Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC doc
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học & Y Đức
BÀI GIẢNG TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC
1
Môn học
TÂM LÝ HỌC VÀ Y ĐỨC
Mã số:
Số học phần: 1
Số chứng chỉ: 1
Số đơn vị học trình: 2 (2/0)
Số tiết: 30 (30/0)
I. MỤC TIÊU HỌC TẬP
1. Trình bày được những kiến thức cơ bản về tâm lý học đại cương và
tâm lý học y học.
2. Trình bày được những kiến thức cơ bản về tâm lý học người bệnh, tâm
lý học người điều dưỡng.
3. Trình bày được những kỹ năng cơ bản trong tiếp xúc với người bệnh,
đồng nghiệp, cộng đồng
4. Trình bày được nội dung 12 điều Y đức.
5. Phân tích được mối liên hệ giữa đạo đức với nghề y, những khía cạnh
đạo đức trong nghiên cứu y học và y tế
II. NỘI DUNG HỌC TẬP
TT TÊN BÀI / HỌC PHẦN ĐƠN VỊ HT
SỐ TIẾT
TS LT TH
1 Đại cương về tâm lý học và tâm lý học y học 2 2 0
2 Các quá trình và trạng thái tâm lý 4 4 0
3 Tâm lý học nhân cách 2 2 0
4 Tâm lý bệnh nhân 2 2 0
5 Tâm lý người thầy thuốc 2 2 0
6
Giao tiếp của người Điều dưỡng và người bệnh, người
nhà bệnh nhân, cộng đồng và đồng nghiệp 4 4 0
2
Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học & Y Đức
7 Tâm lý bệnh học 2 2 0
8 Strees tâm lý 2 2 0
9 Vệ sinh tâm lý 2 2 0
10 Liệu pháp tâm lý 2 2 0
11 Khái niệm đạo đức và đạo đức nghề nghiệp 2 2 0
12
Những nội dung đặc trưng của đạo đức người thầy thuốc
Việt Nam, 12 điều y đức 4 4 0
Tổng số 30 30 0
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY/HỌC:
Tổ chức dạy/học tại trường. Áp dụng phương pháp dạy học tích cực
Phối hợp các phương pháp:
- Thuyết trình
- Làm bài tập
- Thảo luận nhóm, đóng vai
- Nghiên cứu tài liệu
IV. ĐÁNH GIÁ
- Kiểm tra định kỳ: 2 điểm kiểm tra
+ Hình thức: Thi viết
+ Thời gian: 45 phút
+ Công cụ: Câu hỏi truyền thống cải tiến hoặc Câu hỏi trắc nghiệm
- Thi kết thúc học phần:
+ Hình thức: Thi viết
+ Thời gian: 90 phút
+ Công cụ: Câu hỏi truyền thống cải tiến hoặc Câu hỏi trắc nghiệm
V. TÀI LIỆU
1. Tài liệu dạy/học
+ Trường Cao đẳng Y tế Nghệ An, Giáo trình môn học Tâm lý
học và Y đức, 2004.
3
+ Bộ y tế, 12 điều quy định về y đức (Theo quyết định
2088/BYTQĐ).
2. Tài liệu tham khảo:
+ Phạm Minh Hạc, Giáo trình tâm ký học, NXB Giáo dục, Hà
nội, 1991.
+ PGS. Ngô Toàn Định, Tâm lý y học, NXB Y học 2001
+ TS. Nguyễn Văn Nhận, Tâm lý học Y học, NXB Y học, 2001
VI. CHỊU TRÁCH NHIỆM GIẢNG DẠY
Bộ môn Y Học Cộng Đồng
BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ TÂM LÝ HỌC VÀ TÂM LÝ Y HỌC
Thời gian: 2 tiết
Mục tiêu học tập:
4
Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học & Y Đức
1. Trình bày được khái niệmvà bản chất của hiện tượng tâm lý
2. Trình bày được các đặc điểm của hiện tượng tâm lý
3. Trình bày được khái niệm, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu cơ bản của
tâm lý y học
NỘI DUNG
1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ
1.1 Bản chất của hiện tượng tâm lý
Tâm lý con người là sự phản ánh chủ quan thế giới khách quan, có cơ sở
tự nhiên là hoạt động thần kinh và hoạt động nội tiết, được nẩy sinh bằng hoạt
động sống của từng người và gắn bó với các quan hệ xã hội lịch sử.
