Thư viện tri thức trực tuyến
Kho tài liệu với 50,000+ tài liệu học thuật
© 2023 Siêu thị PDF - Kho tài liệu học thuật hàng đầu Việt Nam

Bài Giảng Phương Pháp Nghiên Cứu Kinh Tế
Nội dung xem thử
Mô tả chi tiết
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017
TS. NGUYỄN VĂN HỢP
TS. NGUYỄN TIẾN THAO
PH¦¥NG PH¸P
NGHI£N CøU KINH TÕ
1
TS. NGUYỄN VĂN HỢP, TS. NGUYỄN TIẾN THAO
BÀI GIẢNG
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP - 2017
2
3
LỜI NÓI ĐẦU
Nghiên cứu là tìm kiếm kiến thức mới. Nghiên cứu khoa học là cách thức
con người tìm hiểu các hiện tượng khoa học một cách có hệ thống; là quá trình
áp dụng các ý tưởng, nguyên lý và phương pháp khoa học để tìm ra các kiến
thức mới nhằm giải thích hay dự báo các sự vật, hiện tượng trong thế giới khách
quan. Để thực hiện nghiên cứu một cách khoa học, người nghiên cứu không
những phải biết các quy trình nghiên cứu, phải nắm vững các triết lý, phương
pháp nghiên cứu và sử dụng các công cụ phân tích một cách thích hợp.
Môn học phương pháp nghiên cứu kinh tế là môn học bắt buộc đối với
sinh viên ngành Kinh tế và Kinh tế nông nghiệp. Môn học cung cấp cho sinh
viên những vấn đề cơ bản về nghiên cứu khoa học, phương pháp thu thập, xử lý
số liệu cũng như các nguyên tắc khi viết một báo cáo khoa học.
Hiện nay, có rất nhiều tác giả viết về phương pháp nghiên cứu, có những
tài liệu chỉ giới thiệu những vấn đề lý thuyết về phương pháp luận nghiên cứu
khoa học, một số tài liệu chỉ giới thiệu phương pháp phân tích dữ liệu. Cuốn bài
giảng phương pháp nghiên cứu kinh tế này là một tài liệu học tập phù hợp với
chương trình đào tạo cho sinh viên ngành Kinh tế và Kinh tế nông nghiệp, đồng
thời là tài liệu tham khảo tốt cho sinh viên các chuyên ngành khác.
Tuy đã hết sức cố gắng trong lựa chọn nội dung và phương pháp trình bày
tài liệu, nhưng trong quá trình biên soạn tài liệu này chắc chắn khó tránh hết
những sai sót, nhóm tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc,
của các đồng nghiệp nghiên cứu để tài liệu ngày càng được hoàn thiện hơn trong
những lần xuất bản sau. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về bộ môn Kinh tế, khoa
Kinh tế và Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Lâm nghiệp.
Nhóm tác giả
4
5
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KINH TẾ
1.1. Khoa học và nghiên cứu khoa học
1.1.1. Một số khái niệm về khoa học
Khoa học là hoạt động trí tuệ thực nghiệm bao gồm một sự nghiên cứu có
hệ thống cấu trúc và hành vi của thế giới vật chất và thế giới tự nhiên thông qua
quan sát và thí nghiệm (Từ điển Oxford).
Theo luật Khoa học và công nghệ (2013): Khoa học là hệ thống tri thức
về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội
và tư duy. Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát
triển trên cơ sở thực tiễn xã hội và được phân chia thành: tri thức kinh nghiệm
và tri thức khoa học.
- Tri thức kinh nghiệm: Là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động
sinh hoạt hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa
con người với giới tự nhiên. Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật,
hiện tượng, về cách quản lý tự nhiên và hình thành mối quan hệ giữa con người
trong xã hội. Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi vào bản chất, chưa
thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và
con người.
-Tri thức khoa học: Là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống
nhờ hoạt động này có mục tiêu xác định và sử dụng phương pháp khoa học. Tri
thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và
qua các sự kiện xảy ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên.
- Ý tưởng khoa học:Là một phán đoán mang tính trực cảm về bản chất của
sự vật hoặc hiện tượng, nhưng chưa có luận cứ, hoặc chưa có luận cứ chắc chắn,
hoặc chưa đủ luận cứ chắc chắn để chứng minh bản chất ấy. Một ý tưởng khoa
học được chứng minh sẽ tạo dựng được một điểm lý thuyết khoa học, là một
đóng góp vào sự phát triển lý thuyết khoa học và có cơ may tạo dựng được một
trường phái lý thuyết khoa học mới.
- Phương hướng khoa học:Là một tập hợp những nội dung nghiên cứu xuất
phát từ những ý tưởng khoa học thuộc một hoặc một số lĩnh vực khoa học, được
định hướng theo một hoặc một số mục tiêu về lý thuyết hoặc phương pháp luận.
