Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BÀI GIẢNG VỀ CÔNG NGHỆ THỦY TINH part 9 pptx
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
81
Chương 8: Thủy tinh chịu nhiệt chịu hóa
Nói chung tất cả các loại thủy tinh đều phải có độ chịu nhiệt và chịu hóa nhất định nhưng với
một số loại sản phẩm tính chất này là căn bản.
Thủy tinh chịu nhiệt chịu hóa chủ yếu dùng để sản xuất các dụng cụ hóa học nên nó còn có
tên là thủy tinh làm dụng cụ hóa học. Trước kia trong thủy tinh làm dụng cụ hóa học không có
B2O3 nên khó nấu và hệ số giãn nở nhiệt khá lớn. Đến thế kỉ 20 người ta dần dần cho thêm B2O3 vào
cải thiện được nhiều tính chất của nó.
Thủy tinh Borosilicat có ưu điểm là chịu nhiệt tốt ( thủy tinh gọi là bền nhiệt khi có hệ số
giãn nở nhiệt α≤ 50.10-7
) nhưng chịu kiềm kém. Mặc khác qui trình công nghệ, chế độ nấu loại thủy
tinh này cũng khó khăn, đồng thời lượng Borax được sử dụng tương đối lớn nên giá thành sản phẩm
tương đối cao.
Trong những năm 30 của thế kỉ 20, thủy tinh thạch anh và thủy tinh có hàm lượng SiO2 cao
xuất hiện đã cải thiện nhiều tính năng của thủy tinh làm dụng cụ hóa học nhưng qui trình công nghệ
sản xuất 2 loại thủy tinh này rất phức tạp, giá thành sản phẩm cao nên chúng chỉ được dùng trong
trường hợp cần yêu cầu kĩ thuật cao. Ngoài ra thủy tinh alumoborosilicat ũng klaf một loại thủy tinh
làm dụng cụ hóa học tương đối tốt.
8.1 Thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm
Dùng làm dụng cụ thí nghiệm và các dụng cụ chứa đựng nhiều loại hóa chất khác nhau nên
thủy tinh này có 3 yêu cầu cơ bản:
-Có độ chịu hóa cao, chịu được tác dụng của nhiều loại hóa chất khác nhau.
-Có độ chịu nhiệt cao.
-Có khả năng kết tinh bé khi gia công nhiệt.
Để đáp ứng những yêu cầu ấy phải dùng các loại thủy tinh borosilicat, alumoborosilicat hay
thủy tinh thuộc hệ nhiều cấu tử phức tạp. Ngoài các ôxyt thường dùng như Al2O3, B2O3, BaO người
ta còn dùng thêm ZnO, ZrO2. Thủy tinh dùng trong phòng thí nghiệm có hàm lượng kiềm tương đối
ít nên nó có độ chịu hóa cao( đặc biệt đối với nước), chịu nhiệt lớn. Với những dụng cụ đun nấu còn
chú í sau: Loại bình nhỏ thành mỏng thường dùng thủy tinh có hệ số giãn nở nhiệt α≤ 50.10-7
. Độ
chịu dao động nhiệt đến 2000C. Loại thành dày, dày đến 1cm thì chịu được đến 500C. Độ bền nước,
bền axit phải đạt cấp 1 và bền kiềm phải ở cấp 2. Mặc khác, hình dạng của các bình cũng ảnh hưởng
nhiều đến dộ bền nhiệt: Kém bền nhất là loại cốc có mỏ, loại này khi đốt nóng hay làm lạnh đột ngột
nó dễ bị vỡ ở góc đáy bình nơi chịu ứng suất uốn lớn. Để khắc phục điều này người ta dùng bình tam
giác bền hơn. Loại bình hình cầu có độ bền nhiệt tốt nhất.
.2 Tấm lọc bằng thủy tinh
Là những tấm có nhiều lỗ được làm từ bột thủy tinh có độ chịu hóa cao thiêu kết lại. Sau khi
thành hình, các tấm ấy được hàn vào phiễu thủy tinh .
Tác dụng: Dùng dể lọc và sấy khô các kết tủa.