & (059)3.828264 2
Bài 9:Trong hệ tọa độ vuông góc Oxy, tìm tọa độ của M’ là ảnh của M(2;3) trong phép tịnh tiến
→
u
T với
→
u =(−1;5)
Bài 10:Trong hệ tọa độ vuông góc Oxy, tìm ảnh của đường thẳng d:2x−y+1=0 trong phép tịnh
tiến →
u
T với
→
u =(3;−4)
Bài 11: Trong hệ tọa độ vuông góc Oxy, tìm ảnh của đường tròn (C): (x−1)2
+(y+2)2
=4 trong
phép tịnh tiến →
u
T với
→
u =(−2;3)
Bài 12: Trong hệ tọa độ vuông góc Oxy, cho đường thẳng d:x−2y+1=0 và điểm I(2;−1).
a/ Chứng minh rằng I∉d. Viết phương trình của đường thẳng (∆) đi qua I và (∆) song song với d.
b/ Cho A(−3;2) và B(5;0). Chứng minh A và B không nằm ở phần mặt phẳng ở giữa hai đường
thẳng d và (∆).
c/ Tìm tọa độ của M∈d và của N∈(∆) sao cho AM+BN ngắn nhất.
Giải:
a/ Thay tọa độ của I(2;−1) vào vế trái phương trình đường thẳng d: 2−2(−1)+1=5≠0⇒ I∉d.
Vì (∆) song song với d nên (∆) và d có cùng vectơ pháp tuyến
→
n =(1;−2).
Phương trình (∆): 1(x−2)−2(y+1)=0 ⇔ x−2y−4=0.
b/ Ta có: d//(∆)
Từ d:x−2y+1=0, xét F(x,y)= x−2y+1 và từ (∆):x−2y−4=0 xét G(x,y)= x−2y−4. Chọn O(0;0) nằm
ở phần mặt phẳng ở giữa hai đường thẳng d và (∆).
Vì F(0;0)=1>0 và G(0,0)= −4<0 nên ở phần mặt phẳng ở giữa hai đường thẳng d và (∆) ta có
F(x,y).G(x,y)<0
Vì F(xA,yA).G(xA,yA)= F(−3,2).G(−3,2)= −6. (−11)>0 nên A không nằm ở phần mặt phẳng ở giữa
hai đường thẳng d và (∆).
Vì F(xB,yB).G(xB,yB)= F(5,0).G(5,0)= 6.1>0 nên B không nằm ở phần mặt phẳng ở giữa hai
đường thẳng d và (∆).
Vì F(xA,yA)=−6<0 và G(xA,yA)= −11<0 và vì F(xB,yB)=6>0 và G(xB,yB)=1>0 nên A và B nằm về
hai phía khác nhau so với phần mặt phẳng ở giữa hai đường thẳng d và (∆).
www.MATHVN.com
www.MATHVN.com