1.1.1 Tâm lý là bản chất của vật chất cao cấp
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng tâm lý là biểu hiện
của vật chất, là sản phẩm dưới dạng đặc biệt của vật chất có tổ chức cao là bộ
não của con người. Sự phát triển của tâm lý luôn gắn với sự phát triển của hệ
thống thần kinh.
Thế giới vật chất vận động và biến đổi không ngừng từ vô cơ thành thể hữu cơ,
từ hữu cơ thành sự sống. Sự phát triển đó liên tục, ngày càng phức tạp, hoàn
chỉnh dần và cuối cùng thành sự phản ảnh thế giới khách quan của những sinh
vật có hệ thống thần kinh, có não bộ.
1.1.2 Tâm lý có bản chất là phản xạ
Hoạt động tâm lý là phản xạ có điều kiện với đầy đủ 5 thành phần của
cung phản xạ.
1.1.3 Tâm lý là sự phản ánh thế giới khách quan
1.1.4 Tâm lý con người có bản chất xã hội lịch sử
1.2 Đặc điểm chung của hiện tượng tâm lý
Hiện tượng tâm lý là hình ảnh của thế giới khách quan trong não bộ
người, là hiện tượng chủ quan và là hình ảnh của hiện tại diễn ra ở thế giới bên
trong của con người. Hiện tượng tâm lý có các đặc điểm:
5
1.2.1. Tính chủ thể
Sự phản ánh tâm lý khác với sự phản ánh cơ giới vào sinh vật, bao giờ nó
cũng mang dấu vết riêng của chủ thể phản ảnh. Mỗi chủ thể phản ảnh hiện tượng
tâm lý đều thông qua kinh nghiệm, thái độ, xúc cảm riêng của chủ thể, phản ảnh
trình độ nghề nghiệp, trí thức và tâm lý riêng của chủ thể. Tính chủ thể vì vậy
luôn mang màu sắc riêng của cá nhân.
1.2.2 Tính tổng thể của đời sống tâm lý
Mọi hiện tượng tâm lý không đứng riêng lẻ mà luôn liên quan tới mọi
hiện tượng tâm lý khác. Đời sống tâm lý của cá nhân là trọn vẹn và mỗi hiện
tượng tâm lý cũng mang tính toàn vẹn, chủ thể.
Mọi hiện tượng tâm lý đều có mối liên quan chặt chẽ đến nhau và chịu sự chỉ
đạo tập trung của não bộ.
1.2.3 Sự thống nhất giữa hoạt động tâm lý bên trong và bên ngoài
Tâm lý là hiện tượng thuộc về thế giới bên trong song có liên quan chặt chẽ với
thế giới bên ngoài qua những sự vật, hiện tượng của thế giới bên ngoài mà nó
phản ảnh.
Hình ảnh tâm lý bên trong sẽ quyết định những biểu hiện ra bên ngoài bằng các
hiện tượng tâm lý.
2. VỊ TRÍ, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU TÂM LÝ Y HỌC
Tâm lý y học là lĩnh vực khoa học ứng dụng của tâm lý học và tâm lý y
học có quan hệ chặt chẽ với tâm lý học đại cương. Những nghiên cứu ứng dụng
của tâm lý y học chỉ có thể phát triển trên cơ sở của tâm lý học đại cương đã
được nghiên cứu, xây dựng và phát triển vững chắc. Tuy nhiên ngược lại tâm lý
y học phát triển cũng góp phần hoàn thiện thêm về lý luận khoa học cho tâm lý
học đại cương.
3. ĐỐI TƯỢNG CHỦ YẾU CỦA TÂM LÝ Y HỌC
3.1 Cung cấp những tri thức tâm lý học đại cương và trên cơ sở đó vận dụng vào
y học, nghiên cứu những biểu hiện tâm lý ở từng loại bệnh.
6
Bộ Môn Y Học Cộng Đồng Tâm Lý Học & Y Đức
3.2. Nghiên cứu đặc điểm tâm lý người bệnh và ảnh hưởng của những đặc điểm
đó lên sức khỏe, thể lực, bệnh tật.
3.3 Phân tích về mặt tâm lý của bản chất các bệnh thần kinh (theo Ekpectiep -là
một bộ phận hẹp của tâm lý y học)
3.4 Nguyên cứu vai trò của các yếu tố tâm lý trong quá trình điều trị, quá trình
xuất hiện và diễn biến của bệnh.
3.5 Nghiên cứu vai trò của các yếu tố tâm lý trong dự phòng, bảo vệ và nâng cao
sức khỏe.
4 . NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ Y HỌC
4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu của tâm lý người bệnh
- Nghiên cứu những biểu hiện tâm lý của bệnh.
- Vai trò tâm lý trong phát sinh, phát triển của bệnh.
- Anh hưởng của bệnh đối với tâm lý.
- Sự khác nhau giữa tâm lý thường và tâm lý bệnh.
- Những tác động của các yếu tố tự nhiên, xã hội lên tâm lý người bệnh.
- Vai trò của tâm lý trong điều trị.
- Vai trò của tâm lý trong phòng bệnh và bảo vệ sức khỏe.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu tâm lý thầy thuốc và nhân viên y tế
- Nghiên cứu những phẩm chất, nhân cách của thầy thuốc và nhân viên y
tế.
- Y đức học và phẩm chất đạo đức thầy thuốc và nhân viên y tế.
- Hoạt động giao tiếp của thầy thuốc và nhân viên y tế.
4.3 Một số nhiệm vụ chung của tâm lý y học: Nghiên cứu:
- Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý học lâm sàng.
- Các trắc nghiệm tâm lý y học.
- Những vấn đề tâm lý học trong giám định lao động, quân sự, pháp y.
4.4 Nội dung nghiên cứu của tâm lý y học
Các nội dung cơ bản gồm:
7
- Những quy luật cơ bản về tâm lý người bệnh, tâm lý thầy thuốc và nhân
viên y tế, tâm lý giao tiếp, không khí tâm lý trong các cơ sở điều trị.
- Học thuyết về tác động tương hỗ giữa tâm lý và thực thể.
- Tác động tâm lý của các yếu tố môi trường tự nhiên, xã hội...đối với
bệnh.
- Y đức và phẩm chất đạo đức của thầy thuốc và nhân viên y tế.
- Nguyên tắc, phương pháp nghiên cứu tâm lý trong lâm sàng.
- Một số vấn đề tâm lý học trong giám định sức khỏe, lao động, quân sự.
5. CẤU TRÚC TÂM LÝ Y HỌC
Tâm lý y học gồm các phần chính sau:
5.1 Đại cương tâm lý học y học.
5.2 Một số nét cơ bản về tâm lý con người.
5.3 Tâm lý học người bệnh.
- Tâm lý học bệnh sinh.
- Tâm lý học môi trường người bệnh.
5.4 Tâm lý học thầy thuốc, luân lý và đạo đức y học.
5.5 Hoạt động giao tiếp của nhân viên y tế.
5.6 Tâm lý liệu pháp, liệu pháp phục hồi sức khỏe.
5.7 Stress và vệ sinh tâm lý.
5.8 Một số vấn đề về tâm lý học thần khinh và tâm lý bệnh học.
5.9 Tâm lý học chẩn đoán và một số trắc nghiệm tâm lý trong lâm sàng.
6.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÂM LÝ Y HỌC
Phương pháp nghiên cứu của tâm lý y học là các phương pháp nghiên cứu tâm
lý học nói chung ( bao gồm phương pháp quan sát, trò chuyện, trắc nghiệm, thực
nghiệm, phân tích sản phẩm) và tâm lý học y học nói riêng (khám lâm sàng tâm
lý).
Phương pháp nghiên cứu đặc biệt là tâm lý học lâm sàng được dùng để nghiên
cứu tâm lý người bệnh, gồm 3 phần như sau:
6.1 Phần mở đầu cuộc khám
8