Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài giảng Visual FoxPro - Chương 2 doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bài giảng Visual FoxPro
Bộ môn Tin học – ĐHTN http://www.ebook.edu.vn 7
CHƯƠNG II: XÂY DỰNG PROJECT VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU
BÀI 1: CÁC THÀNH PHẦN CƠ BẢN CỦA NGÔN NGỮ
I. Từ khóa, kí hiệu, Lệnh
1. Từ khóa (Key Word):
Là các từ mà Visual Foxpro đã sử dụng cho một mục đích nào đó. Và người dùng không
được phép đặt tên trùng với từ khóa. Tham khảo tài liệu về tất cả các khóa của Visual
Foxpro. Trong Foxpro từ khoá có thể không cần viết đầy đủ mà chỉ cần viêt 4 ký tự đầu của
từ khoá đó, ví dụ từ khoá CREATE có thể chỉ cần viết Crea (Visual Foxpro không phân
biệt chữ hoa, chữ thường).
2. Kí hiệu comment:
Đối với phần cuối 1 dòng dùng kí tự &&
Với cả dòng: dùng ký tự * hoặc &&
3. Lệnh của Visual Foxpro
Trong Visual Foxpro có hai loại câu lệnh:
• Các câu lệnh có thể thực hiện trực tiếp từ cửa sổ lệnh (Command Windows) - gọi
là Lệnh trực tiếp.
• Các lệnh chỉ thực hiện trong chương trình. Các lệnh trực tiếp cũng thực hiện được
trong chương trình.
Cấu trúc lệnh trực tiếp của Foxpro có dạng: <Động từ> [Các tham số] ↵
Trong đó: <Động từ> - Động từ tiếng anh (tương ứng với công việc cần làm);
[Tham số] - Các tham số trong lệnh của fox có thể có, có thể không, hoặc có
thể có nhiều; trường hợp có nhiều tham số thì thứ tự các tham số này có thể không
quan trọng.
4. Một số lệnh trực tiếp của Visual Foxpro
1. Lệnh ?, ?? -> In kết quả lên màn hình
2. QUIT -> Thoát khỏi foxpro
3. CLEAR -> Xoá màn hình
4. SET DEFAULT TO <Path> -> Thiết lập đường dẫn mặc định
5. SET DATE <FRENCH | AMERICA> -> Thiết lập ngày tháng
II. Kiểu dữ liệu
Đối tượng xử lý của V. FOXPRO là dữ liệu, để quản lý và khai thác tốt các dữ liệu này,
Bài giảng Visual FoxPro
Bộ môn Tin học – ĐHTN http://www.ebook.edu.vn 8
tuỳ theo tính chất, V.FOXPRO phải chia dữ liệu thành nhiều kiểu dữ liệu khác
nhau.
Kiểu dữ liệu là thuộc tính gắn liền với biến hay trường trong các bảng. Các kiểu dữ liệu
trong Visual Foxpro gồm có: Character (Xâu kí tự), Date và DateTime (Ngày, giờ),
Currency (Tiền tệ), Logic, Numeric (Số); các kiểu chỉ dùng cho các trường của bảng gồm
có: Memo (Văn bản), General (Tổng hợp - ảnh).
1. Charater (C):
Chứa các số liệu là tổ hợp một số bất kỳ các ký tự ASCII. Ví dụ: tên, họ hoặc là số
nhưng không có nhu cầu tính toán như số chứng minh, địa chỉ, số phòng,…
Mỗi dữ liệu kiểu chuỗi có độ dài tối đa 255 ký tự (mỗi ký tự chiếm 1 byte trong bộ nhớ).
Là xâu ký tự a->z, A->Z, 0 ->9 và một số các ký tự khác như +.-,*, /, = ….
Hằng xâu kí tự: Đặt trong dấu “”, ‘’, hoặc []; ví dụ “Hà nội”, ‘Việt nam’ hoặc [Visual Fox]
Các phép toán:
• +: Nối chuỗi 2 vào chuổi 1.