6
- Trường phái khoa học (scientific school):Là một phương hướng khoa
học đặc biệt, được phát triển theo một cách nhìn mới đối với đối tượng nghiên
cứu. Cách nhìn mới có thể liên quan đến cơ sở lý thuyết, cũng có thể liên quan
đến cơ sở phương pháp luận, cũng có thể liên quan đến cả hai. Trường phái luôn
là tiền đề cho sự hình thành một phương hướng mới về lý thuyết hoặc phương
pháp luận khoa học.
- Lý thuyết khoa học (theory): Là hệ thống luận điểm về mối liên hệ giữa
các sự vật hoặc hiện tượng. Lý thuyết khoa học được hình thành nhờ các quan sát
hoặc thực nghiệm được tiến hành trong hoạt động nghiên cứu khoa học; cũng có
thể hình thành nhờ tìm được mối liên hệ giữa các lý thuyết đã có sẵn trước đó.
- Bộ môn khoa học (discipline):Là hệ thống lý thuyết hoàn chỉnh về một
đối tượng nghiên cứu. Ví dụ: Toán học, Vật lý học, Sử học, Địa lý học... Đặc
điểm quan trọng nhất của một bộ môn khoa học là sự hình thành một khung mẫu
lý thuyết (paradigm) xác định.
1.1.2. Khái niệm nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là cách thức con người tìm hiểu các hiện tượng khoa
học một cách có hệ thống và quá trình áp dụng các ý tưởng, nguyên lý để tìm ra
các kiến thức mới nhằm giải thích các sự vật, hiện tượng.
Nghiên cứu khoa học dựa vào việc ứng dụng các phương pháp khoa học
để phát hiện ra những cái mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội,
và để sáng tạo phương pháp và phương tiện kỹ thuật mới cao hơn.
Nghiên cứu khoa học là tìm hiểu, xem xét, điều tra, hoặc thử nghiệm, dựa
trên những số liệu, tài liệu, kiến thức đạt được từ thực nghiệm để phát hiện ra cái
mới về bản chất sự vật, về thế giới tự nhiên và xã hội.
Nghiên cứu khoa học là quá trình quan sát hiện tượng nhằm phát triển tri
thức mới. Trong định nghĩa này có một số vấn đề cần chú ý sau:
(i) Mục tiêu của nghiên cứu khoa học là phát triển tri thức mới. Tri thức
chính là hiểu biết của con người về các quy luật của cuộc sống. Như vậy, mục
tiêu của nghiên cứu khoa học là phát hiện hoặc kiểm định các quy luật của
cuộc sống;
(ii) Quá trình quan sát hiện tượng chính là quá trình thực hiện công việc
nghiên cứu trong đó quy luật mới được xây dựng và kiểm chứng dựa trên thực
tế. Đây là quá trình thu thập, phân tích dữ liệu nhằm phát hiện hoặc kiểm định
những mối quan hệ có tính quy luật giữa các sự vật, hiện tượng.
1.1.3. Cách tiếp cận nghi
1.1.3.1. Theo quy trình t
Dựa theo quy trình t
suy diễn và quy nạp.
Cách tiếp cận suy di
khoa học có sẵn để hình thành các gi
các giả thuyết đưa ra.
Quy trình tiếp cậ
Cách tiếp cận quy n
tượng khoa học để hình thành các
Quy trình tiếp cậ
Sự khác nhau giữ
- Quy nạp thường đư
suy diễn lại bắt đầu với t
- Lập luận dựa trên quy lu
các quan sát có xu hướng đư
Giả thuyết: Là đ
nhiều biến.
7
ếp cận nghiên cứu
1.1.3.1. Theo quy trình tư duy khoa học
a theo quy trình tư duy khoa học, có hai cách tiếp c
n suy diễn: Là quá trình suy luận bắt đầ
hình thành các giả thuyết, sử dụng các quan sát đ
ận suy diễn:
n quy nạp: Là quá trình suy luận bắt đầu từ
hình thành các mô hình giải thích các hiện tư
ận quy nạp:
ữa cách tiếp cận quy nạp và suy diễn:
ng được mô tả như là di chuyển từ cụ
i tổng quát và kết thúc bằng cụ thể;
a trên quy luật, lý thuyết thường được dùng cho suy di
ng được sử dụng cho quy nạp.
à đề xuất có thể kiểm chứng về mối quan h
p cận nghiên cứu là:
ầu từ các lý thuyết
ng các quan sát để kiểm định
ừ quan sát các hiện
n tượng khoa học.
thể đến tổng quát -
c dùng cho suy diễn -
i quan hệ giữa 2 hoặc