• -: Nối 2 chuỗi nhưng huỷ bỏ các khoảng trắng trước và sau mỗi chuỗi.
• $: Chứa ở trong (st1$st2 – st1 có trong st2 ->TRUE, ngược lại ->FALSE)
2. Date and DateTime
• Date (D): Dùng cho những số liệu dạng ngày tháng như ngày sinh, ngày đến,....
đó là những số nguyên dạng "yyyymmdd" khi hiển thị ra bên ngoài sẽ được chuyển
thành dạng ngày tháng bình thường như mm-dd-yy, dd-mm-yyyy,... tuỳ theo yêu
cầu của người lập trình. Độ dài cố định của dữ liệu kiểu ngày là 8 ký tự.
• Kiểu ngày, giờ dùng 8 bytes để lưu trữ.
• Hằng Date và DateTime: {^yyyy-mm-dd [hh[:mm[:ss]][alp]]}; ví dụ: {^2005-12-
10}, {^2005-12-10 10:20:25}
• Các phép toán:
• Ngày + Số = Ngày
• Số + Ngày = Ngày
• Ngày - Số = Ngày
• Ngày - Ngày = Số
Tương tự cho ngày giờ
Bài giảng Visual FoxPro
Bộ môn Tin học – ĐHTN http://www.ebook.edu.vn 9
3. Currency
Kiểu tiền tệ (thực chất là kiểu số và thêm kí tự tiền $ hoặc ký tự bất kỳ khác) vào số đó.
Kiểu này thường ít được sử dụng.
4. Logic
• Logical (L): Dùng cho những dữ liệu chỉ có một trong hai trường hợp hoặc đúng
(T) hoặc sai (F) như giới tính, đối tượng ưu tiên, ...Độ dài cố định của dữ liệu kiểu
lý luận là 1 ký tự.
• Kiểu logíc, tập giá trị là Đúng hoặc Sai
• Hằng Logic: .T. ->TRUE đúng (hoặc .t.); .F. ->FALSE sai (hoặc .f.)
• Các phép toán: NOT, AND, OR.
5. Numeric
• Numeric (N): dùng để biểu diễn các số liệu mang giá trị số học và có nhu cầu
tính toán như trong kế toán, quản lý, .... Mỗi dữ liệu kiểu số chiếm tối đa 20 chữ số
gồm cả phần nguyên, phần thập phân và dấu chấm thập phân.
• Float (F): Dùng để biểu diễn số là các số có dấu chấm động như: 2.03e5 (2.03
x105), thường được sử dụng trong các chương trình thuộc lĩnh vực khoa học kỹ
thuật, ...
• Kiểu số, dùng tối đa 20 byte.
• Hằng số: 10, 20, 15.7 ...
• Các phép toán: +, - , *, /, ^ (mũ), % (chia lấy phần dư)
6. Memo
Memo (M): Dữ liệu kiểu ghi nhớ là một đoạn văn bản có độ dài lớn hơn 255 ký tự, như
khen thưởng, lý kịch, quá trình công tác,... Độ dài khai báo là 10 nhưng nội dung thực sự
của kiểu ghi nhớ là tuỳ ý, chúng được lưu trữ trong một tập tin khác có cùng tên nhưng
phần mở rộng là .FPT (FoxPro Text).
7. General
• Kiểu kí ức, dùng 4 byte để ánh xạ đến 1 file khác có phần mở rộng là fpt. Kiểu này
cho phép lưu 1 đối tượng bất kỳ như file văn bản, file word, file excel, file ảnh và
thường được sử dụng để lưu trữ file ảnh.
• Kiểu hình ảnh - Ficture (P): Dữ liệu lưu dưới dạng hình ảnh .BMP, thường
được dùng trong các chương trình "quản lý nhân sự", "nhận dạng",...
III. Các phép toán
a. Phép toán số học: được thực hiện trên các dữ liệu kiểu số, gồm các phép toán: